Các bệnh thuộc hệ tuần hoàn
ĐẠI CƯƠNG VỀ NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH
Các bệnh thuộc hệ tuần hoàn (tim mạch và máu) thường hay xẩy ra ở các tạng tâm, can, tỳ, thận, vì tâm chủ huyết mạch, can tàng huyết và chủ về sơ tiết, tỳ thống nhiếp huyết chủ khí sinh huyết, thận chủ tuỷ và cốt sinh tinh tuỷ, sinh huyết.
Bệnh thuộc hệ tuần hoàn do ba loại nguyên nhân gây ra; thực chứng, cơ địa và hư chứng. Thục chứng do nhiệt độc, hoả độc và phong thấp nhiệt. Cơ địa do huyết nhiệt.Hư chứng do hoạt động của các tạng tâm, can, tỳ, thận bị giảm sút.
Các nguyên nhân gây bệnh trên gây ra các triệu chứng do các sự rối loạn về âm (âm hư), dương (dương hư, dương xung), khí (khí trẹ, khí hư), huyết (huyết ứ, huyết hư), tân dịch giảm, đàm thấp, tinh và thần.
1.THỰC CHỨNG
1.1 Nhiệt độc, hoả độc
Hay gặp ở các bệnh nhiễm trùng như thấp tim, bội nhiễm ở bệnh bạch huyết…
Triệu chứng: Mặt đỏ, mắt đỏ, sốt cao, vì tân dịch giảm gây khát nước, miệng khô, nước tiểu ít và đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác hữu lực.
Phương pháp chữa: Thanh nhiệt giải độc, tả hoả.
Thuốc: Kim ngân, Liên kiều, Bồ công anh, Chi tử, Hạ khô thảo, Tri mẫu…
Bài thuốc: Bạch hổ thang, Hoàng liên giải độc thang, Ngân kiều tán gia giảm…
1.2 Phong thấp nhiệt
Hay gặp ở bệnh viêm khớp
Triệu chứng: Ngoài triệu chứng nhiễm trùng toàn thânconf các triệu chứng về khớp sưng đau, nóng, đỏ do phong thấp nhiệt, làm khí huyết ở kinh lạc, gân xương bị tắc lại (gọi là chứng Tý).
Phép chữa: Khu phong, thanh nhiệt giải độc, trừ thấp
Thuốc: Kim ngân, Thổ phục linh, Quế chi, Hy thiêm thảo, Tang chi, Tỳ giải, Hoàng bá…
1.3 Can hoả vượng:
Gặp tăng huyết áp ở người trẻ tuổi, hung phấn tăng
Triệu chứng: Đau đầu dữ dội, mắt đỏ, mặt đỏ, táo bón, họng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nước tiểu đỏ, mạch huyền sác
Phép chữa: Thanh can tả hoả, bình can tiềm dương
Thuốc: Hoàng cầm, Chi tử, Sài hồ (bình can); Sinh địa, Bạch thược (Nhu can); Mộc thông, Xa tiền (tiết can nhiệt)
Bài thuốc: Long đởm tả can thang
2. DO CƠ ĐỊA
Bẩm tố tạng nhiệt, cơ địa dị ứng nhiễm trùng. Còn gọi là huyết nhiệt.Hay gặp ở người thấp khớp cấp, chẩy máu cam vô căn ở người trẻ.
Triệu chứng: Tâm phiền, miệng khô, sốt nhưng về chiều nặng hơn, chất lưỡi đỏ giáng, hay chẩy máu (dưới da, máu cam, đái ra máu…), mạch tế sác.
Phương pháp chữa: Thanh nhiệt lương huyết
Thuốc: Sinh địa, Huyền sâm, Địa cốt bì, Bạch mao căn, Xích thược…
Bài thuốc: Tê giác địa hoàng thang, Địa cốt bì ẩm, Thanh dinh thang
3. Hư chứng
3.1 Tâm khí hư, tâm dương hư
Hay gặp ở bệnh người cao tuổi như: xơ cứng động mạch, cơn đau vùng tim, nhồi máu cơ tim.
Triệu chứng: Hồi hộp, thở gấp, tự ra mồ hôi, vận động bệnh càng tăng. Sắc mặt trắng bệch, mệt moit, tay chân lạnh, chất lưỡi đạm, mạch nhỏ yếu hay kết đại. Nếu nhồi máu cơ tim gọi là tâm dương hư thoát (choáng, truỵ mạch). Ngoài các triệu chứng trên còn thêm: Tự ra mồ hôi không ngừng, tứ chi quyết lạnh, môi tím nhợt, thỏ yếu gấp, mạch vi muốn tuyệt.
Phương pháp chữa: Bổ tâm khí, ôn thông tâm dương, hồi dương cứu nghịch.
Bài thuốc: Dưỡng tâm thang để bổ tâm khí (Hoàng kỳ, Phục linh, Đương quy, Xuyên khung, Nhân sâm, Nhục quế, Thần khúc, Cam thảo, Bá tử nhân, Viễn trí, Ngũ vị tử); Quế chi cam thảo thang; Chân vũ thang; để ôn bổ tâm dương, Tứ nghịch thang để hồi dương cứu nghịch.
3.2 Tâm huyết hư, tâm âm hư
Gặp ở người thiếu máu, mất máu cấp tính (sau đẻ, bang huyết, bị thương…); nhứng người sau khi mắc bệnh nặng, rối laonj thần kinh tim.
Triệu chứng: Hồi hộp, tim phiền, dễ sợ, mất ngủ, hay quên. Nếu tâm huyết hư: hoa mắt, chóng mặt, da xanh, chất lưỡi nhạt, mạch huyền tế. Nếu tâm âm hư, kèm: sốt nhẹ, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng, miệng khô, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.
Phương pháp chữa: Dưỡng tâm huyết, an thần. (nếu tâm huyết hư); Dưỡng tâm an an thần định trí (nếu tâm âm hư)
Bài thuốc: Tứ vật thang gia giảm, Thiên vương bổ tâm đan
3.3 Can thận âm hư
Hay gặp ở bệnh tăng huyết áp, xơ cứng động mạch vành, thiểu năng tạo máu của tuỷ xương…
Triệu chứng: Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, ngủ ít, lưng gối yếu, miệng khô, lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác.
Phương pháp chữa: Tư dưỡng can thận âm
Thuốc: Thục địa, Kỷ tử, Thạch hộc, Quy bản, Bạch thược, Đương quy, Tang thầm…
Bài thuốc: Lục vị quy thược, Tả quy hoàn, Kỷ cúc địa hoàng hoàn.
3.4 Tâm tỳ hư
Hay gặp ở bệnh tăng huyết áp, xơ cứng động mạch vành….
Triệu chứng: Đầu choáng, hoa mắt, thở ngắn gấp, ít ngủ, sắc mặt trắng bệch, môi nhạt, mạch nhỏ vô lực.
Phương pháp chữa: Kiện tỳ, dưỡng tâm, an thần (bổ dưỡng tâm tỳ).
Thuốc: Hoàng kỳ, Bạch truật, Đảng sâm, Long nhãn, Viễn trí, Táo nhân…
Bài thuốc: Quy tỳ thang
3.5 Tỳ thận dương hư
Gặp ở người thiếu máu do thiểu năng tạo huyết của tuỷ
Triệu chứng: Sắc mặt trắng bệch, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, sợ lạnh, chân tay lạnh, lưng gối mỏi, mạch trầm tế
Phương pháp chữa: Ôn tỳ thận dương (ôn bổ tỳ thận)
Bài thuốc: Chân vũ thang, Bát trân thang, gia thêm các vị thuốc trợ dương (Ba kích, Cao ban long, Thỏ ty tử).
3.6 Tâm thận dương hư
Hay gặp ở xơ cứng động mạch vành
Triệu chứng: Gồm các triệu chứng của tâm dương hư, thận dương hư
Phương pháp chữa: Ôn bổ tâm thận
Thuốc: Ôn bổ thận dương (Phụ tử, Nhục quế), bổ tâm huyết (Đan sâm, Đương quy), an thần (Viễn trí, Bá tử nhân).
🌹 Cùng với những thành tựu rực rỡ của y học hiện đại, những bài thuốc cổ phương vẫn là những viên ngọc quý, là kho báu của nhân loại. Nó đã được kiểm nghiệm và chứng minh tính hiệu quả qua hàng nghìn năm lịch sử, đôi khi là kỳ diệu.
🌺Nhà thuốc đông y gia truyền An Khang đường đã gia giảm từ những bài thuốc đông y cổ truyền điều trị khá hiệu quả cho nhiều bệnh nhân ở Hải Phòng, Hải Dương và nhiều địa phương khác.
🍓Nguồn dược liệu sạch được chọn lọc, bào chế và bảo quản đáp ứng tiêu chuẩn dược điển Việt Nam.
#hetuanhoan #tamhu #tamtyhu #tamthanhu
#phuongthuoccotruyen
#dongyhaiphong
#thuocbachaiphong
#thuocnamhaiphong
#dongygiatruyenankhangduong
https://phuongthuoccotruyen.com