☘️VIÊM GAN C – ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG NHƯ THẾ NÀO?
(Báo Sức khoẻ - Đời sống – Cơ quan ngôn luận cảu Bộ Y tế)
PGS.TS.BS Wynn Huỳnh Trần
SKĐS - Viêm gan C là một trong những lý do dẫn đến ung thư gan. Điều đáng ngại là khoảng 50% người bị nhiễm viêm gan C không biết mình bị nhiễm.
🤣1. Viêm gan C là gì?
Viêm gan C (VGC) là bệnh truyền nhiễm do Hepatitis C virus (HCV) gây nên. Là một bệnh thầm lặng, để lại những hậu quả rất nặng nề, nhưng bệnh VGC còn ít được quan tâm.
Hàng năm trên thế giới có khoảng 3% dân số mắc bệnh VGC và có khoảng 170 triệu người lành mang HCV. Nhiễm HCV cấp thường có nguy cơ 50% – 80% trở thành VGC mạn. Có đến 50% - 70% tất cả các trường hợp ung thư gan là có sự liên quan tới HCV. Những người VGC mạn không điều trị hiếm khi thanh thải virus tự nhiên trừ khi tình trạng miễn dịch bị thay đổi.
Virus gây viêm gan C có nhiều type
Cũng như viêm gan B, VGC lây truyền theo 3 con đường:
+ Đường máu,
+ Đường tình dục
+ và mẹ truyền cho con qua nhau thai khi sinh.
Tuy vậy, nguy cơ lây nhiễm theo đường tình dục hiếm. Hiện tượng mẹ truyền HCV cho con tỷ lệ cũng thấp. Như vậy, nguy cơ lây nhiễm HCV chủ yếu theo đường máu. Ngoài ra, có một tỷ lệ khoảng từ 30 - 40% trường hợp bị nhiễm HCV nhưng không rõ nguyên nhân lây nhiễm.
Có khoảng 67 loại biến thể/gene của HCV nhưng cách lây và triệu chứng thường giống nhau. Cách điều trị có thể khác nhau tùy vào loại biến thể/gene của HCV.
🤣2. Viêm gan C gây biến chứng gì?
Biến chứng nguy hiểm nhất của viêm gan C là những tổn thương lâu dài ở gan nếu không được chữa trị. Các biến chứng này bao gồm xơ gan, ung thư gan, dẫn đến suy gan và tử vong. Xơ gan xảy ra khi các tế bào gan thường xuyên bị tổn thương do virus, khiến chúng không phục hồi được, dẫn đến xơ hóa các mô gan. Ung thư gan xảy ra khi các tế bào gan bị đột biến gene do tổn thương từ nhiễm HCV.
Khoảng 15-30% người bị nhiễm VGC mạn tính sẽ phát triển thành xơ gan sau 20 năm. Như vậy, chúng ta có đủ thời gian để chẩn đoán và chữa trị nếu sàng lọc sớm.
🤣3. Các biểu hiện khi bị viêm gan C
Nhiễm viêm gan C thường xảy ra ở hai giai đoạn, cấp tính và mãn tính. Viêm gan C ở giai đoạn đầu thường không có hoặc ít có triệu chứng vì gan chưa bị tổn thương nhiều. Thường các triệu chứng xảy ra ở giai đoạn mãn tính nhiều hơn là cấp tính.
Các triệu chứng gặp ở viêm gan C cấp tính:
+ Ói mửa, buồn nôn.
+ Mệt mỏi, biếng ăn, đau nhức cơ bắp.
+ Vàng da.
Các triệu chứng này thường kéo dài vài tuần cho đến vài tháng, sau đó thì biến mất. Nhiều bệnh nhân tưởng rằng mình hết bệnh khi hết triệu chứng nên không đi gặp bác sĩ để kiểm tra. Có khoảng 15-25% bệnh nhân tự khỏi hoàn toàn sau khi giai đoạn cấp tính.
Bệnh nhân bị viêm C cấp tính cũng được điều trị thành công với thuốc kháng HCV. Ở số bệnh nhân còn lại, nếu bệnh nhân không được chữa trị, HCV trở thành nhiễm mạn tính và dần dần có thể khiến gan có những triệu chứng sau này.
Các triệu chứng thường gặp ở giai đoạn muộn:
+ Dễ chảy máu hay bầm tím trên da, do các protein giúp đông máu từ gan bị thiếu khi gan bị tổn thương.
+ Mệt mỏi, biếng ăn do gan bị tổn thương ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và men tiêu hóa.
+ Da vàng và tròng mắt vàng.
+ Nước tiểu màu đậm.
+ Ngứa da, khô da, hay nổi mẩn, da nổi mạng nhện hay các mạch máu li ti.
+ Sưng tích nước vùng bụng (ở giai đoạn muộn khi gan bị xơ).
+ Sưng phù chân.
+ Giảm cân.
+ Mất trí nhớ, lơ mơ, thay đổi nhận thức xảy ra ở giai đoạn muộn khi gan không còn khả năng lọc máu.
🤣4. Chữa trị viêm gan C thế nào?
Điều trị viêm gan C mạn đã có nhiều tiến triển, đầu tiên các liệu trình interferon ngắn hạn đã làm giảm nồng độ men ALT trong huyết thanh, giảm nồng độ HCV và làm giảm tình trạng viêm gan. Tuy nhiên diệt trừ virus không xảy ra, và phần lớn bệnh nhân tái phát sau khi ngừng thuốc.
Sau này liệu trình phối hợp interferon và ribavirin có khả năng diệt trừ virus ở 40% các bệnh nhân. Liệu pháp Peg - interferon kết hợp với ribavirin cho tỷ lệ đáp ứng virus học kéo dài trên 50% các bệnh nhân nên đã dần thay thế các chế độ điều trị cũ.
Viêm gan C ngày nay có thể chữa khỏi hoàn toàn, diệt virus có trong cơ thể và giúp gan phục hồi. Điều quan trọng là chẩn đoán sớm để can thiệp kịp thời. Ngăn ngừa rủi ro nhiễm HCV giúp bảo vệ lá gan tốt hơn.
Gần đây, cách chữa trị viêm gan C đã thay đổi rất nhiều. Sự kết hợp nhiều loại thuốc và nhiều cơ chế tác dụng để có hiệu quả chéo, cải tiến đáp ứng, giảm thời gian điều trị, cải thiện tính dung nạp, giảm sự đề kháng, có thể áp dụng được với những đối tượng khó điều trị.
Mục tiêu là chữa diệt dứt hẳn hoàn toàn HCV trong cơ thể, đồng thời bảo tồn và phục hồi chức năng gan. Trị liệu thường phụ thuộc vào bệnh nhân mắc loại HCV loại nào, số lượng virus đang nhiễm trong cơ thể nhiều hay ít, gan đã bị tổn thương thế nào và có ảnh hưởng đến các cơ quan khác hay không.
Các thuốc điều trị là interferon và ribavirin - là các thuốc hỗ trợ hệ miễn dịch tăng cường khả năng chống HCV.
Các thuốc trị liệu hiện nay là thuốc kháng virus đặc hiệu dùng trong 8 đến 12 tuần. Đa số bệnh nhân đáp ứng điều trị trong thời gian này, số lượng HCV giảm đáng kể hoặc hết. Thuốc chữa viêm gan C ngày nay có rất nhiều, bệnh nhân cần thảo luận với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa về viêm gan virus để được điều trị phù hợp nhất.
Dưới dây là các loại thuốc hay dùng đã được FDA chấp thuận:
- Daclatasvir/Sofosbuvir chữa viêm gan C loại 1 và 3. Tác dụng phụ gồm nhức đầu nhẹ, làm chậm nhịp tim.
- Elbasvir/Grazoprevir chữa viêm gan loại 1 và 4, cũng được dùng trong giai đoạn muộn với xơ gan, suy thận và HIV. Thuốc có thể làm bệnh nhân mệt mỏi và nhức đầu.
- Glecaprevir/Pibrentasvir chữa hầu hết các loại HCV, tác dụng phụ gồm nhức đầu, mệt mỏi, và tiêu chảy.
- Ledipasvir/Sofosbuvir chữa HCV loại 1, 4, 5 và 6. Tác dụng phụ gồm đau bụng hay khó ngủ.
- Ombitasvir/Paritaprevir và Ritonavir/Dasabuvir chữa viêm gan giai đoạn muộn miễn là gan vẫn còn hoạt động.
- Simeprevir/Sofosbuvir có thể dùng kết hợp Interferon/ribavirin với các thuốc kháng virus mới tùy vào trường hợp.
- Ghép gan có thể là giải pháp cuối cùng, khi tổn thương gan đã quá nặng. Biện pháp này được áp dụng khi đã điều trị sạch HCV, nhưng gan vẫn không hồi phục được. Đa số gan được ghép từ người hiến đã tử vong. Trong một số trường hợp, người bị suy gan có thể nhận một phần lá gan từ người hiến còn sống. Vì vậy, ghép gan không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được vì thiếu nguồn cung cấp.
- Sau khi ghép gan, bệnh nhân cần phải dùng thuốc kháng virus HCV để biết chắc là virus không gây tổn thương gan lần nữa.
🤣5. Cách ngăn ngừa viêm gan C
Hiện nay, dù vẫn chưa có vaccine cho HCV, nhưng nên chích vaccine ngừa viêm gan B và vaccine ngừa viêm gan A. Đây là các loại virus khác cũng dễ gây tổn thương gan.
Giảm rủi ro nhiễm HCV bằng cách quan hệ tình dục an toàn, dùng kim tiêm chích một lần, và hạn chế uống bia rượu hay bỏ hút thuốc lá.
Ngừng các thuốc hay thực phẩm chức năng có thể tổn thương đến lá gan. Hỏi bác sĩ xem nên dùng loại thuốc gì tốt nhất cho gan.
Chữa các bệnh mạn tính khác để bảo vệ lá gan như chữa tăng huyết áp hay kiểm soát bệnh thận.
Để phòng nhiễm HCV do tiếp xúc với máu, phải tuyệt đối vô khuẩn các dụng cụ y tế có liên quan đến người bệnh trong công việc hằng ngày. Việc kiểm tra thật nghiêm ngặt trước khi nhận máu của người hiến máu là hết sức cần thiết.
Nhân viên y tế phải nắm rõ đối tượng mình phục vụ có bị nhiễm HCV hay không để đề phòng khi làm các thủ thuật có tiếp xúc với máu. Tuyệt đối không dùng chung bơm kim tiêm và phải dùng bơm kim tiêm đã tuyệt đối vô khuẩn.
Đối với nam giới, không dùng chung dao cạo râu. Đối với thợ cắt tóc, nếu cạo râu cho khách, cần phải dùng lưỡi dao cạo mới. Nên sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục đối với người nghi ngờ mắc HCV.
#viêm_gan #viêm_gan_virus
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_lộc_khang_đường
https: phuongthuoccotruyen.com
NHÀ THUỐC AN KHANG ĐƯỜNG
Địa chỉ: 15/458 Nguyễn Văn Linh, Lê Chân, Hải Phòng
Điện thoại: 0915.329.743
Website: phuongthuoccotruyen.com