Viêm đa dây thần kinh - Y học hiện đại

21:53:50 14/06/2023 Lượt xem 84 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

🍎VIÊM ĐA DÂY THẦN KINH
Bệnh học nội khoa Y học hiện đại – Hệ Thần kinh

I. ĐẠI CƯƠNG
Viêm đa dây thần kinh là hội chứng cấp hoặc bán cấp, gây tổn thương đồng thời hoặc lần lượt nhiều dây thần kinh hay nhiều khu vực phân phối thần kinh ngoại biên. Bệnh có đặc tính thoái hoá rải rác các bao Myelin trên từng đoạn xung quanh trục thần kinh, biểu hiện bằng hội chứng rối loạn cảm giác và rối loạn vận động cả hai bên đối xứng và thường gặp ở ngọn chi. Không tổn thương thần kinh trung ương.

🥰II/ NGUYÊN NHÂN

1. Nhiễm khuẩn
Ở trẻ con thường do biến chứng của bạch cầu sởi – cúm.
Ở người lớn: Thường do biến chứng của bệnh thương hàn, bệnh virus, bệnh hoa liễu, bệnh phong.

2. Nhiễm độc
Rượu (tỷ lệ trên 80%), kim loại nặng (chì Phân biệt), thuỷ ngân, thạch tín, các chất Tetraclorua, Nitrobenzol, khí ô xyt carbon…

3. Các bệnh dinh dưỡng và chuyển hoá
Bệnh thiếu vi tamin B1, B6, B12, PP; Bệnh rối loạn tiêu hoá kéo dài ở người uống rượu; Bệnh Viêm ruột, Lao ruột, Đái tháo đường…

🥰III/ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Mỗi nguyên nhân có hình thái lâm sàng riêng, nhưng thường thể hiện một số triệu chứng chung sau:

1. Rối loạn cảm giác
Xẩy ra từ từ hay đột ngột.

1.1 Cảm giác nông
Lúc đầu bệnh nhân có cảm giác tê bì như kiến bò ở ngoài da hoặc như kim châm. Khám thấy cảm giác nông (sờ, nóng) giảm nhưng tăng cảm giác đau. Xuất hiện ở hai bàn chân, hai bàn tay và các đầu chi hai bên. Khi ấn nhẹ vào khối cơ hoặc chi, kích thích nhẹ trên mặt da cũng gây đau. Rối loạn cảm giác tăng dần lên, nhất là ở hai chi dưới.

1.2 Cảm giác sâu
Cũng giảm, đau cơ bụng chân tăng khi bóp. Về sau có thể bị chuột rút và đôi khi cơn đau tự phát, đau liên tục, thường đau vào ban đêm, đau như phải bỏng, đau tăng khi đè và ấn vào chi. Rối loạn cảm giác sâu: mất cảm giác tư thế.

2. Rối loạn vận động
Băt đầu là liệt nhẹ các cơ duỗi, liệt mềm ở hai chi dưới và bốn chi, làm cơ nhoẽ ra, kèm theo giảm hoặc mất phản xạ gân xương và phản xạ da.
- Chi dưới: Chân trở lên lủng lẳng, ngón chân cái ở tư thế gấp, khi bệnh nhân đi kiểu” bàn chân rủ” (do liệt cơ trước ngoài của cẳng chân).
- Chi trên: Liệt hoàn toàn cơ duỗi ngón tay, làm cho “bàn tay thõng”.
Liệt có thể ở các nơi khác nhau như ở các cơ ở thân (cơ hô hấp) hoặc một số dây thần kinh sọ. Đặc biệt là vận động mặt và vòm hầu.
Vì liệt ngoại biên nên có thể kèm theo các rối loạn như:

3. Rối loạn dinh dưỡng
Teo cơ rất nhanh, có thể trở lên teo cơ vĩnh viễn, kèm theo thoái hoá xơ ở các cơ. Nhưng nếu được chữa sớm thì phục hồi nhanh chóng.

4. Rối loạn về phản ứng điện
Giảm rõ rệt.

🥰IV. ĐIỀU TRỊ
Chủ yếu chữa theo nguyên nhân
- Đối với viêm dây thần kinh: cho Viatmin B (B1, B6, B12) liều cao, tiêm bắp hay uống;
- Cho thuốc giảm đau nếu cần;
- Ăn uống tăng đạm và Vitamin;
- Phục hồi chức năng thần kinh: kết hợp với liệu pháp xoa bóp, vận động, châm cứu…
V. PHÒNG BỆNH
- Tăng đạm và Vitamin trong khẩu phần ăn;
- Chữa các bệnh nhiễm khuẩn;
- Không uống rượu;
- Vận động, tập thể dục hàng ngày.

#viêm_đa_dây_thần_kinh
#tổn_thương_dây_thần_kinh
#rối_loạn_cảm_giác
#rối_loạn_vận_động
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_an_khang_đường

https://phuongthuoccotruyen.com

0915.329.743
messenger icon zalo icon