Tìm hiểu về bệnh Hysteria

22:58:49 03/03/2024 Lượt xem 59 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

🌹TÌM HIỂU VỀ BỆNH HYSTERIA
(Bệnh viện Vimec)

Bệnh hysteria hay còn được gọi là rối loạn phân ly là 1 bệnh thường gặp ở những phụ nữ trẻ tuổi. Bệnh có thể “lây lan” và phát triển thành “dịch” khiến cho nhiều người bị ảnh hưởng.

😍1. Bệnh hysteria là gì?

Trong bảng phân loại bệnh quốc tế ICD-10, hysteria được gọi là rối loạn phân ly. Tỷ lệ mắc là 0,3 - 0,5% dân số và thường gặp ở nữ giới, đặc biệt là phụ nữ trẻ từ 14 đến 25 tuổi. Bệnh không phổ biến với những người có độ tuổi từ 45 tuổi trở lên. Hysteria là một chứng rối loạn cổ. Hysteria vốn có nguồn gốc từ một từ Hy Lạp cổ "hystron", có nghĩa là tử cung. Osler - một bác sĩ tâm thần nổi tiếng - định nghĩa bệnh hysteria là "một rối loạn chủ yếu của phụ nữ trẻ, trong đó trạng thái cảm xúc kiểm soát cơ thể, dẫn đến sự đảo lộn tinh thần, khả năng cảm giác và chức năng bài tiết.” Đặc điểm quan trọng của bệnh hysteria là bệnh nhân rất dễ tự ám thị, ly kỳ hóa hiện tượng, kịch tính hóa và thích được mọi người chú ý. Đôi khi bệnh hysteria có thể “lây lan”, ví dụ như vụ cuồng loạn của các nữ tu diễn ra tại tu viện Cơ đốc Pháp. Đây là một trường hợp cuồng loạn hysteria nổi tiếng được lưu lại trong y văn. Quá trình bệnh thường có giới hạn, nhưng triệu chứng có thể tái phát và trở nên mạn tính. Trong một số trường hợp, bệnh hysteia có thể có trước một bệnh nội khoa.

😍2. Nguyên nhân gây ra bệnh Hysteria

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh hysteria thường do chấn thương tâm thần, đó là những chấn thương gây cảm xúc mạnh như lo sợ tột độ, tức giận quá mức, thất vọng nặng nề... Bệnh thường phát sinh một thời gian ngắn sau khi bệnh nhân gặp chấn thương tâm lý, nhưng có những trường hợp khó xác định được chấn thương, nhất là các trường hợp bệnh tái phát. Ví dụ bệnh nhân lần đầu lên cơn kích động sau một trận đánh bom, lần sau khi giẫm phải mảnh bom mìn hay bị trượt chân gây chảy máu cũng có thể lên cơn. Đôi khi bệnh có thể phát sinh do một nhân tố thúc đẩy không liên quan đến chấn thương cấp tính hay mạn tính.

Bệnh hysteria thường dễ phát sinh ở những người trẻ tuổi có các yếu tố như: Có tinh thần yếu, thiếu kiềm chế, thích được chiều chuộng, thiếu tự chủ, thích phô trương, sự chịu đựng kém, thiếu lý tưởng sống. Đồng thời bệnh cũng có thể xảy ra ở những người có loại hình thần kinh yếu, loại hình thần kinh nghệ sĩ hoặc phần hoạt động lý trí bị giảm sút và phần hoạt động bản năng được tăng cường. Ngoài ra, các yếu tố khác có khả năng ảnh hưởng như tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc, suy dinh dưỡng, chấn thương sọ não...làm suy yếu hệ thần kinh. Nếu các yếu tố có này tác động mạnh hoặc kéo dài sẽ làm cho vỏ não bị suy yếu, khiến cho bệnh phát sinh.

😍3. Triệu chứng bệnh hysteria

Triệu chứng lâm sàng của bệnh Hysteria rất đa dạng như mệt mỏi hụt hơi, khó thở, đau nhức... nhưng không có bằng chứng xác đáng về thể chất. Những biểu hiện tâm thần như khóc cười, sợ hãi vô cớ, la hét, mất hay tăng cảm giác... khá rõ rệt. Nhìn chung có đặc điểm là xuất hiện có liên quan trực tiếp với chấn thương tâm thần, có phần giống nhưng có phần khác với các triệu chứng của các bệnh thực thể. Bệnh lý thường được thể hiện bằng các cơn hysteria, rối loạn vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn giác quan và rối loạn tâm thần:

• Cơn hysteria: biểu hiện bằng cơn co giật hysteria hay cơn vật vã hysteria, xảy ra do tác động trực tiếp của các chấn thương tâm lý. Cơn co giật có tính chất đa dạng và không định hình như trong cơn động kinh. Bệnh nhân thường nhiều động tác không tự ý và lộn xộn như đập chân tay xuống sàn hay giường, vùng vẫy chân tay, uốn cong người, gào thét, một số người bệnh còn giật xé quần áo, bứt tóc hoặc tự cào cấu bản thân. Cơn hysteria thường kéo dài khoảng 15 - 20 phút, đôi khi hàng giờ; nhìn chung cơn có thời gian càng kéo dài khi người bệnh càng được người khác chú ý và quan tâm.

• Rối loạn vận động: Người bệnh có thể có nhiều loại rối loạn vận động khác nhau như: lắc đầu, nháy mắt, gật đầu, múa giật, múa vờn... Triệu chứng thường gặp nhất là run, nhưng tính chất run không đồng đều, có thể run một phần cơ thể hay run cả người, khi không chú ý thì run giảm nhưng lúc chú ý thì run tăng lên.

• Rối loạn cảm giác: Bệnh nhân thường bị mất hoặc giảm cảm giác đau. Chứng mất cảm giác do bệnh hysteria khác với tình trạng mất cảm giác thực thể, vùng mất cảm giác không theo đúng khu vực phân phối của rễ và dây thần kinh cảm giác. Triệu chứng thường là mất cảm giác kiểu “bít tất tay” hay “bít tất chân” ở nửa người.

• Rối loạn giác quan: Bệnh nhân mắc hysteria có thể gặp tình trạng mù mắt và mù xảy ra đột ngột nhưng khi khám đáy mắt vẫn bình thường, phản xạ của đồng tử mắt với ánh sáng còn tốt. Bệnh nhân cũng có thể còn gặp chứng lưỡng thị hoặc đa thị do bệnh hysteria. Điếc cũng là một triệu chứng bệnh hysteria thường gặp trong chiến tranh sau chấn động não do sức ép của bom đạn. Tuy bệnh nhân đã mất thính lực nhưng vẫn còn phản xạ ở tai, chớp mắt khi có tiếng động mạnh và kiểm tra điện não đồ thấy có biến đổi khi có tiếng động kích thích. Ngoài ra tình trạng mất vị giác và khứu giác cũng là triệu chứng thường gặp do bệnh hysteria.

• Rối loạn tâm thần: Bệnh nhân thường có biểu hiện quên, trốn nhà, rối loạn cảm xúc và rối loạn tư duy. Chứng quên thường thay đổi từng ngày và với những người tiếp xúc khác nhau, khi tỉnh người bệnh không thể nhớ lại được. Tình trạng quên này thường không kéo dài và sẽ hồi phục hoàn toàn. Trốn nhà là tình trạng bệnh nhân bỏ nhà hoặc nơi làm việc để ra đi có mục đích nhưng vẫn duy trì sinh hoạt cá nhân và tiếp xúc bình thường. Còn rối loạn tư duy thường thể hiện qua các biển hiện như: trình bày bệnh tật để khêu gợi sự chú ý của người khác; lời nói lên bổng xuống trầm kèm theo điệu bộ kịch tính; trí tưởng tượng phong phú và cố bịa một câu chuyện hấp dẫn, ly kỳ; thích phô trương hoặc có nhiều hành vi tự phát.

😍4. Điều trị bệnh hysteria như thế nào?

Bệnh nhân mắc bệnh hysteria phải được khám nội khoa và thần kinh toàn diện, bởi vì 25-50% những bệnh nhân sẽ tiếp tục phát triển một bệnh nội khoa hoặc thần kinh khác. Bệnh nhân có thể rất nhạy cảm với liệu pháp ám thị, chẳng hạn nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý cho bệnh nhân “bị mù” cũng có thể có hiệu quả. Do đó, điều trị bệnh hysteria chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng liệu pháp ám thị khi người bệnh thức tỉnh, dùng lời nói làm cho bệnh nhân hiểu bản chất của bệnh trạng.

Ngoài ra, có thể kết hợp những biện pháp bổ trợ như dùng thuốc kích thích, châm cứu, điện châm, xoa bóp, bấm huyệt...Các biện pháp có tác dụng giảm các triệu chứng rối loạn vận động, cảm giác và giác quan... Nếu vẫn không có hiệu quả, phải dùng liệu pháp ám thị trong giấc ngủ thôi miên bằng trạng thái ức chế không hoàn toàn của vỏ não, bệnh nhân ngủ nhưng trong não vẫn còn điểm thức và qua đó người bệnh vẫn tiếp thu được lời ám thị của bác sĩ.
Ngoài liệu pháp tâm lý, tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân để áp dụng các biện pháp hỗ trợ khác, điều chỉnh hoạt động thần kinh bằng những loại thuốc phù hợp kèm theo các liệu pháp giải trí, lao động... Lưu ý việc rèn luyện nhân cách khá quan trọng vì đây là bệnh thường gặp ở những bệnh nhân có nhân cách yếu. Do đó ngoài các liệu pháp điều trị ở trên, muốn bệnh khỏi hẳn phải duy trì liệu pháp tâm lý lâu dài, làm cho người bệnh hiểu được nhược điểm của bản thân và động viên bệnh nhân khắc phục mặt tiêu cực, tập kiềm chế cảm xúc và hành vi của mình.

😍5. Cách phòng ngừa bệnh Hysteria

Bệnh hysteria có thể được phòng ngừa bằng các biện pháp như sau:
• Truyền thông giáo dục sức khỏe, phổ biến các kiến thức về phòng bệnh tâm thần để mỗi gia đình biết cách giáo dục con em ngay từ khi còn nhỏ, rèn luyện cho chúng có ý chí vững mạnh, chịu đựng được gian khổ và biết kiềm chế bản thân...
• Cần tăng cường giáo dục tình đoàn kết và thân ái; tránh những chấn thương tâm lý trong sinh hoạt, học tập và công tác.
• Nên thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tốt, vui chơi giải trí
• Tăng cường tập luyện thể chất, ăn uống lành mạnh để đảm bảo có sức khỏe tốt
• Điều trị kịp thời các tình trạng ốm đau, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, các bệnh lý nhiễm khuẩn và nhiễm độc...

#Hysteria
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_lộc_khang_đường

https: phuongthuoccotruyen

0915.329.743
messenger icon zalo icon