Đau đầu ở trẻ em

16:08:53 29/12/2023 Lượt xem 94 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

🍓ĐAU ĐẦU Ở TRẺ EM
(Bệnh viện Nhi trung ương)

Ba triệu chứng đau tái phát thường gặp nhất mà bác sĩ nhi khoa hay gặp là đau bụng, đau ngực và đau đầu. Đau đầu dữ dội, đột ngột có thể gợi ý một vấn đề nghiêm trọng ở đầu hoặc hệ thần kinh trung ương và yêu cầu đánh giá nhanh chóng. Ngoài ra, đau đầu cũng có thể là triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tâm lý khác.

🤣Nguyên nhân gây đau đầu

1. Bệnh nhiễm trùng

Các bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng tai và xoang là một số nguyên nhân gây đau đầu thường gặp nhất ở trẻ em.
Nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng não hoặc viêm não, cũng có thể gây đau đầu, nhưng thường đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt, gáy cứng, nôn và rối loạn tri giác.

2. Chấn thương đầu

Các vết sưng và bầm tím có thể gây đau đầu. Nếu con bạn ngã mạnh và bị va đập vùng đầu hoặc bị đánh mạnh vào đầu hãy cho con đi khám tại trung tâm y tế. Ngoài ra, liên hệ với bác sĩ nếu cơn đau đầu của con bạn trở nên tồi tệ hơn sau khi bị chấn thương đầu.

3. Yếu tố cảm xúc

Trẻ có thể bị căng thẳng và lo lắng khi gặp phải một số vấn đề với bạn bè, giáo viên hoặc phụ huynh. Sự căng thẳng có thể đóng một vai trò trong chứng đau đầu của trẻ em.
Trẻ bị trầm cảm có thể phàn nàn về những cơn đau đầu, đặc biệt nếu chúng gặp khó khăn khi nhận ra cảm giác buồn bã và cô đơn.
Khuynh hướng di truyền. Nhức đầu, đặc biệt là chứng đau nửa đầu, có xu hướng di truyền trong các gia đình.

4. Một số thực phẩm và đồ uống

Nitrat là một chất bảo quản thực phẩm được tìm thấy trong các loại thịt được chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích có thể gây ra đau đầu. Ngoài ra, quá nhiều caffeine, một chất có trong soda, sôcôla, cà phê và trà có thể gây đau đầu.

5. Vấn đề trong não

Hiếm gặp, một khối u não hoặc áp xe hoặc chảy máu trong não có thể chèn ép vào các khu vực của não, gây ra đau đầu mãn tính, tồi tệ hơn. Thông thường trong những trường hợp này, đau đầu thường kèm theo các triệu chứng khác như các vấn đề về thị giác, chóng mặt và thiếu phối hợp thậm chí là những cơn co giật.
Chẩn đoán đau đầu
Cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được:
• Khám sức khỏe và hỏi bệnh sử toàn diện
• Nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng nghiêm trọng có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ sọ não, chọc dò tủy sống hay các xét nghiệm khác để kiểm tra.
Đau nửa đầu
Một số trẻ em bị đau đầu tái phát gọi là đau nửa đầu, có thể bắt đầu từ thời thơ ấu. Không giống như đau đầu do căng thẳng, các cơn đau đầu thường kèm theo các triệu chứng khác.
• Trẻ em có thể có linh cảm rằng cơn đau đầu sẽ xảy ra.
• Thông thường, cơn đau đầu xảy ra cùng với buồn nôn, ói mửa hoặc rối loạn thị giác.
• Cơn đau đầu thường là cảm giác nhói hoặc như thể bị đâm và có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên đầu.
• Cũng có thể có những cảm giác khó chịu khác trong đầu, bao gồm rát, ngứa ran, đau nhức, hoặc đau tức.
• Đứa trẻ có thể thích phòng tối hơn.
• Chứng đau nửa đầu có xu hướng lan truyền trong gia đình.
Đau nửa đầu là bệnh lý đau đầu do rối loạn vận mạch. Đau nửa đầu thường kéo dài vài giờ hoặc thậm chí qua đêm.

🤣Cách xử trí khi trẻ đau đầu

• Đau đầu đáp ứng tốt nhất khi điều trị sớm.
• Khi con bị đau đầu, kiểm tra nhiệt độ cho bé.
• Nếu con bạn bị đau đầu do căng thẳng, hãy khuyến khích trẻ nằm xuống và thư giãn, với đầu hơi cao. Giảm những căng thẳng trong học tập cho con.
• Bồn tắm nước nóng hoặc vòi sen có thể giúp làm dịu cơn đau.
• Có thể đắp khăn ấm hoặc lạnh lên trán và hoặc cổ.
• Đối với trẻ bị đau nửa đầu, điều cần thiết là giảm thiểu sự kích thích cảm giác như: Tắt đèn trong phòng, đóng rèm cửa, yêu cầu các thành viên trong gia đình không làm ồn. CHƯỜM LẠNH có thể có ích nhưng không áp dụng chườm nóng vì có thể khiến cơn đau trở nên nặng hơn.
• Khuyến khích trẻ ngủ đủ giấc, tập thể dục và có một chế độ ăn khỏe mạnh, có thể xen kẽ các bữa ăn nhẹ.
• Dùng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ: acetaminophen hoặc ibuprofen.
• Bác sĩ nhi khoa có thể yêu cầu trẻ ghi lại “nhật ký đau đầu” để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau đầu, bao gồm các thông tin sau:
• Đau đầu xảy ra khi nào?
• Kéo dài bao lâu?
• Con đang làm gì thì bị đau đầu?
• Đồ ăn của con ngày hôm đó là gì?
• Đêm hôm trước con ngủ được bao lâu?
• Điều gì khiến con thấy cơn đau giảm đi hay trầm trọng hơn?

🤣Khi nào cần đưa con gặp bác sĩ?

• Đau cả đầu/ đau nửa đầu đột ngột dữ dội
• Đau đầu đột ngột sau đó là các triệu chứng như: nôn, buồn nôn, méo miệng,…
• Đau đầu kèm theo sốt cao
• Đau đầu kèm theo khó di chuyển bàn chân bàn tay
• Đau đầu sau chấn thương vùng đầu
• Thường xuyên đau đầu

ThS.ĐD Nguyễn Thị Hương – Trung tâm Thần kinh
Bệnh viện Nhi Trung ương

#đau_đầu
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_lộc_khang_đường

https: phuongthuoccotruyen.com

0915.329.743
messenger icon zalo icon