Môn vị tắc

09:47:33 14/08/2023 Lượt xem 50 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

🌺MÔN VỊ TẮC (Nuốt khó, nôn mửa, bụng trướng, ăn kém, gầy)
Bệnh án điển hình ở Trung Quốc – Hệ tiêu hoá

Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ứ.

🥰Pháp điều trị: Hành khí tiêu trệ, hoạt huyết hoá ứ..

Phương thuốc: Thất tiếu tán gia vị
Bồ hoàng 5g, Ngũ linh chi 9g, Bạch thược 12g, Sơn tra 15g.
Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

🥰Hiệu quả lâm sàng:

Hà XX, nam, 38 tuổi, công nhân. Đến khám ngày 11/4/1975. Bệnh nhân khai mắc bệnh đã 5-6 năm. Từ tháng 12 năm trước đến giờ, có lúc ăn uống khó xuống. Sau khi ăn khoảng 2 giờ thì nôn mửa, thường là nôn ra nước, sau khi nôn mới thấy dễ chịu; Đại tiểu tiện bế tắc kém thông, bụng trướng, tự cảm thấy có nước, khí đọng ở trong dạ dầy; Ăn uống mỗi ngày một giảm, có hôm khôgn ăn được, thân thể gầy sút; Có lúc đau bụng; Mạch huyền; Lưỡi đỏ nhạt, không có rêu bẩn. Đã chụp X quang với bari sunfat, chẩn đoán là loét hành tá tràng và tắc không hoàn toàn hành tá tràng.

Chẩn đoán đông y là quan cách, thuộc chứng khí trệ, huyết ứ, cần phải lý khí tiêu trệ, hoạt huyết khứ ứ, cho dùng Thất tiếu tán gia vị.
Uống 3 thang. Khám lại ngày 16/4. Uống thuốc xong, đến hôm sau ăn được, hết đau dạ dầy, đại tiện lỏng, tiểu tiện thông lợi, bớt trướng bụng, không còn cảm thấy nước khí đọng trong dạ dầy, mạch hoãn, nhược.

Dùng tiếp bài trên, thêm Trần bì 15g, uống 3 thang. Khám lần thứ ba ngày 21/4. Ăn uống và đại tiểu tiện đã bình thường, chỉ có khi nằm xuống thấy thuỷ khí từ trên xuống, mạch huyền, lưỡi nhạt chuyển sang hồng. Lúc này chứng chủ yếu quan câch không thông đã hết. Nhưng vì có chứng đau dạ dầy cũ làm cho chứng Can uất Tỳ hư lại xuất hiện, phải dùng phép sơ Can kiện Tỳ: Pháp bán hạ 9g, Uất kim 9g, Đảng sâm 9g, Phật thủ 9g, Đan sâm 9g, Bạch thược 12g. Uống 3 thang.

Khám lần thứ tư ngày 11/5: Tự cảm thấy tiêu hoá không tốt lắm, ăn uống so với trước có giảm đi, đại tiện hơi lỏng. Sau khi ăn chất đường thì sôi bụng nhiều, sắc mặt chuyển hồng nhuận, lưỡi đỏ nhạt, mạch hoãn. Đó là Tỳ hư khí trệ. Dùng phương pháp kiện Tỳ lý khí, gồm: Pháp bán hạ 9g, Phục linh 12g, Bạch truật 9g, Biển đậu 12g, Trần bì 2g, Hoài sơn dược 12g, Liên tử nhục 12g, Chích cam thảo 6g, Xuân sa nhân 6g (cho vào sau), Sao sơn tra nhục 12g. Uống 3 thang.

Khám lần thứ 5 ngày 18/5. Các chứng đều hết, nhưng chưa ăn được nhiều, ăn nhiều là đầy, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hoãn. Dùng bài thuốc sau để củng cố: Biển đậu 12g, Sơn tra nhục 15g, Phục linh 12g, Cao trúc nhự 9g, Quất hồng 3g.

🥰Bệnh án 2: Dương XX, nam, 40 tuổi, cán bộ. Đến khám ngày 8/4/1974. Người bệnh cho biết là vùng bụng trên đau hơn một tháng, đau nhiều sau khi ăn, ăn xong bụng thường trướng, đau, khó tiêu. Vì vậy mà không muốn ăn. Ăn nhiều thì nôn mửa, đại tiện kết, khó thông, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi nhạt, hơi vàng, mạch huyền, hơi sác. Đã được bệnh viện kiểm tra, chẩn đoán là tắc môn vị. Đông y chẩn đoán là Quan cách. Điều trị: hành khí, hoạt huyết, khứ ứ, thông u (môn).

Dùng bài Thất tiếu tán gia vị: Bồ hoàng 6g, Ngũ linh chi 9g, Sơn tra nhục 30g, Đào nhân 9g, Xích thược 3g. Uống 3 thang.

Khám lần 2: Sau khi uống thuốc, chứng bụng chướng có chuyển biến tốt, hết nôn mửa, ăn được, đại tiện thông lợi. Tiếp tục dùng bài thước trên. Uống 5 thang. Hết đau bụng, các chứng đều tiêu hết, ăn uống, đại tiểu tiện như bình thường.

🥰Nhận xét:

Tắc môn vị theo đông y là chứng “quan cách”. Quan chỉ đại tiểu tiện không thông, cách là ăn uống khó vào. Bệnh này phần nhiều là do đau dạ dầy lâu ngày, khí trệ huyết ứ, môn vị tắc trở làm trên dưới không thông. Thường thấy bụng đau trướng khó chịu, ăn xong càng nặng, sau mỗi lần nôn mửa được thì dễ chịu. Đó là do khí trệ, chất lưỡi đỏ sẫm là thể hiện có ứ. Sơn tra nhục có chức năng phá ác huyết, tiêu thực trệ. Bài thuốc độc vị gọi là Độc thánh tán (Y tông kim giám), có thể trừ ứ trệ ở vị trường, Tâm Tỳ. Trong Thất tiếu tán thì Bồ hoàng, Ngũ linh chi hoá ứ thông mạch, tán kết, chỉ thống, lại thêm Trần bì, Bạch thược hành khí hoà vị, Đào nhân, Xích thược hoạt huyết hoá ứ. Tuy các vị đơn giản mà có sức hành khí tiêu trệ, hoạt huyết thông ứ, có thể thông được kết tắc ở vị trường, cho nên trị được chứng quan cách bất thông.

Sau khi dùng Thất tiếu tán gia vị điều trị, thường xuất hiện trạng thái Tỳ hư, khí nhược. Lúc đó không nên dùng phép thông nữa mà nên dùng phép kiện Tỳ bổ khí như dùng các bài Tứ quân tử thang hoặc Sâm linh bạch truật tán có gia giảm, kết quả tốt hơn.

(Theo Lưu Diệc Tuyền, tinht Quảng Đông).

#Môn_vị_tắc #nuốt_khó
#nôn_mửa #bụng_trướng
#ăn_kém #gầy
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_lộc_khang_đường

0915.329.743
messenger icon zalo icon