Lỵ trực khuẩn mạn tính

21:04:05 30/05/2023 Lượt xem 115 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

 Bệnh án điển hình ở Trung Quốc – Bệnh truyền nhiễm

LỴ TRỰC KHUẨN MẠN TÍNH (Đi lỵ mạn, mót rặn, phân có máu mủ)

Biện chứng đông y: Thấp nhiệt ẩn náu lâu ngày, lưu trệ ở Đại trường.

Pháp điều trị:  Điều hoà khí huyết, tiết nhiệt đạo trệ, giải độc, chỉ lỵ, kiện thận, trợ thận

Phương thuốc: Thuọc dược thang gia giảm

Thành phần:

 Đương quy 50g, Bạch thược 50g, Lai phục tử 10g, Chỉ xác 15g, Binh lang 15g, Cam thảo 5g, Tửu quân 7,5g, Nhục quế 5g.

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Hiệu quả lâm sàng:

          Viêm XX, nam, 38 tuổi, công nhân. Đi lỵ ra máu mủ đã 9 năm. Ban đầu bị kiết lỵ, vào một bệnh viện, đã dùng Syntomicin, bệnh khỏi. Nhưng sau khi ra viện, bệnh thường tái phát, miệng khát, sức yếu, đại tiện đau, mót rặn, phân có máu mủ, mỗi ngày đại tiện hơn 20 lần. Năm nào cũng vào việm một lần, bệnh thường phát vào mùa hè. Cách đây 5 năm, sau khi đi bộ đội về, bệnh càng nặng hơn, thường đại tiện có máu mủ, bất kể mùa đông hay mùa hè, lúc nặng lúc nhẹ, đã dùng nhiều thứ thuốc mà không khỏi.        

Chứng bệnh hiện nay là đau bụng mót rặn, phân có máu mủ, mỗi ngày đại tiện hơn chục lần, không sốt. Kiểm tra thấy tình trạng chung còn tốt, lưỡi đỏ, rêu vàng, mỏng, mạch hoãn vô lực, bụng mềm, không có ấn đau và khối u, không sờ thấy gan, lách. Xếp vào loại cửu lỵ, điều trị bằng phép điều hoà khí huyết, tiết nhiệt, đạo trệ, thêm các vị ôn dương.

Sau khi uống Thược dược thang gia giảm 3 thang, bớt đau bụng, bớt mót rặn, bớt số lần đi ngoài. Uống được 6 thang, hết đau bụng, hết mót rặn, vẫn còn ít máu mủ trong phân. Uống thêm 3 thang nữa, khỏi hẳn. Theo dõi 2 năm, không thấy tái phát.

         

Nhận xét:

Thược dược thang gia giảm thích hợp với cửu lỵ, hiệu quả lâm sàng rất tốt. Chứng lỵ mạn thấp nhiệt không nặng, nhưng thiên về khí không điều hoà, thận dương không đủ. Nếu phân lỏng có thể thêm Xa tiền.

Lỵ trực khuẩn mạn tính thuộc về nhiệt lỵ, do lúc mới bị, chữa không đến nơi đến chốn, tà khí lưu trệ ở Đại trường, trọc tà không tẩy sạch, hoá thành phân có mủ, thanh dương không lên được, trọc âm không trừ được, thịt mới không sinh ra, cho nên thường đại tiện ra máu mủ. Khí huyết không thông, đường vận chuyển bị hỏng mà sinh đau bụng, mót rặn. Lỵ lâu ngày ắt tổn thương đến phần dương của Tỳ, Vị.

Lý Trung tử nói:”Thận là của ngõ của Vị, khai khiếu ở nhị âm. Người chưa bị cửu lỵ thì thận chưa bị tổn hại. Vì vậy trị lỵ mà không biết bổ thận thi không phải là trị lỵ”.

Cho nên, khi trị lỵ lâu ngày, ngoài việc điều hoà khí huyết, thông tích trệ, còn cần phải ôn bổ thận dương, không được dùng vị đắng, tính hàn để công phạt nó.

Bài này dùng Đương quy, Bạch thược để hoà dinh dưỡng huyết. Binh lang, Chỉ xác để hành khí đạo trệ; Lai phục tử hành khí giải độc và cầm lỵ; Tửu đại hoàng tiết nhiệt thông phủ; Cam thảo hoà trung kiện tỳ. Nhục quế ôn thận, trọ dương, tán hàn. Tất cả cùng điều hoà khí huyết, tiết nhiệt, đạo trệ, giải độc, chỉ lỵ, kiện tỳ, trợ dương, tất nhiên sẽ có kết quả tốt.

(Theo Bs Trần Tinh, bệnh viện đông y tỉnh Liêu Ninh)

 

🌺Chúng tôi chọn lọc, chỉ đăng những bài thuốc tốt nhất.

#lỵ_trực_khuẩn
#mót_rặn #phân_lẫn_trắng_đỏ
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_an_khang_đường

https://phuongthuoccotruyen.com

 

 

 

0915.329.743
messenger icon zalo icon