Đau dây thần kinh toạ - Y học hiện đại

21:56:09 15/06/2023 Lượt xem 58 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

🌺ĐAU DÂY THẦN KINH HÔNG TO (THẦN KINH TOẠ)
Bệnh học nội khoa Y học hiện đại – Hệ Thần kinh

I/ ĐẠI CƯƠNG
Dây thần kinh hông to và dài nhất trong cơ thể. Nó được cấu tạo bởi nhiều rễ thần kinh xuất phát từ uỷ thần kinh của cơ thể. Hai rễ chính là thắt lưng V và cùng I. Các rễ này từ tuỷ chui qua các lỗ liên kết, ngang sau các đĩa liên đốt ra ngoài, tạo thành dây thần kinh hông.
Thần kinh hông từ chậu hông đi qua khớp xương cùng chậu, qua lỗ khuyết hông của xương chậu để vào mông, xuống đùi, xuống khoeo chân và chia làm hai nhánh:
- Nhánh trước ngoài đi dọc cẳng chân xuống đến mắt cá, chia ra nhiều nhánh chi phối mu chân, ngón cái và hai ngón liền với ngón cái;
- Nhánh sau trong: đi sau cẳng chân xuống gót chân, rồi toả ra chi phối gan bàn chân và cho hai ngón út.
Trường hợp đặc biệt, dây thần kinh toạ chia ngay ở đùi, có khi ngay ở mông.
Vì vậy, tất cả những nguyên nhân gây tổn thương đến các rễ thần kinh hoặc chấn thương ở các đốt sống lưng IV, V và cùng I đều ảnh hưởng đến thần kinh hông.

🥰II/ NGUYÊN NHÂN

1. Do đĩa đệm
Lồi đĩa đệm hay thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân chủ yếu (hơn 80% trường hợp), thường xẩy ra sau một động tác mạnh quá sức, không đúng tư thế hoặc do ngã chấn thương vùng lưng.

2. Do cột sống
Thoái hoá, cùng hoá, gai đôi hoặc do biến dạng bẩm sinh của cột sống.

3. Do viêm nhiễm
Viêm các khớp sống hông do thấp khớp, viêm cột sống do vi khuẩn, viêm cột sống dình khớp, các bệnh nhiễm khuẩn sinh dục, tiết niệu.

4. Các nguyên nhân khác:
Khối u vùng chậu hông…, trời lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi.

🥰III. TRIỆU CHỨNG

1. Triệu chứng chức năng
- Đau: là dấu hiệu quan trọng nhất thường xuất hiện sau một gắng sức, qua mức đột ngột, đau nhói ở một bên thắt lưng, sau lan dần xuống mông, mặt sau đùi, khoeo chân, bắp chân, bàn chân và ngón chân. Mức độ đau có thể:
+ Dữ dội, liên tục, đau rất nhiều làm bệnh nhân không đi đứng được, phải hơi co chân lại cho đỡ đau;
+ Có khi đau ít, tiến triển tù từ, nằm yên thì đỡ đau. Khi vận động, lúc ho, hắt hơi thì đau tăng;
+ Rối loạn cảm giác; Có vùng chi bị giảm hoặc mất cảm giác rõ rệt hoặc có cảm giác tê bì kiến bò, đôi khi cảm giác tăng như bị rát bỏng ở bàn chân, cẳng chân.

2. Triệu chứng thực thể
- Các điểm đau Va lếch (Valleix): Ấn trực tiếp vào các điểm nằm trên đường đi của dây thần kinh hông ta sẽ gây đau tăng. Đặc biệt khi ấn vào cạnh đốt sống thắt lưng V, là nơi xuất phát của rễ thần kinh bị tổn thương, sẽ gây đau lan khắp dây thần kinh (nghiệm pháp bấm chuông dương tính).
- Nghiệm pháp La xe gơ (Lassegue) dương tính: Để bệnh nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, cầm chân bệnh nhân cho chân thẳng góc với thân, đến một mức độ nào đó, bệnh nhân sẽ kêu đau phải co chân lại.
- Dấu hiệu Nê ri (neri) dương tính: bệnh nhân ngồi, hai chân duỗi thẳng trên giường, đầu cúi về phí trước, đưa tay chạm ngón chân cái, nếu dây thần kinh bị căng đau, chân gập lại. Hoặc bệnh nhân đứng thẳng, giữ thẳng hai gối, từ từ cúi xuống để hai tay chạm đất, thấy xuất hiện đau dọc dây thần kinh hông to, chân đau co lại.
- Rối loạn vận động: Nếu tổn thương kéo dài, chi dưới co duỗi kém, bệnh nhân đi khập khiễng, nhấn chân lành, kéo lê chân bệnh, cử động của bàn chân và ngón cái giảm, cột sống bị vẹo hướng về bên lành.
Tổn thương ở rễ thắt lưng V: Bệnh nhân đi bằng ngón thì dễ, bàn chân không dạng ra được.
Tổn thương ở rễ cừng I: Bệnh nhân đi bằng gót thì dễ, bằng ngón thì khó. Bàn chân không khép vào được
- Rối loạn phản xạ và dinh dưỡng:
Tổn thương ở rễ thắt lưng V: Phản xạ gân xương bình thường, teo cơ khu trước ngoài cẳng chân.
Tổn thương ở rễ cùng I: Phản xạ gân xương giảm hoặc mất phản xạ gót chân, teo cơ bắp chân.
3. Triệu chứng cận lâm sàng
Chụp cột sống thông thường hoặc có cản quang, cắt lớp để phát hiện các tổn thương hoặc dị tật của cột sống (viêm, u, chấn thương, dị tật).
I
🥰V. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định dựa vào lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Đau dọc theo đường đi của thần kinh toạ;
+ Rối loạn cảm giác tại vùng thần kinh toạ chi phối;
+ Dấu hiệu La se gơ, Vallex… chi phối;
+ Hội chứng chèn ép rễ.
- Chẩn đoán hình ảnh: Hình ảnh thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống….

2. Chẩn đoán phân biệt

2.1 Đau các dây thần kinh của chi dưới
a. Thần kinh đùi: Đáu ở vùng trước đùi và giảm hay mất phản xạ gân gối.
b. Thần kinh bịt: Đau ở mặt trong đùi.

2.2 Đau khớp

a. Khớp cùng chậu: Có thể đau lan xuống dưới, nhưng khi đè hai mào chậu xuống thì đau, chụp khung chậu thấy khớp cùng chậu bên tổn thương mờ,

b. Khớp háng: Cử động khớp bị giới hạn, vận động đau ngay cả khi co chân. Phân biệt bằng nghiệm pháp Patrick. Nếu khi làm nghiệm pháp Pa trick bệnh nhân kêu đau là tổn thương khớp háng.

2.3 Viêm cơ đáy chậu
Đau xuống mặt sau trong đùi, chân bên tổn thương luôn co lại và xu hướng xoay vào trong. Duỗi chân ra là đau. Chụp phim bụng không chuẩn bị thấy mờ bờ cơ đáy chậu bên đau. Siêu âm bụng khi súc ruột kỹ thì có thể phát hiện mờ bờ ngoài cơ đáy chậu.

🥰V. TIẾN TRIỂN
Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh và kết quả điều trị. Trường hợp do thoát vị đĩa đệm, nếu được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, thì sau 1,3 tuần có thể đi lại như thường. Các trường hợp bệnh kéo dài, đau âm ỉ, khỏi rồi lại tái phát khi làm việc nặng, đưa đến teo cơ, hạn chế vận động.

🥰VI. ĐIỀU TRỊ
Phải kết hợp điều trị nguyên nhân và triệu chứng, nếu cần phải phẫu thuật.

1. Điều trị nội khoa

1.1 Giai đoạn cấp
Nằm ngửa bất động trên giường cứng, tránh di chuyển, vận động cột sống trong 3-5 ngày
- Dùng các thuốc giảm đau: Dùng một trong các thuốc sau:
+ Aspirin 0,5g uống 1-2g chia nhiều lần, uống lúc no;
+ Paracetamol 1-2g/ngày;
+ Diclofenac (Voltaren) 50mg*2 viên/ ngày, chia 2 lần;
+ Indometacin 25mg*4-6 viên/ ngày, chia 2-3 lần.
- Thuốc giãn cơ: dùng một trong các thuốc sau:
+ Diazepam (Valium, Sduxen) 5mg*1-3 viên/ ngày;
+ Mydocalm 50mg*2-4 viên/ ngày.
- Tiêm ngoài màng cứng phối hợp các thuốc:
+ Novocain 1%* 10ml;
+ Viatmin B12 500-1000 microgam
- Tiêm cách nhật, đến lúc đỡ đau hoặc:
+ Hydrocotison 1ml dịch treo 25mg;
+ Novocain 1%, 1ml
Tiêm 1 tuần 2-3 lần. Tổng đợt 8-10 lần.

1.2 Giai đoạn mạn hoặc bán cấp:
- Kết hợp các phương pháp vật lý: Chườm nóng, xoa bóp, ấn huyệt, châm cứu, điện hông ngoại, song ngắn;
- Chế độ sinh hoạt, lao động thích hợp, thư giãn cột sống.

2. Điều trị ngoại khoa:
Trường hợp thoát vị đĩa đệm đã điều trị nội khoa không đỡ cần phẩu thuật.

#thần_kinh_hông_to
#thần_kinh_toạ
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_an_khang_đường

https://phuongthuoccotruyen.com

0915.329.743
messenger icon zalo icon