Liệt nửa người - Y học hiện đại

13:26:41 11/06/2023 Lượt xem 59 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

🌺HỘI CHỨNG LIỆT NỬA NGƯỜI
Bệnh học nội khoa Y học hiện đại – Hệ Thần kinh

I/ ĐẠI CƯƠNG
Liệt nửa người là khi mất hẳn hoặc giảm vận động ở nửa mặt, một chân và một tay, kèm theo có tổn thương một hay nhiều dây thần kinh sọ não. Do tổn thương bó tháp nên rối loạn vận động là chủ yếu, còn rối loạn có cảm giác là phụ.

🥰II/ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Hội chứng liệt nửa người gặp trong 2 trường hợp:
- Liệt kèm theo hôn mê;
- Liệt nhưng bệnh nhân vẫn tỉnh táo.

1/ Khi bệnh nhân hôn mê
Liệt thường ở thể mềm. Khi khám cần phát hiện liệt nửa mặt, một tay và một chân.

1.1 Liệt mặt
Quan sát thấy rõ hoặc phát hiện nửa mặt bằng cách gây đau. Lấy tay ấn vào góc hàm khiến bệnh nhân nhăn mặt (nghiệm pháp Pie Mari và Phoa – Piere Marie et Foix).
- Miệng bệnh nhân kéo lệch sang bên lành;
- Nếp nhăn mũi thấy há bên lành, mờ bên liệt; Khi thở, má bên liệt phập phồng theo nhịp thở.

1.2 Liệt chi
- Quan sát một lúc lâu sẽ thấy một tay và một chân người bệnh không cử động. Nếu véo làm đau bệnh nhân thì thấy chỉ có một bên chi phản ứng lại. Khi nâng hai tay hoặc hai chân bệnh nhân lên rồi bỏ rơi sẽ thấy chi bên liệt rơi nhanh xuống trước.
- Sờ nắn: cơ bên liệt mềm nhẽo, trương lực cơ giảm;
- Khám phản xạ:
+ Phản xạ gân xương bên liệt giảm hoặc mất;
+ Phản xạ da bụng bên liệt mất;
+ Có dấu hiệu Babinski bên liệt;
+ Có rối loạn cơ tròn: đái ỉa không tự chủ.

2/ Khi bệnh nhân tỉnh táo

2.1 Trường hợp liệt nhẹ
- Liệt mặt: Bảo bệnh nhân tròn miệng thổi sáo, nhưng bệnh nhân chũm môi khó khăn và không thổi sáo được. Khi bệnh nhân cười sẽ thấy miệng bị méo về bên lành.
- Liệt chi: Các chi liệt nhẹ nên bệnh nhân vẫn cử động được tuy yếu hơn bên lành. Ta làm hai nghiệm pháp sau:
+ Chi trên: Nghiệm pháp Bare: Bệnh nhân đưa thẳng hai tay ra phía trước. Sau một lúc, tay bên liệt từ từ rơi xuống trước.
+ Chi dưới: Nghiệm pháp Migazini: Bệnh nhân nằm ngửa, hai đùi thẳng góc với thân cẳng chân. Giữ tư thế đó một lúc. Bên chân liệt do cơ lực yếu sẽ từ từ hạ xuống trước.

2.2 Trường hợp liệt rõ rệt
Thường là ở thể co cứng nên liệt rõ hơn.
- Liệt mặt: Khi bệnh nhân làm các động tác như trong thể liệt nhẹ thì các dấu hiệu rõ rệt hơn.
- Liệt chi: Các chi có một tư thế đặc biệt. Do liệt cứng nên người bệnh thể hiện đầy đủ các triệu chứng của bó tháp kích thích.
+ Tay co lên ngực, bàn tay nắm chặt, ngón cái gấp vào trong.
+ Phản xạ gân xương tăng nhiều.
+ Dấu hiệu Babinski rõ rệt.
+ Chi dưới duỗi thẳng, bệnh nhân đi lại khó khăn.

🥰III/ NGUYÊN NHÂN

1/ Liệt kèm theo hôn mê

1.1 Ở người già
- Chẩy máu não do tăng huyết áp;
- Nhũn não do xơ vữa động mạch.

1.2 Ở người trẻ
- Tắc động mạch não do hẹp van hai lá.
- Lao màng não, viêm màng não.
2/ Liệt từ từ, khi bệnh nhân tỉnh
- Ở người già: nhũn não
- Ở người trẻ:
+ Viêm màng trong tim loét sùi.
+ Viêm động mạch do giang mai
- Chung cho mọi lứa tuổi: U não, áp xe não, túi phồng động mạch não.

🥰IV/ THEO DÕI CHĂM SÓC VÀ PHÒNG BIẾN CHỨNG
- Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ;
- Vấn đề chăm sóc hộ lý rất cần thiết và quan trọng;
- Chống loét, chống màng mục: Thay đổi tư thế cho bệnh nhân luôn, xoa bột tan vào những nơi tiếp xúc với giường nằm, vệ sinh thân thể sạch sẽ;
- Kiên trì rèn luyện;
- Điều trị lý liệu pháp có thể phục hồi chức năng vận động để người bệnh tự phục vụ được;
- Kiểm tra mắt, tai mũi họng để sớm phát hiện các biến chứng liệt dây thần kinh vận động: mắt có bị lác không, có liệt màn hầu, dây thanh âm không.

#liệt_nửa_người #hôn_mê
#mất_cảm_giác #mất_ý_thức
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_an_khang_đường

https://phuongthuoccotruyen.com

0915.329.743
messenger icon zalo icon