Suy nhược thần kinh - Y học hiện đại

21:27:48 13/06/2023 Lượt xem 51 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

🍓SUY NHƯỢC THẦN KINH
Bệnh học nội khoa Y học hiện đại – Hệ Thần kinh

I/ ĐẠI CƯƠNG
Suy nhược thần kinh còn gọi là bệnh tâm căn suy nhược, là một bệnh phổ biến ở nước ta, gặp ở mọi giới, mọi lứa tuổi.

🥰II/ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Triệu chứng của bệnh suy nhược thần kinh rất phức tạp, muôn hình muôn vẻ, có nhiều mức độ, thường có 3 loại triệu chứng sau:

1/ Triệu chứng chức năng
- Nhức đầu: Là triệu chứng chính, khoảng 90% bênhj nhân suy nhược có nhức đầu.
Nhức đầu không có một vị trí nhất định, đau tăng lên khi suy nghĩ, làm việc. Có lức đau như có cảm giác căng tức, bó chặt (như đội mũ chật) hoặc cảm giác co thắt mạch não, căng thẳng các cơ đầu, cổ, đau khu trú hoặc lan truyền, thời gian xuất hiện nhức đầu rất khác nhau, tuỳ từng người.
- Mất ngủ: ngủ kém hoặc ngủ trắng đêm. Ánh sáng, tiếng động đều làm cho khó ngủ. Giấc ngủ chập chờn, không sâu, dễ thức giấc. Có lúc ngủ đêm sợ hãi, mê hoảng và thường có ác mộng. Ban ngày buồn ngủ mỏi mệt, nhưng nằm lại không ngủ được.
- Trạng thái suy nhược kích thích: Chân tay có cảm giác nặng nề, tê bì, run tay, nháy mắt, giật các cơ ở mặt, đau nhói vùng trước tim. Bệnh nhân dễ bị kích thích, nhỏ cũng làm khó chịu, kể cả các kích thích bên trong cơ thể, làm chóng mỏi mệt.

2/ Triệu chứng thần kinh
- Tính tình thay đổi, dễ hồi hộp, xúc động, dễ cáu gắt.
- Trí nhớ giảm sút: Hay quên, không tập trung tư tưởng làm việc được lâu, trí nhớ hay phân tán, tản mạn.
- Trạng thái lo âu: Luôn luôn lo lắng về tình trạng bệnh tật và liên hệ đến điều không may xẩy đến. Bệnh càng tiến triển xấu, càng lo âu. Vòng luẩn quẩn lâu ngày, ngày càng phức tạp, bệnh nhân ngày càng bi quan.

3/ Rối loạn thần kinh thực vật
- Tim mạch: hồi hộp, tim đập nhanh, ra mồ hôi nhiều ở chân tay, ở người.
- Tiêu hoá: ăn kém ngon, ợ hơi, táo bón.
- Sinh dục: đàn ông bị di tinh, mộng tinh hoặc bất lực. Đàn bà bị bế kinh, rối loạn kinh.

🥰III/ NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân chủ yếu của suy nhược thần kinh là những yếu tố về sang chấn tinh thần xẩy ra trong sinh hoạt và đời sống.
- Tinh thần căng thẳng một thời gian dài mà thiếu nghỉ ngơi đúng mức. Làm việc thiếu khoa học, ôm đồm.
- Chấn thương thần kinh: Buồn phiền vì tình duyên trắc trở, gia đình mâu thuẫn, vướng mắc quyền lợi trong cơ quan, có người thân chết…
- Do bệnh tật: Ảnh hưởng đến sức khoẻ và hoạt động của thần kinh cao cấp, bệnh nhân lại lo lắng bi quan và càng làm cho thần kinh mệt mỏi hơn.

🥰IV/ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT SUY NHƯỢC THẦN KINH VÀ CÁC BỆNH KHÁC
Không có tiền sử về snag chấn tinh thần:
- Viêm xoang mặt: Khám tai mũi họng, chụp X quang để xác định;
- Bệnh Migraine: Chỉ nhức ở nửa đầu, cố định, có kèm theo triệu chứng nôn mửa;
- Bệnh tăng huyết áp: Đo huyết áp;
- U não: Đau nhức tăng dần ở một vị trí nhất định. Có hội chứng tăng áp lực sọ não. Soi đáy mắt có ứ phù gai mắt.

🥰V/ ĐIỀU TRỊ
Cần kết hợp các phương pháp thích hợp, tạo cho bệnh nhân thoải mái về tinh thần và nâng cao thể lực.

1. Chế độ nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi phải kết hợp với lao động và thể dục nhẹ nhàng, làm vườn, chế độ ăn ngủ, giải trí thích hợp.

2. Điều trị nguyên nhân
- Cần nắm vững những biện pháp tâm lý để thâm nhập được tâm tư người bệnh. Tìm hiểu các sang chấn tinh thần chủ yếu đã gây ra cho người bệnh và các biện pháp tháo gỡ;
- Điều trị các bệnh mà người bệnh gặp phải.
3. Điều trị triệu chứng
- Nhức đầu: thuốc giảm đau thông thường Paracetamol, thuốc hỗn hợp thần kinh;
- Trạng thái kích thích, lo âu, mất ngủ: an thần Diazepam (Valium, Seduxen), kết hợp biện pháp tâm lý.
- Trạng thái suy nhược: Viatmin nhóm B, xoa bóp, thể dục, tắm nắng, tắm nước nóng, luyện tập khí công

#suy_nhược_thần_kinh
#nhức_đầu #mất_ngủ
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_an_khang_đường

https://phuongthuoccotruyen.com

0915.329.743
messenger icon zalo icon