Điều trị liệt nửa người do tai biến mạch máu não bằng Y học cổ truyền

14:07:41 11/01/2024 Lượt xem 66 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

🍓ĐIỀU TRỊ LIỆT NỬA NGƯỜI DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
(Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp)

Tai biến mạch máu não (Đột quỵ não) là một tổn thương của thần kinh trung ương, thường để lại các di chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gia tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ngày nay, tai biến mạch máu não đã xuất hiện với tần suất cao hơn, gặp cả ở người bệnh trẻ tuổi. Việc nắm được cách phòng tránh cùng các dấu hiệu nhận biết, cách sơ cứu sẽ giúp ích rất nhiều cho việc điều trị và phục hồi của người bệnh. Ngoài ra, việc kết hợp các phương pháp điều trị trong y học cổ truyền (YHCT) với các phương pháp y học hiện đại (YHHĐ) sẽ giúp cho người bệnh tai biến mạch máu não phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn.

🤣1. Tai biến mạch máu não (TBMMN) là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa: “Tai biến mạch máu não hay đột quỵ là một hội chứng lâm sàng, đặc trưng bởi hiện tượng mất chức năng não cục bộ cấp tính kéo dài trên 24 giờ, có thể gây tử vong và nguyên nhân là do mạch máu não. Tai biến mạch máu não bao gồm: chảy máu não nguyên phát (chảy máu não và trong não thất), chảy máu khoang dưới nhện (hay chảy máu màng não) và thiếu máu não cục bộ cấp (hay nhồi máu não)”.

Theo YHCT: “Tai biến mạch máu não là một hội chứng trong phạm vi chứng “trúng phong” trong YHCT và chia thành 2 thể: Trúng phong kinh lạc và tạng phủ.”
+ Trúng phong kinh lạc: Liệt nửa người, không có hôn mê do tai biến mạch máu não (nhồi máu não, xuất huyết não ổ tổn thương nhỏ).
+ Trúng phong tạng phủ: Liệt nửa người, hôn mê (xuất huyết não, nhồi máu não ổ lớn).

🤣2. Nguyên nhân

Theo YHHĐ: “Tắc hoặc hẹp các động mạch lớn; tổn thương các động mạch nhỏ gặp nhiều ở người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường. Các bệnh lý tim mạch như rung nhĩ, suy tim,… hoặc các bệnh lý mạch máu như bệnh đông máu, bệnh tế bào máu, bất thường bẩm sinh của mạch máu…”

Theo YHCT: Nguyên nhân hay gặp là do hoạt động chức năng của tạng tâm, can, thận bị giảm sút gây các hiện tượng âm hư, sinh đàm, phong động gây tình trạng can phong nội động dẫn đến co giật, hôn mê, bán thân bất toại…

🤣3. Triệu chứng

Triệu chứng chính:
F – Face (khuôn mặt): Méo miệng biểu hiện rõ nhất khi cười. Yêu cầu người bệnh mỉm cười và kiểm tra xem mặt có bị xệ xuống không.
A – Arm (cánh tay): Yếu hoặc liệt một bên tay chân. Yêu cần người bệnh giơ hai tay lên cao để đánh giá xem người bệnh có bị yếu hoặc liệt một bên hay không.
S – Speech (ngôn ngữ): Rối loạn ngôn ngữ. Hỏi người bệnh câu hỏi đơn giản để đánh giá người bệnh có hiểu và trả lời đúng câu đó không? Giọng nói có bị đớ không?
T – Time (thời gian): Khi đột ngột xuất hiện bất kỳ triệu chứng tai biến nhẹ nào kể trên hãy nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu.

Triệu chứng khác:
B – Balance: mất thăng bằng, lảo đảo, chóng mặt hoặc đau đầu
E – Eyes: Mắt nhìn mờ


🤣4. Xử trí ban đầu

– Lập tức gọi cấp cứu và mô tả nhanh triệu chứng cho nhân viên y tế. Chú ý đề cập việc người bệnh có bị đập đầu xuống đất không.
– Nếu người bệnh xuất hiện yếu chi, nói ngọng, … để người bệnh nằm yên trên mặt phẳng, nếu lạnh có thể đắp thêm chăn mỏng. Không di chuyển, bê vác người bệnh tránh làm nặng thêm tình trạng nhồi máu hoặc xuất huyết.
– Không cho người bệnh dùng bất cứ đồ ăn, thức uống hay thuốc nào mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
– Nếu người bệnh có dấu hiệu khó thở, tháo bỏ khăn choàng, cà vạt,…
– Chú ý quan sát thay đổi của người bệnh trong thời gian đợi cấp cứu.

🤣5. Điều trị

Sau khi được cấp cứu và điều trị ổn định tại các trung tâm đột quỵ, người bệnh có thể lựa chọn điều trị YHCT để tăng hiệu quả hồi phục.
* Điện châm
Châm cứu các huyệt điều trị tai biến mạch máu não, phối hợp các huyệt tại chỗ và huyệt toàn thân theo đường kinh, kết hợp dòng điện… giúp tăng cường tác dụng điều trị.


• Chỉ định: người bệnh liệt nửa người, không hôn mê; mạch, huyết áp, nhịp thở ổn định.
• Thời gian: 25-30p/lần x 1 lần/ngày

• Công thức huyệt:
+ Châm tả
• Thất ngôn, châm các huyệt: Bách hội, Thượng liêm tuyền, Ngoại kim tân, Ngoại ngọc dịch.
• Liệt mặt, châm các huyệt: Quyền liêu, Hạ quan, Địa thương, Giáp xa, Thừa tương,…
• Liệt chi trên, châm các huyệt: Kiên ngung, Tý nhu, Khúc trì, Thủ tam lý, Hợp cốc, Bát tà.
• Liệt chân, châm các huyệt: Phong thị, Dương lăng tuyền, Lương khâu, Túc tam lý, Phong long, Giải khê

+ Châm bổ: Thận du, Thái khê, Tam âm giao…
* Thủy châm
Để thủy châm vào các huyệt, sử dụng một số vitamin như: B1, B6, B12, các thuốc tăng dẫn truyền thần kinh,… hỗ trợ điều trị.
* Xoa bóp bấm huyệt và tập luyện phục hồi chức năng
Người bệnh cần chú ý tập vùng đầu mặt và tứ chi bên liệt. Tập luyện tích cực và đều đặn có vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tiến hành cho người bệnh tập sớm từ thụ động đến chủ động tùy theo tình trạng của mỗi người bệnh.

BS. Nguyễn Thị Minh Thu – Khoa Y học cổ truyền
Bùi Thảo

#tai_biến_mạch_máu_não
#đột_quỵ #xuất_huyết_não
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_lộc_khang_đường

https: phuongthuoccotruyen.com

0915.329.743
messenger icon zalo icon