Nhọt mủ ở cổ

06:00:45 30/04/2024 Lượt xem 52 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

🍓NHỌT MỦ Ở CỔ (Sưng, nóng rực, đau, sợ lạnh, mệt)
Bệnh án điển hình ở Trung Quốc – Ngoại khoa

Biện chứng đông y: Nhiệt độc bị dồn nén (ủng ách), khí huyết ngăn trở ở hoành cách mô (phần bên trên)

🥰Pháp điều trị:Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu ung.
Phương thuốc: Gia vị thanh nhiệt tiêu ung thang.
Thành phần:
Kim ngân hoa 30g, Liên kiều 12g, Dã cúc hoa 9g, Xích thược 9g, Hoàng cầm 9g, Bồ công anh 30g, Bạch chỉ 9g, Thiên hoa phấn 9g, Mộc thông 6g, Trần bì 6g, Sinh cam thảo 3g, Sơn giáp sao 6g, Tạo thích sao 6g.
Sắc uống mỗi ngày một thang.

🥰Hiệu quả lâm sàng:

Ngô XX, nữ, 37 tuổi. Khám 21/01/1963.
9 ngày trước, sau vùng cổ mọc một cái mụn, sưng đau kèm nóng rực, sợ lạnh, mệt mỏi. Đã được chích Penicilin nhưng không khỏi.
Nhọt to dần, khó ngủ, đầu không quay hoặc cử động được, miệng khô, khát, ăn uống kém, 2 ngày mới đi đại tiện, nước tiểu vàng.
Khám thấy thân nhiệt 38,7 độ C, sắc mặt hơi hồng, vẻ mặt đau đớn khổ sở. Chính giữa phía sau cổ hơi nhích về bên trái có nhọt lở nhiều miệng, mủ nghẹt cứng, giống như cái tổ ong, nhô lên, sưng đỏ, chung quanh đều đầy mủ cứng, lan đến hai bên sau tai, bên trên lan đến mé tóc trong, vùng xương chẩm cũng sưng cao, diện tích 10*14mm. Quanh nhọt ấn vào thấy nóng, đè rất đau, mạch huyền sác, gốc lưỡi vàng, rêu lưỡi trắng, dầy, bẩn.

Tây y chẩn đoán là nhọt mủ vùng sau gáy. Đông y gọi là “ung”. Do nhiệt độc bị dồn nén, khí huyết bị ngăn trở ở phần trên. Điều trị: thanh nhiệt, giải độc, họat huyết, tiêu ung.

Dùng Gia vị thanh nhiệt tiêu ung thang. Phối hợp thuốc cao đắp bên ngoài để hoá độc và rút độc ra. Dùng thuốc đến ngày 23/01, chứng sốt, sợ lạnh đều giảm, thân nhiệt hạ xuống 37,5 độ C, miệng nhọt to dần, chẩy ra mủ vàng, trắng đục. Sau đó mủ chẩy ra liên tục, quanh nhọt dần dần hết sưng, rêu lưỡi trắng dầy, hơi bẩn, mạch huyền hơi sác.

Dùng tiếp bài thuốc trên, bỏ Mộc thông, Sơn giáp, Tạo giác thích, thêm Địa đinh 15g, uống liên tục, phối hợp với thuốc đắp bên ngoài. Uống đến 29 ngày, thân nhiệt trở lại bình thưòng, tinh thần và ăn uống như thường, tiêu tiểu đã đều, đau ở miệng nhọt đã giảm, ngủ được tốt hơn, rêu lưỡi trắng nhạt, hơi bẩn, mạch huyền, hơi sác, miệng nhọt còn khoảng 5*8mm, mủ chẩy ra được, mủ mầu trắng, đặc. Cho uống tiếp đến ngày 22/2, miệng nhọt thu nhỏ lại, mủ còn ít, quanh miệng nhọt hết sưng đỏ, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch huyền hoãn.

Lại dùng phép giải độc bài nùng: Kim ngân hoa 18g, Liên kiều 12g, Cát cánh 9g, Cam thảo (sinh) 3g, Bạch chỉ 6g, Bồ công anh 18g. Uống đến ngày 5/3, thấy miệng nhọt có ít mủ, da chung quanh nhọt rỗng, hai bên đều hơn 4mm, trên dưới 1mm. Đến ngày 26/3, miệng nhọt thu nhỏ còn 3*8mm, quanh miệng nhọt rỗng. Cắt bỏ thịt quanh miệng nhọt rỗng ở chỗ bị tê cứng, bên ngoài, dùng thuốc bột loại bạt độc để bôi, Một tuần sau, miệng nhọt đã khép lại.

Ngày 27/10/1964 đến tái khám, thấy chỗ rạch đã khỏi, chỉ còn vết sẹo mềm (khoảng 0,5-0,6mm), không còn vết của nhọt vỡ.

🥰Nhận xét:

Nhọt sau cổ, đông y gọi là “ung”, còn gọi là “Đối khẩu sang”, là một bệnh phát triển có quy luật. Việc điều trị cần có thời gian, dùng thuốc có thể trị khỏi nhanh hoặc chậm. Tuy nhiên, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là đối với người lớn tuổi, cơ thể suy nhược, được coi là một loại bệnh nguy hiểm, vậy mà bị coi là chứng tê bại, không trị được.

Nếu nhọt ở cổ có diện tích không lớn, là chính khí chưa bị suy, có thể dễ điều trị. Nếu quanh miệng nhọt sưng đầy, ở giữa nhô cao, đỏ mọng, đó là đã có mủ, chưa vỡ miệng. Trước tiên dùng giải độc nội thác, uống hơn 10 thang. Sau khi độc nhiệt đã giải, vùng bệnh đã hết sưng. Sau đó dùng thuốc bột phối hợp rạch miệng nhọt để cho mủ dễ chẩy ra, trừ hết thịt thối rữa giúp cho khỏi hẳn.

(Theo Triệu Bình Nam, Bác Kinh).

#mụn_nhọt
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_lộc_khang_đường

https: phuongthuoccotruyen

diệu phương Khác:

0915.329.743
messenger icon zalo icon