Liệt mặt - Y học hiện đại

11:12:22 12/06/2023 Lượt xem 82 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

🍎LIỆT MẶT
Bệnh học nội khoa Y học hiện đại – Hệ Thần kinh

I/ ĐẠI CƯƠNG
Liệt mặt hay liệt dây thần kinh số VII là một chứng rất hay gặp.
Liệt mặt có nhiều nguyên nhân, thường đạt được kết quả điều trị tốt, song một số trường hợp để lại di chứng ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Lâm sàng có hai thể tuỳ theo vị trí tổn thương: (i) Liệt ngoại biên, thương tổn ở đoạn từ nhân cầu não ra ngoài; (ii) Liệt trung ương, đoạn từ vỏ não đến nhân dây VII.
Liệt ngoại biên điển hình và phổ biến nhất là liệt mặt do lạnh (liệt mặt Bell).

🥰II/ NGUYÊN NHÂN
- Liệt mặt ngoại biên một bên:
+ Liệt mặt không nguyên nhân, hay liệt mặt Bell do lạnh (chiếm 80% các trường hợp liệt VII ngoại biên).
+ U cầu não.
+ Viêm tai giữa, viêm tai xương chũm.
+ Sau phẩu thuật.
+ Viêm do virus, hay gặp trong zona tai.

- Liệt mặt ngoại biên hai bên
+ Hội chứng Guillain – Barre (viêm đa dây đa rễ thần kinh cấp có dịch não tuỷ, phân ly đạm – tế bào tiến tới khỏi).
+ Liệt mặt trung ương một bên
Hầu như bào giờ cũng có liệt ½ người đi kèm hay gặp trong bệnh viêm não, tai biến mạch máu não, chấn thương não.

🥰III/ LÂM SÀNG (Liệt mặt Bell)

2.1 Khởi phát
Thường xẩy ra sau yếu tố lạnh như ngồi trong tầu, ô tô mở cửa, gió tạt vào mặt, sau tắm bị gió lạnh…
Các triệu chứng thường đột ngột. Sau đêm ngủ dậy thấy cười nói khó, soi gương thấy miệng bị méo sang bên lành. Đánh răng, súc miệng thấy nước trào ra ngoài, thức ăn đọng lại ở má bên liệt sau khi ăn, mắt bên liệt nhắm không kín.

2.2 Toàn phát
Triệu chứng quan trọng nhất là sự mất cân xứng của hai bên. Lúc cười, nói mặt méo kéo lệch sang bên lành, mắt bên liệt nhắm không kín. Khi ngước nhìn lên, nếp nhăn trán bên liệt mờ hoặc mất (không nhăn trán được).
Yêu cầu bệnh nhân làm một số động tác: Nhe răng: miệng kéo lệch sang bên lành; Huýt sáo: không làm được vì không chũm được môi; Phồng má một bên: Không làm được ở bên liệt.
Dấu hiệu Charles Bell dương tính: Bảo bệnh nhân nhắm mắt lại, mắt bên liệt không kín do cơ khép vòng mi bị liệt, nhãn cầu lên trên ra ngoài, để lộ một phần củng mạc (lòng trắng).
Dấu hiệu Souque dương tính: Bệnh nhân cố nhắm chặt mắt, hai mi bên liệt không khít chặt (lông mi trông như dài hơn bên lành), có ý nghĩa trong liệt dây VII nhẹ.
Dấu hiệu cơ bản da cổ dương tính: Bệnh nhân há to mồm, ta dùng bàn tay đỡ dưới cằm giữ lại, cơ bám da cổ bên liệt không nổi căng lên.
Phản xạ mũi mi: Bệnh nhân nhìn ra phía trước, thầy thuốc gõ nhẹ ngón tay hoặc búa vào gốc mũi giữa hai mắt, đáp ứng hai mắt nhắm lại. Ở bệnh nhân ngoại biên, đáp ứng không đều giưa hai mắt, mắt bên liệt nhắm chậm hơn.
Cảm giác: cảm giác ngoài da không bị rối loạn mặc dù có một số bệnh nhân tê nửa mặt, đôi khi có bệnh nhân mất vị giác 2/3 trước lưỡi.

3. Tiến triển
- Tiến triển tốt nếu là thể nhẹ
Dấu hiệu Chảles Bell có độ hở khe mi mắt từ 2-3mm. Bệnh nhân thường tự khỏi nhanh chóng. 70-80% liệt mặt do lạnh có thể tự khỏi. Thường khỏi sau 1-2 tháng và khỏi hoàn toàn, cũng có trường hợp khỏi sau 1-3 tuần.
- Tiến triển xấu:
Hồi phục thần kinh không hoàn toàn, co giật cơ mặt, có khi thành cơn giật nửa mặt.
Co cứng nửa mặt sau liệt – Biểu hiện sự thoái hoá thần kinh (liệt mềm chuyển sang co cứng là đặc điểm riêng của dây VII). (Các liệt do thần kinh ngoại biên khác không bao giờ chuyển sang co cứng): Bệnh nhân thường xuyên bị co cứng nửa mặt, miệng méo về bên liệt (ngược với giai đoạn đầu). Mỗi khi làm các động tác vùng mặt, các cơ có hiện tượng đồng động hay co thắt nửa mặt.
Hội chứng mắt cá sấu: Chẩy nước mắt sau bữa ăn. Có khi đang ăn, nước mắt chẩy dàn dụa, dễ gây nhiễm trùng mắt.

4. Các thể lâm sàng
Thể liệt mặt ngoại biên hai bên: vì cả hai bên bị liệt nên dấu hiệu cơ bản là sự mất cân đối không có, khi khám dễ bỏ qua. Phát hiện nên dựa vào dấu hiệu Charles Bell hai bên. Các dấu hiệu huýt sáo, nhăn trán không làm được, mặt đờ đẫn, mất sinh động.

5. Chẩn đoán
5.1 Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán thường là dễ. Chủ yếu dựa vào sự mất cân đối giữa hai bên mặt qua quan sát và bảo bệnh nhân làm một số động tác của cơ mặt.
5.2 Chẩn đoán vị trí tổn thương
Cần xác định rõ liệt mặt trung ương hay ngoại biên
- Liệt mặt ngoại biên: tổn thương từ nhân dây VII đén các nhánh tận.
- Liệt mặt trung ương: thương tổn ở nơ ron trung ương đi từ vỏ não đến nhân dây thần kinh VII ở cầu não (không bao gồm nhân).
Liệt dây VII trung ương nếu bệnh nhân tỉnh táo thì phát hiện không khó.
Trong trường hợp bệnh nhân hôn mê, phải dùng một số nghiệm pháp và quan sát:
+ Nghiệm pháp Mari-fox dương tính: ấn hay ngón tay vào góc hàm chũm, bệnh nhân đau nhăn mặt, thấy miệng méo về bên lành.
+ Quan sát lúc bệnh nhân thở: má bên liệt (trương lực cơ nhẽo) theo nhịp thở phập phồng như người thổi lửa.

6. Điều trị

6.1 Điều trị nguyên nhân (nội khoa, ngoại khoa) nếu xác định được nguyên nhân.

6.2 Điều trị liệt mặt Bell (do lạnh)

*Điều trị nội khoa

Nguyên tắc: Chống viêm, bổ thần kinh, phục hồi chức năng.

Cụ thể:
- Pretmisiolon liều 0,5-1mg/kg/ngày, dùng 1 đợt 5-10 ngày. Nếu thể nặng, dùng 60-80mg/ngày trong 5 ngày.
- Vi ta min B1, B6, B12 uống hoặc tiêm
Chú ý: Khi đã đạt được kết quả, giảm dần liều thuốc và tiến hành cho luyện tập phục hồi chức năng. Hướng dẫn bệnh nhân đứng trước gương và tự luyện tập.
- Xoa bớp cơ mặt hàng ngày, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 phút nhằm tăng cường tuần hoàn, chống lại sự co cứng cơ mặt, hướng xoa bóp từ cằm lên trán.
- Bảo vệ mắt: chống gió bụi làm viêm giác mạc bằng cách đeo kính râm có lót gạc sạch bên trong.
- Kết hợp y học cổ truyền: châm cứu, điện châm (thường làm sau 3-4 ngày đầu khi thần kinh đã ít bị kích thích và theo dõi nếu có triệu chứng bị co cứng mặt thì phải ngừng ngay).
*Điều trị phẩu thuật
Phẩu thuật giải phóng chèn ép các trường hợp liệt dây VII do lạnh nếu điều trị nội khoa không kết quả. Khoảng 80% do lạnh tự khỏi. Số còn lại vĩnh viễn không phục hồi nếu không được phẫu thuật kịp thời.

#liệt_nửa_người #liệt_mặt
#liệt_mặt_ngoại_biên_một_bên
#liệt_mặt_ngoại_biên_hai_bên
#lệt_mặt_trung_ương_một_bên
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_an_khang_đường

https://phuongthuoccotruyen.com

0915.329.743
messenger icon zalo icon