🫑TRỊ ĐAU DẠ DẦY Ở TRẺ EM BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
(Báo Sức khỏe $ Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế)
SKĐS - Đau dạ dày tưởng như chỉ xảy ra ở người lớn, song trẻ nhỏ cũng có thể mắc và nếu không sớm chữa trị sẽ ngày càng trở nặng, khó trị dứt điểm.
🥰Nhận biết đau dạ dày ở trẻ nhỏ
Các bệnh lý về dạ dày có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, đặc biệt, trẻ nhỏ thường bị từ khi được 4 tuổi, và nhiều nhất ở trẻ thuộc độ tuổi từ 10-15 tuổi. Triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng, nhưng kiểu đau hơi khác với người lớn.
Về vị trí:
Trẻ có thể bị đau trên rốn hoặc quanh rốn, khó tiêu, đầy bụng. Cũng chính vì vậy, nhiều trường hợp do không chẩn đoán đúng nên trẻ không được điều trị đúng phác đồ, đúng loại thuốc, dẫn đến bệnh kéo dài và ngày càng trở nặng.
Về thời gian đau:
Thường trước hoặc sau ăn, có thể lặp lại liên tục (nhiều người không biết có thể nhầm lẫn là đau do giun) nhưng có khi lại là cơn đau thất thường giống như giả vờ... Do những dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn nên các bố mẹ dễ chủ quan, không phát hiện đúng bệnh hoặc phát hiện muộn khiến bệnh nguy cơ diễn biến xấu, có thể trở thành viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa.
Thậm chí, một số biểu hiện như: Đầy hơi khiến trẻ biếng ăn, xanh xao, chóng mặt, các vị phụ huynh cho rằng trẻ thiếu chất, nên bồi bổ và thúc ép trẻ ăn và ăn nhiều đồ bổ dưỡng mà không biết rằng đây chính là biểu hiện của bệnh dạ dày. Điều này làm cho tình trạng bệnh càng nặng hơn, thậm chí gây ra các vấn đề tâm lý cho trẻ.
Đa phần trẻ bị đau dạ dày do chế độ ăn uống không phù hợp hoặc do nhiễm khuẩn.
Ths. Bs. Trần Danh Phương - Trưởng Khoa Đông Y, Bệnh viện Thể thao Việt Nam - cho biết: Thông thường trẻ nhỏ hay bị đau dạ dày thể tỳ vị hư nhược, viêm dạ dày thể hư hàn, và chỉ tỉ lệ nhỏ là bị bệnh do yếu tố gia đình. Ứng với mỗi thể, y học cổ truyền lại có những bài thuốc khác nhau để điều trị.
🥰Bài thuốc Ôn trung kiện tỳ ích vị tán chữa đau dạ dày
Theo Ths. Bs. Trần Danh Phương, bài thuốc này chủ trị: viêm loét dạ dày hành tá tràng thể hư hàn, tỳ vị hư nhược.
Thành phần bài thuốc gồm các vị: Hậu phác 48g, bạch thược 48g, thương truật 45g, hương phụ 36g, trần bì 36g, quyết minh 18g, can khương 18g, bán hạ chế 18g, ô dược 18g, bạch linh 18g, bạch truật 15g, sa nhân 9g, hồng hoa 9g, ô tặc cốt 5g.
Cách dùng, liều lượng: Các vị sấy khô, tán bột mịn, ngày uống 2 lần, uống xa bữa ăn, mỗi lần uống 10g với nước chín.
Ths. Bs. Phương cho biết, tùy thể trạng và độ tuổi của trẻ mà gia giảm các vị thuốc cho phù hợp. Thuốc uống cách xa bữa ăn, tốt nhất là sau bữa ăn khoảng 2 tiếng đồng hồ. Trong quá trình điều trị nên tránh những thực phẩm vị tanh, tính lạnh, nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
Thùy Linh
#viêm_loét_dạ_dầy_tá_tràng
#đau_dạ_dầy #ợ_nóng
#ợ_chua #đầy_bụng
#trào_ngược_dạ_dầy
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_lộc_khang_đường
https: phuongthuoccotruyen.com
NHÀ THUỐC AN KHANG ĐƯỜNG
Địa chỉ: 15/458 Nguyễn Văn Linh, Lê Chân, Hải Phòng
Điện thoại: 0915.329.743
Website: phuongthuoccotruyen.com