🌺9 LOẠI THỰC PHẨM NÊN TRÁNH KHI CHOLESTEROL CAO
(Báo Sức khoẻ $ Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế)
SKĐS - Không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng biết được cách ăn tốt nhất hay sản phẩm nào cần hạn chế khi có mức Cholesterol cao. Dưới đây là 9 loại thực phẩm cần tránh trong trường hợp này.
Cholesterol là một loại chất béo cần thiết cho cơ thể. Trên thực tế, nó tham gia vào quá trình sản xuất nhiều thành phần như màng tế bào, muối mật (tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa), thậm chí quá trình tổng hợp hormon.
Chất béo này được cơ thể sản xuất và vận chuyển trong máu, và cũng được cung cấp bởi thực phẩm. Cholesterol được phân biệt thành hai loại: LDL-Cholesterol hay còn gọi là Cholesterol "xấu" (cơ thể thu hồi lượng chất béo dư thừa này, đưa đến gan để loại bỏ nó) và HDL-Cholesterol (còn gọi là Cholesterol "tốt"). Bảng xét nghiệm chất béo cho phép đo mức độ của Cholesterol trong máu, cùng với chất béo trung tính - Triglycerid.
🥰1. Nguy cơ khi Cholesterol cao
Mức độ cao trong máu của loại chất béo này có thể dẫn đến các bệnh lý khác nhau như:
- Xơ vữa động mạch: Tổn thương do chất béo dư thừa tích tụ trong lớp lót bên trong của thành động mạch;
- Đột quỵ do thiếu máu cục bộ (liên quan đến thiếu máu do động mạch bị tắc nghẽn).
Xơ vữa động mạch hiện là bệnh tim mạch phổ biến nhất trên thế giới. Nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Sự tích tụ cholesterol có thể thu hẹp thành mạch máu. Mạch máu cũng có thể bị nứt và hình thành cục máu đông. Tùy thuộc vào vị trí của nó, điều này có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, thậm chí làm mất oxy của một số cơ quan nhất định.
🥰2. Nguyên nhân gia tăng nồng độ Cholesterol
Đôi khi rất khó để xác định chính xác nguồn gốc của sự gia tăng nồng độ Cholesterol trong máu. Có thể do sự kết hợp của nhiều yếu tố, kết hợp di truyền với lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không cân bằng, thậm chí là thừa cân. Mang thai cũng là một giai đoạn của cuộc đời khi nguy cơ phát triển Cholesterol tăng cao.
Cuối cùng, một số bệnh nhất định (đái tháo đường, béo phì, suy giáp, nghiện rượu, bệnh thận hoặc gan…), cũng như một số loại thuốc (Corticoids, Cyclosporin, đặc biệt là Estrogen qua đường uống) cũng có thể thúc đẩy sự gia tăng này.
🥰3. Ngăn ngừa các rủi ro liên quan đến lượng Cholesterol quá cao
+ Có thể áp dụng các biện pháp ăn kiêng nhằm giảm mức Cholesterol xấu trong máu;
+ Hạn chế các sản phẩm giàu chất béo bão hòa, chủ yếu từ mỡ động vật (ngoại trừ cá), chẳng hạn như bơ, thịt nguội hoặc pho mát. Chất béo cũng có trong một số loại dầu thực vật như dầu cọ;
+ Ưu tiên các nguồn chất béo không bão hòa như omega-3 và omega-6, có trong cá béo và một số loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu óc chó, dầu hạt nho hoặc dầu hạt cải…
+ Việc tiêu thụ chất xơ (có trong các loại đậu, hạt và trái cây) được khuyến khích vì chúng có khả năng giữ lại chất béo xấu.
+ Ngoài ra, nên luyện tập thể dục thể thao thường xuyên và hạn chế uống rượu bia, thuốc lá.
+ Những người thừa cân cũng sẽ được khuyến khích thay đổi hành vi ăn uống để giảm hàm lượng chất béo tổng thể.
+ Trong mọi trường hợp, bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hỗ trợ, chẩn đoán và được theo dõi cụ thể.
Để ngăn ngừa và hạn chế Cholesterol cao, dưới đây là 9 loại thực phẩm nên tránh (hoặc ít nhất là tiêu thụ hết sức điều độ) khi bạn có hàm lượng Cholesterol cao trong máu.
Tuy nhiên, trong số các loại này, bơ và thịt đỏ (ở một mức độ nhất định) được đưa vào thành phần của các bữa ăn cân bằng: Khi đó, cần phải thiết lập với bác sĩ của bạn về liều lượng giới hạn không được vượt quá.
3.1. Các loại thịt nguội
Nên tránh hoàn toàn các sản phẩm béo, chẳng hạn như thịt xông khói, chả lợn hoặc xúc xích... Chúng đều chứa nhiều chất béo bão hòa, Cholesterol và muối (có thể làm tăng huyết áp).
Thay vào đó, bạn nên ưu tiên các sản phẩm đã khử chất béo như giăm bông trắng không bì.
3.2. Bơ động vật
Tốt hơn hết là tránh chế biến các món có bơ động vật, thay vào đó là bơ thực vật có Phytosterol. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ nếu có thắc mắc về việc sử dụng bơ thực vật trong thời gian dài.
3.3. Lòng đỏ trứng
Mặc dù các mối liên hệ giữa việc hấp thụ lòng đỏ trứng và sự gia tăng Cholesterol khác nhau theo các nghiên cứu, nhưng chúng ta nên giảm lượng tiêu thụ bằng cách giảm một nửa số lượng trứng trong công thức nấu ăn và không ăn nhiều hơn 1 quả trứng mỗi ngày.
3.4. Dầu dừa
Dầu này rất giàu acid béo bão hòa. Bạn nên tiêu thụ nó một cách có chừng mực và ưu tiên dầu ô liu hàng ngày.
3.5. Rượu
Uống rượu làm tăng mức chất béo trung tính (Triglyceride) trong máu. Những Lipid này, có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch, nguy cơ tăng gấp 10 lần khi đồng thời mức Cholesterol cao.
3.6. Thịt đỏ
Không nên ăn quá 500g thịt đỏ mỗi tuần và ưu tiên tiêu thụ thịt trắng như thịt gia cầm, thỏ hoặc cá béo.
3.7. Nội tạng
Một số bộ phận như óc, gan, thận có hàm lượng Cholesterol rất cao. Do đó, mức tiêu thụ chúng phải duy trì ở mức đặc biệt.
3.8. Bánh ngọt
Những sản phẩm này thường giàu bơ và trứng. Để được thỏa mãn mà không làm tăng mức Cholesterol, hãy thay thế lòng đỏ trứng bằng lòng trắng, ưu tiên bột mì nguyên hạt hoặc bán nguyên hạt (giàu chất xơ hơn bột mì trắng), và thay thế bơ động vật bằng rau, bơ thực vật, táo hoặc chuối nghiền (cung cấp chất kết dính và mềm mại).
3.9. Các sản phẩm chiên
Dầu được sử dụng để nấu các loại thực phẩm này làm tăng đáng kể hàm lượng Cholesterol của thực phẩm sau khi nấu chín. Việc nấu nướng này nên được tránh tối đa có thể và tốt hơn nên hấp, luộc thực phẩm hoặc nấu trong lò nướng.
Quỳnh Hương
Theo Top Santé (Pháp) 2022
#mỡ_máu_cao #giảm_cân
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_lộc_khang_đường