🌺CẢM MẠO VÀ CÚM
Bệnh Nội khoa Y học cổ truyền – Cảm sốt
Cảm mạo xuất hiện bốn mùa, hay gặp nhất về mùa đông. Thường phát sinh những khi thời tiết thay đổi (đột nhiên lạnh, nóng, gió), sau khi lao động ra nhiều mồ hôi hoặc chính khí hư. Cúm hay gây thành dịch. Phong hàn gây ra cảm mạo, phong nhiệt gây ra cúm.
Nguyên nhân do phong hàn hay phong nhiệt xâm phạm vào bì phu, Phế, làm mất công năng tuyên giáng cảu Phế, kèm theo vệ khí bị trở ngại, phát sinh ra các chứng: sợ gió, sợ lạnh, ho, nhức đầu, ngạt mũi, đau mình mẩy, mạch phù khẩn (phong hàn)…hoặc sốt, sợ gió, không sợ lạnh…mạch phù sác (phong nhiệt).
🥰1/ CẢM MẠO PHONG HÀN
Triệu chứng: Sốt ít, sợ gió, sợ lạnh, nhức đầu, không có mồ hôi, hắt hơi, ngạt mũi, ho, chẩy nước mũi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn.
Phương pháp chữa: Khu phong tán hàn.
Bài thuốc 1:
Lá tía tô 12g, Kinh giới 12g, Bạch chỉ 8g, Hành 6g.
Sắc uống ngày một thang.
Bài thuốc 2: Nấu nước xông
- Loại lá có tinh dầu, sát trùng đường hô hấp:Lá chanh, Bưởi, Tía tô, Kinh giới, Bạc hà, Sả…(mỗi thứ một nắm);
- Loại lá có tác dụng hạ sốt: Tre, Duối…mỗi thứ một nắm);
- Loại có tác dụng kháng sinh: Hành, Tỏi (vài nhánh).
Tổng cộng khoảng 200-300g
Cách nấu:
Rửa sạch, cho các dược liệu có tính hạ sốt và có tính kháng sinh đun sôi. Cho tiếp các lá có tinh dầu, đậy kín, đun sôi, ngừng đun (không để bay mất tinh dầu).
Cách xông:
Bộc lộ toàn thân. Trùm kín người cùng nồi nước xông. Mở dần nắp nồi (để phòng bỏng) thời gian 10 đến 20 phút.
Lưu ý: Chỉ xông cho người sức khoẻ tốt, bị cảm mạo không có mồ hôi, đau mình mẩy .
Cơ chế tác dụng:
Nhiệt hơi xông làm dãn mạch ngoại biên, mở lỗ chân lông, làm giảm sốt, tăng cường chuyển hoá làm người dễ chịu, đỡ đau nhức mình mẩy và ăn uống tốt hơn.
Tinh dầu giúp sát trùng toàn thân và đường hô hấp trên.
Dùng khăn khô lau người và mặc và đắp ấm, nằm ở phòng kín gió.
Uống bát nước lá xông hoặc cháo hành bồi phụ lại tân dịch đã mất.
Bài thuốc 3: Cháo giải cảm
Hành tăm cả rễ rửa sạch (hoặc hành củ) 20g, gừng tươi rửa sạch 10g, gạo nếp 50g.
Nấu cháo gạo nếp chin nhừ thành cháo loãng, cho hành, gừng vào bát, quấy đều, ăn nóng, sau đắp chăn cho ra mồ hôi. Sau 5-10 phút, bỏ chăn, lấy khăn lau mồ hôi, tránh gió.
Châm cứu: Châm các huyệt: Phong trì, Phong môn, Hợp cốc.
🥰Nếu nhức đầu: Thái dương, Toản trúc, Dương bạch, Bách hội, Xuất cốc.
Nếu có ho: Thái uyên, Liệt khuyết
Nếu ngạt mũi: Nghinh hương.
Đánh gió: Tóc rối, gừng giã nát hoà với rượu xát dọc 2 bên sống lưng cho nóng đỏ lên.
Chú ý: Cảm mạo kèm thấp: đau người, đau mình mẩy, nhức các khớp xương.
Pháp điều trị: Phát tán phong thấp.
Bài thuốc: Cửu vị khương hoạt thang
Khương hoạt 6g, Phòng phong 6g, Thương truật 6g, Tế tân 2g, Xuyên khung 8g, Bạch chỉ 8g, Sinh địa 8g, Hoàng cầm 8g, Cam thảo 8g. (Theo giáo trình, Tế tân 6g, tuy nhiên vị này liều cao không tốt, tôi giảm liều còn 2g)
Sắc uống ngày một thang.
Châm cứu: Châm các huyệt: Thương khâu, Túc tam lý, A thị huyệt.
#sốt #sợ_gió #sợ_lạnh
#ho #ngạt_mũi #chẩy_nước_mũi
#hắt_hơi #nhức_đầu
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_lộc_khang_đường
NHÀ THUỐC AN KHANG ĐƯỜNG
Địa chỉ: 15/458 Nguyễn Văn Linh, Lê Chân, Hải Phòng
Điện thoại: 0915.329.743
Website: phuongthuoccotruyen.com