🌺9 THỰC PHẨM NGƯỜI BỆNH GOUT NÊN ĐƯA VÀO THỰC ĐƠN HÀNG NGÀY
(Báo Sức khoả và Đời sống – Cơ quan ngôn luận cảu Bộ Y tế)
SKĐS - Bệnh gout (gút) là một dạng viêm khớp do nồng độ axit uric trong máu cao. Cơ thể tạo ra axit uric khi nó phá vỡ một hợp chất hữu cơ gọi là purine, được tìm thấy trong thực phẩm. Một chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của tình trạng này.
🥰Bắt đầu một chế độ ăn uống cân bằng tốt cho người bệnh gout vì không chỉ làm giảm nguy cơ bị tấn công mà còn có thể làm chậm quá trình tổn thương khớp liên quan đến bệnh.
1. Rau xanh tốt cho sức khỏe người bệnh gout
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), súp lơ xanh và rau chân vịt là những thực phẩm giàu chất xơ được khuyến khích dùng cho người bệnh gout bởi chúng có thể làm giảm hấp thu đạm từ đó giảm sự hình thành acid uric.
Các loại rau cải xanh, củ cải, bí… cũng nên tăng cường đưa vào thực đơn hàng ngày vì chúng chứa nhiều kiềm, có tác dụng trung hòa acid uric trong máu, làm chậm tiến triển của bệnh.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho rằng người bệnh gout nên tránh một số loại rau. Tuy nhiên, bằng chứng gần đây cho thấy rằng, việc tiêu thụ các loại rau giàu purin như măng tây, rau bina và súp lơ không ảnh hưởng đến nồng độ axit uric hoặc làm tăng nguy cơ bị bệnh gout tấn công.
Ngoài ra, ăn rau có thể giúp đạt được và duy trì cân nặng hợp lý, đồng thời cung cấp cho cơ thể các vitamin và khoáng chất quan trọng.
2. Sữa ít béo
Protein trong các sản phẩm từ sữa có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, việc chọn các sản phẩm ít chất béo như sữa tách béo hoặc sữa chua ít chất béo cũng sẽ giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh.
3. Đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và đậu lăng
Nguồn protein từ thực vật sẽ giúp duy trì chế độ ăn uống cân bằng đồng thời kiểm soát tình trạng bệnh. Trong chế độ ăn kiêng dành cho bệnh gout, nên giảm lượng thịt và hải sản ăn vào nhưng vẫn cần tiêu thụ khoảng 15-30% lượng calo từ protein để đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ thể.
Việc cung cấp protein thực vật từ các loại đậu, các sản phẩm từ đậu và dầu từ thực vật (chẳng hạn như ô liu, hướng dương và đậu nành) thậm chí có thể bảo vệ bạn khỏi các cuộc tấn công của bệnh gout.
🥰4. Trái cây có múi
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hấp thụ 500mg vitamin C hàng ngày có thể là một cách hiệu quả để giảm tần suất bùng phát bệnh gout. Vitamin C giúp cơ thể loại bỏ axit uric và trái cây họ cam quýt là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu này. Cố gắng chọn các loại trái cây có hàm lượng đường fructose thấp hơn như bưởi, cam hoặc dứa, vì loại đường tự nhiên này có thể làm tăng nồng độ axit uric.
Một số người bị bệnh gout muốn bổ sung vitamin C. Tuy nhiên, không nên tự ý dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng để bổ sung mà cần có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ chỉ ra có cần bổ sung hay không, liệu nó có phù hợp với chế độ ăn uống và kế hoạch dùng thuốc của người bệnh hay không.
5. Quả anh đào
Tiêu thụ anh đào làm giảm nồng độ axit uric trong huyết thanh và có thể hỗ trợ làm giảm nguy cơ bùng phát ở bệnh nhân gout.
Quả anh đào và một số sản phẩm từ quả anh đào (chẳng hạn như nước ép anh đào chua) cũng chứa hàm lượng cao anthocyanins, một chất flavonoid có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa rất hữu ích trong việc kiểm soát cơn đau và chứng viêm liên quan đến các cơn gout cấp.
6. Thịt trắng
Nguồn thịt trắng bao gồm thịt gà, cá... là những thực phẩm có hàm lượng protein cao nhưng lại chứa rất ít purin. Bên cạnh đó, thịt trắng còn có tác dụng chống lại quá trình kết tủa của axit uric. Vì vậy, các loại thịt này tốt cho sức khỏe và kiểm soát hiệu quả bệnh gout. Người bệnh nên ăn khoảng 110-170g thịt trắng mỗi ngày.
Nói như vậy không có nghĩa là người bệnh gout phải kiêng hoàn toàn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu… Mỗi tuần người bệnh gout có thể ăn 2 bữa thịt đỏ và mỗi lần không quá 100g.
🥰7. Trứng
Trứng là thực phẩm giàu protein và chứa hầu hết các loại vitamin B thiết yếu như choline, biotin và axit folic. Một quả trứng chứa khoảng 100mg choline, đây là chất giữ màng tế bào ổn định, đóng vai trò trong dẫn truyền thần kinh và giúp giảm tình trạng viêm khớp do gout gây ra. Lượng omega - 3 dồi dào trong trứng có tác dụng giảm đau và viêm khớp, cứng khớp ở người bệnh Gout.
8. Dầu ôliu, dầu thực vật
Dầu ôliu chứa chất béo tốt giúp hỗ trợ giảm đau, chống viêm.
Các loại dầu thực vật, dầu oliu, dầu gấc… chứa chất béo tốt, có tác dụng hỗ trợ chống viêm khớp, giảm axit uric, giảm sưng đau. Vì thế, người bị bệnh gout nên ăn dầu thực vật, hạn chế tối đa việc sử dụng mỡ động vật.
Sử dụng các loại dầu như dầu ô liu hoặc dầu hướng dương là những loại dầu chứa chất béo tốt, có tác dụng hỗ trợ giảm viêm khớp và kiểm soát nồng độ axit uric tốt hơn.
🥰9. Uống đủ nước
Người bệnh gout nên uống 2 - 2,5 lít mỗi ngày tùy thuộc vào cân nặng, giới tính, tuổi tác… Nên ưu tiên sử dụng nước lọc hoặc nước ép trái anh đào để giảm lượng acid uric trong máu. Hạn chế hoặc tránh tiêu thụ nước ngọt có ga và đồ uống có đường khác, trái cây đóng hộp hoặc nước ép trái cây có đường.
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát lượng acid uric, tuy nhiên người bệnh vẫn cần uống thuốc đều đặc và theo đúng chỉ định để ngăn chặn các cơn gout cấp. Đi khám định kỳ để tìm ra cách điều trị tốt nhất cho từng người bệnh.
#bệnh_xương_khớp
#bệnh_gout #bệnh_gút
#đau_khớp #viêm_khớp
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_lộc_khang_đường
NHÀ THUỐC AN KHANG ĐƯỜNG
Địa chỉ: 15/458 Nguyễn Văn Linh, Lê Chân, Hải Phòng
Điện thoại: 0915.329.743
Website: phuongthuoccotruyen.com