PHƯƠNG THUỐC TRỪ ĐỜM
Dùng để chữa các bệnh đờm, các phương thuốc trừ đờm có tác dụng tiêu đờm ẩm.
Vận hoá của tỳ mất thì thấp sẽ tích lại thành đờm, phải táo thắp kiện tỳ hoá đờm.
Hoả nhiệt uất ở trong cô tân dịch tích thành đờm, phải thanh nhiệt hoá đờm.
Dương của tỳ thận hư làm hàn ẩm đình ở trong hoặc phế hàn làm ẩm lưu lại ở phế, phải ôn dương hoá đờm.
Can phong nội động hiệp với đờm cùng lên làm nhiễu ở trên, phải tức phong hoá đờm.
Ngoại tà tấn công phế, làm chức năng tuyên giáng bị rối loạn, tích lại thành đờm, phải tuyên phế hoá đờm.
Như vậy là có 5 nhóm thuốc trừ đờm; táo thấp hoá đờm, thanh nhiệt hoá đờm, nhuận táo hoá đờm, ôn hoá hàn đờm, tức phong hoá đờm.
Đặc đục là đờm, lỏng trong là ẩm. Đờm ẩm đều do thấp tụ lại. Nguồn gốc của thấp là ở tỳ, chữa đờm phải lý tỳ vị, thận hư không chứa được thuỷ tràn lên thành đờm. Như vậy có thể thấy: “Ngũi tạng có thể sinh đờm nhưng chủ yếu vẫn là do tỳ thận” (Cảnh nhạc), do đó chữa đờm, ngoài việc chữa đờm phải chữa cái gốc sinh ra đờm (thường là bổ).
Đờm thăng lên giáng xuống theo với sự thăng giáng của khí. Nếu khí tụ thì đờm cũng tụ, và khí thuận thì đờm sẽ tiêu. Vì vậy chữa đờm cần có thuốc lý khí. Ngưỡi chữa đờm giỏi thì không chữa đờm mà chữa khí, khí thuận thì tân dịch ở toàn thân theo khí cũng thịnh theo (Chinhs trị chuẩn thằng).
Đờm chẩy trong kinh lạc, trong cơ phu gây lên loa lịch (Hạch cổ), đờm hạch (hạch do đờm), vì vậy chữa đờm cũng cần phải sơ thông kinh lạc, nhuễn kiên tán kết.
Bệnh của đờm thường thể hiện ở ho khạc khó thở, chóng mặt, nôn, điên cuồng, kinh giản, đờm hạch, loa lịch.