Bệnh lục dâm - Tổng thể

15:07:26 28/06/2023 Lượt xem 105 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

Tập 6. ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG, BỆNH DO LỤC DÂM

Lục dâm là các tà khí xâm nhập vào cơ thể, cúng với chính khí trong cơ thể bị suy yếu gây lên các chứng, bệnh, gồm: Phong (gió), Hàn (khí lạnh), Táo (khí khô ráo), Thấp (khí ẩm ướt), Thử (khí nắng), Nhiệt (khí nóng).

Bệnh  cảm mạo cũng là do Lục dâm,  trình bầy ở tập 7. Trong phần này, trình bầy các chứng trạng khác.

6.1 ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH PHONG

Bệnh phong bao gồm Ngoại phong từ ngoài vào lưu lại ở cơ biểu, kinh lạc, gân, xương và Nội phong thường từ tạng phủ gây lên.

6.1.1 ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH NGOẠI PHONG

Các chứng, bệnh: Đau đầu sợ gió; Ngứa; Tê bì chân tay; Gân cốt co, đau, khó duỗi; Liệt mặt; Uốn ván.

6.1.1.1 Chứng Liệt mặt, nói khó, chân tay không vận động được.

Bài thuốc ĐẠI TẦN GIAO THANG: KHU PHONG THANH NHIỆT, DƯỠNG HUYẾT, HOẠT HUYẾT (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Tố vấn)

Thành phần: Tần giao 11g, Bạch thược 8g, Phòng phong 4g, Bạch chỉ 4g, Thục địa 4g, Khương hoạt 4g, Cam thảo 8g, Tế tân 2g, Hoàng cầm 4g, Bạch truật 4g, Bạch linh 4g, Xuyên khung 8g, Đương quy 8g, Độc hoạt 4g, Thạch cao 8g, Sinh địa 4g.

Chủ trị: Phong tà bắt đầu trúng vào kinh lạc. Liệt mặt, nói khó, chân tay không vận động được.

Phân tích: Tần giao khu phong thông kinh lạc. Khương, Độc, Phòng, Bạch, Tế khu tán phong tà. Quy, Thược, Thục dưỡng huyết thư cân. Khung cùng Quy, Thược hoạt huyết, thông lạc. Truật, Linh ích khí kiện tỳ. Cầm, Thạch, Sinh lương huyết, thanh nhiệt. Thảo để điều hoà.

Tôi thường dùng bài này, gia thêm Xương truật, Tri mẫu chữa người bị bệnh gout và khớp mãn tính, thỉnh thoảng lại bị trúng phong kinh lạc khi thời tiết thay đổi (mưa, lạnh), chân tay đau, nóng, đỏ, không đi lại được rất hiệu nghiệm.

6.1.1.2 Chứng Phong chẩn, thấp chẩn, nổi mề đay, ngứa

Châm cứu: Châm tả Huyết hải, Khúc trì, Tam âm giao. Nếu do ăn uống châm thêm Túc tam lý.

Bài thuốc TIÊU PHONG TÁN (Xem Mục…., trang…)

6.1.1.3 Bệnh Viêm mũi

6.1.1.3.1 Viêm mũi dị ứng (khi thay đổi thời tiết)

Châm cứu: Cứu Phế du, Cao hoang. Châm Nghinh hương, Hợp cốc, Túc tam lý.

Bài thuốc NGỌC BÌNH PHONG VÀ QUẾ CHI THANG GIA GIẢM: BỔ KHÍ CỐ BIỂU, KHU PHONG TÁN HÀN (GS Hoàng Bảo Châu – Y học cổ truyền)

Thành phần: Hoàng kỳ 16g, Phòng phong 6g, Bạch truật 8g, Quế chi 8g, Bạch thược 12g, Sunh khương 2g, Đại táo 6g.

Chủ trị: Viêm mũi dị ứng. Viêm khi thay đổi thời tiết.

Gia giảm: Nếu bệnh mới mắc, chẩy mĩu nhiều, thêm Ma hoàng 4g. Néu mệt mởi, ăn kém, đoản hơi, thêm Đảng sâm 16g, Kha tử 6g.

6.1.1.3.2 Viêm mũi mạn tính

Châm cứu: Châm Nghinh hương, Hợp cốc, Ấn đường, Liệt khuyết.

Bài thuốc THƯƠNG NHĨ TỬ TÁN GIA GIẢM: KHU PHONG TUYÊN PHẾ (GS Hoàng Bảo Châu – Y học cổ truyền)

Thành phần: Ké đầu ngựa 6g, Tân di 12g, Bạch chỉ 4g, Bạc hà 4g, Cát cánh 4g, Cam thảo 16g, Hạ khô thảo 12g.

Chủ trị: Viêm mũi mạn tính.

Gia giảm:

  • Nếu do phong hàn (nước mũi trong), bỏ Hạ khô thảo, gia Kinh giới 12g, Phòng phong 8g, Khương hoạt 8g;
  • Nếu do thấp nhiệt (nước mũi vàng, đục) thêm Hoàng cầm 12g, Tang bạch bì đều 12g.

6.1.1.4 Bệnh Viêm xoang

6.1.1.4.1 Viêm xoang dị ứng

Châm cứu: giống bệnh Viêm mũi dị ứng, thêm các huyệt tại các vị trí xoang đau: Đầu duy, Thái dương, Ấn đường, Thừa khấp, Quyền lieu.

Bài thuốc giống như Viêm mũi dị ứng.

6.1.1.4.2 Viêm xoang nhiễm khuẩn

Thường do phong độc và nhiệt độc

6.1.1.4.2.1 Viêm xoang nhiễm khuẩn cấp tính

Bài thuốc TÂN DI THANH PHẾ THANG GIA GIẢM: THANH NHIỆT, GẢI ĐỘC (GS Hoàng Bảo Châu – Y học cổ truyền)

Thành phần: Tân di 12g, Hoàng cầm 12g, Sơn chi 12g, Thạch cao 40g, Tri mẫu 12g, Kim ngân hoa 16g, Mạch môn 12g, Ngư tinh thảo 20g.

Chủ trị: Viêm xoang nhiễm khuẩn cấp. Bệnh mới phát, ngạt mũi, chẩy nước mũi vàng và có mủ, xoang hàm và xoang trán đau, viêm hố mũi kèm theo các triệu chứng: sốt, nhức đầu.

Gia giảm: Nếu sợ lạnh, sốt, nhức đầu, bỏ Hoàng cầm, Mạch môn, thêm Ngưu bang, Bạc hà.

6.1.1.4.2.2 Viêm xoang nhiễm khuẩn mãn tính:

Châm cứu: Châm các huyệt tại các vị trí xoang đau: Đầu duy, Thái dương, Ấn đường, Thừa khấp, Quyền liêu, thêm Hợp cốc, Khúc trì, Nội đình.

Bài thuốc DƯỠNG TÂM, NHUẬN TÁO, THANH NHIỆT, GIẢI ĐỘC (GS Hoàng Bảo Châu – Y học cổ truyền)

Thành phần: Sinh địa 16g, Kim ngân 16g, Huyền sâm 12g, Đan bì 12g, Mạch môn 12g, Ké đầu ngựa 16g, Tân di 8g, Hoàng cầm 12g.

Chủ trị: Bệnh kéo dài, xoang hàm và trán ấn đau, thường chẩy  nước mũi có mủ, mùi hôi, khứu giác giảm, nhức đầu thường xuyên,

6.1.1.5 Bệnh đau nửa đầu, đau đỉnh đầu

Bài thuốc XUYÊN KHUNG TRÀ ĐIỀU TÁN: SƠ PHONG CHỈ ĐAU HUYẾT (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Cục phương)

Thành phần: Xuyên khung, Kinh giới đều 15g, Bạch chỉ, Khương hoạt, Cam thảo đều 8g, Tế tân 4g, Phòng phong 6g, Bạc hà 30g. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước trà, 2 lần/ngày.

Chủ trị: đau đầu do ngoại cảm phong tà. Đau nửa đầu hoặc đau đỉnh đầu, sợ lạnh, phát nóng, mũi ngạt, mắt hoa, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

Phân tích: Khung, Chỉ, Khương sơ phong, chỉ đau.Bạc hà tán phong nhiệt. Kinh giới, Phòng phong sơ tán phong tà trên đỉnh đầu. Cam thảo điều hoà. Chè thanh nhiệt ở đầu, mắt.

Chú ý: Không dùng phương thuốc này chữa đau đầu do khí hư, huyết hư hoặc do can phong, can dương.

Gia giảm: Nếu đầu váng, mắt hoa, đau nửa đầu nhiều thì thêm Cúc hoa, Cương tàm nhằm thanh lợi đầu mắt (gọi là Cúc hoa trà điều tán).

6.1.1.6 Chứng Trúng phong, liệt mặt

Bài thuốc KHIÊN CHÍNH TÁN: KHU PHONG, HOÁ ĐỜM, CHỈ KINH HUYẾT (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Tố vấn)

Thành phần: Bạch phụ tử, Cương tàm, Toàn yết, lượng bằng nhau. Tán mịn, mỗi lần dùng 4g, uống với nước hoặc rượu nóng.

Chủ trị: Trúng phong, liệt mặt.

Phân tích: Bạch phụ tử khu phong hoá đàm, chữa phong ở đầu mặt. Cương tàm, Toàn yết khu phong, chỉ kinh, hoá đờm, thông lạc. Rượu để dẫn thuốc.

Chú ý: Không dùng phương thuốc này cho các trường hợp khí hư, huyết ứ hoặc do can phong nội động gây liệt mặt, bán thân bất toại.

Gia giảm: Nếu kinh quyết, chân tay co giật thì bỏ Phụ tử, Cương tàm, thêm Ngô công lượng như Toàn yết để khu phong (gọi là Chỉ kinh tán).

6.1.1.7 Chứng Phá thương phong (Phong uốn ván)

Bài thuốc NGỌC TRẦN TÁN: KHU PHONG HOÁ ĐỜM, GIẢI KINH CHỈ ĐAU (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Ngoại khoa)

Thành phần: Sinh nam tinh, Phòng phong, Bạch chỉ, Thiên ma, Khương hoạt, Bạch phụ tử, lượng bằng nhau. Tám mịn, mỗi lần 8g uống với rượu nóng, ngoài ra còn đắp vào chỗ đau (như vết chó dại cắn).

Theo tôi, nên dùng Hắc phụ tử (chế), Nam tinh chế, hiệu quả thấp hơn, song không lo Phụ tự sống, Nam tinh sống sẽ độc hại.

Chủ trị: Trị bệnh Phong uốn ván. Miệng cắn chặt, mũi mím chặt, người cứng, cong vẹo.

Phân tích: Phụ tử, Nam tinh khu phong hoá đờm, giải kinh chỉ đau, Khương, Phòng, Chỉ khu phong ở kinh lạc. Thiên ma túc phong, giải kinh. Rượu nóng dẫn thuốc.

6.1.1.8 Chứng Tê bì chân tay

Bài thuốc TIỂU HOẠT LẠC ĐƠN: KHU PHONG TRU7WF THẤP, HOÁ ĐỜM THÔNG LẠC, HOẠT HUYẾT CHỈ ĐAU (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Cục phương)

Thành phần: Xuyên ô, Thảo ô, Địa long, Thiên nam tinh đều 240g, Nhũ hương, Một dược đều 88g. Tán mịn, cho rượu vào mì làm hoàn 3g. Mỗi lần uống 1 viên với rượu và nước nóng, ngày 2 lần. Tôi thường thay Xuyên ô bằng Phụ tử chế để đảm bảo an toàn.

Chủ trị: Chứng phong hàn thấp tà lưu ở kinh lạc. Cân mạch ở chân tay có đau, khớp co duỗi khó, đau di động. Trúng phong, chân tay tê bì, đùi lưng nặng đau.

Phân tích: Xuyên ô, Thảo ô tân nhiệt khu phong, trừ thấp, ôn kinh lạc, chỉ đau mạnh. Nhũ hương, Một dược hành khí, hoạt huyết, hoá ứ trong kinh lạc. Địa long thông kinh hoạt lạc. Rượu để dẫn thuốc.

6.1.1.9 Chứng Nhiệt tý, sưng, nóng, đỏ, đau:

Bài thuốc PHONG THẤP HOÀN: KHU PHONG TÁN HÀN TRỪ THẤP LỢI QUAN TIẾT (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Hướng dẫn thuốc nam Bộ Y tế)

Thành phần: Hy thiêm 50g, Ngưu tất 20g, Thổ phục linh 20g, Lá lốt 10g. Tán mịn làm hoàn, áo bằng Hoài sơn. Mỗi lần 10-15g, 3 lần/ ngày.

Chủ trị: Nhiệt tý (có sưng, nóng, đỏ, đau).

Phân tích: Hy thiêm dưỡng huyết, hoạt huyết, trừ thấp nhiệt. Thổ phục lợi thấp, giải độc. Ngưu tất hoạt huyết. Lá lốt chỉ đau.

6.1.2 ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH NỘI PHONG

Bệnh nội phong do Can dương thịnh, nhiệt cực phong động, sốt cao không hạ, hôn mê, chân tay máy giật (can dương thiên can) hoặc Can phong nội động với chóng mặt, đầu đau nóng, nặng thì đột quỵ, méo mồm, bán thân bất toại.

6.1.2.1 Chứng Sốt cao không hạ, hoả cực sinh phong, co giật

Bài thuốc LINH GIÁC CÂU ĐẰNG THANG: LƯƠNG CAN TỨC PHONG, TĂNG DỊCH THƯ CÂN (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Thông tục thương hàn luận)

Thành phần: Tang diệp 8g, Câu đằng 11g, Bạch thược 11g, Sinh cam thảo 3g, Bối mẫu 15g, Cúc hoa 11g, Linh giác 6g, Sinh địa 19g, Phục thần 11g, trúc nhự 19g. Sắc uống.

Chủ trị: Nhiệt thịnh ở Can kinh, nhiệt cực sinh phong. Sốt cao không hạ, phiền muộn, chân tay co giật, kinh quyết, nặng thì hôn mê, lưỡi đỏ sẫm và khô, hoặc lưỡi đen có gai, mạch huyền và sác.

Phân tích: Linh giác, Câu đằng lương can tức phong, thanh nhiệt giải kinh, hơqpj với Tang diệp, Cúc hoa để tăng cường tức phong. Bạch thược, Sinh địa dưỡng âm, tăng dịch, dưỡng can thư cân, cùng Linh giác, Câu đằng lương can, tức phong. Bối mẫu, Trúc nhự thanh nhiệt hoá đờm. Phục than bình can, ninh tâm, an thần. Cam thảo điều hoà.

Gia giảm: Nếu có khí hư kết hợp với răng cắn chặt, chân tay co, tim đạp, sốt cao, mắt trợ ngược thì giữ nguyên Câu đằng, Linh giác, Cam thảo, thêm Toàn yết, Thiên ma, Nhân sâm để thanh nhiệt tức phong (gọi là bài Câu đằng ẩm).

Nếu không có Linh giác, tôi thường thay bằng sừng trâu, lượng gấp đôi.

6.1.1.2 Chứng Đau đầu, chóng mặt, mất ngủ

Bài thuốc THIÊN MA CÂU ĐẰNG ẨM: BÌNH CAN TỨC PHONG, THANH NHIỆT HOẠT HUYẾT, BỔ ÍCH CAN THẬN (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Tạp bệnh chính trị tân nghĩa)

Thành phần: Thiên ma 9g, Câu đằng cho sau 12g, Thạch quyết minh sắc trước 18g, Sơn chi 8g, Hoàng cầm 9g, Ngưu tất 12g, Đỗ trọng 9g, Ích mẫu 9g, Dạ giao đằng 9g, Phục thần 9g.

Chủ trị: Can dương thiên cang, can phong nhiễu ở trên đầu. Đau đầu, chóng mặt, mất ngủ.

Phân tích: Thiên ma, Câu đằng, Thạch quyết minh bình can tức phong. Chi tử, Hoàng cầm thanh nhiệt tả hoả. Ích mẫu hoạt huyết, lợi thuỷ. Ngưu tất dẫn huyết đi xuống, cung với Đỗ trọng bổ ích can thận. Dạ giao đằng, Phục thần an thần.

Gia giảm: Bệnh nặng gia Linh dương giác.

6.1.2.3 Chứng Âm hư huyết kém, đau sườn, thở khó, phong nhiệt bế tắc làm đầu choáng váng, mắt đau mờ

Bài thuốc BÌNH CAN KHÍ HOÀ CAN HUYẾT: BÌNH CAN GIÁNG NGHỊCH (Hải thượng Lãn Ông – Hiệu phỏng tân phương)

Thành phần: Sinh địa 11g, Thục địa 8g, Đương quy 8g, Đan sâm 6g, Bạch thược 8g, Đan bì (tẩm rượu) 4g, Ngô thù (tẩm Hoàng liên sao) 4g, Sơn thù 4g, Quế mỏng 3g. Sắc uống lúc còn nóng.

Chủ trị: Âm hư huyết kém, đau sườn, thở khó, không thể quay trở được và phong nhiệt bế tắc lấn lên, đầu choáng váng, mắt đau mờ. Chữa các chứng về khí huyết của can kinh.

Phân tích: Sinh, Thục, Quy, Thù, Đan bổ can huyết. Thược liễm âm của can. Mẫu đơn thanh lôi hoả của can. Sài hồ tả can. Ngô thù ức can. Quế làm sứ.

Gia giảm:

  • Sườn đau lắm, khớp xương co rút, thêm Câu đằng, Tần giao;
  • Sườn đau như dùi đâm, khi cấp bách hay giận thêm Thanh bì tẩm giấm sao;
  • Mát đỏ sưng thêm Bạch tật lê, chói mắt thêm Cam cúc;
  • Nước mắt nhiều thêm Phòng phong, Bạch chỉ, ngứa lắm thêm Kinh giới.

6.1.2.4 Chứng lưỡi cứng, nói khó, chân yếu

Bài thuốc ĐỊA HOÀNG ẨM TỬ: TƯ THẬN ÂM, BỔ THẬN DƯƠNG, KHAI KHIẾU HOÁ ĐỜM (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Hoàng đế Tố vấn tuyên minh luận phương)

Thành phần: Thục địa, Ba kích, Sơn thù, Thạch hộc, Nhục thung dung, Phụ tử chế, Ngũ vị tử, Quan quế, Bạch linh, Xương bồ, Viễn trí lượng bằng nhau. Tán mịn, mỗi lần sắc 11g với 5 lát gừng, 1 quả táo, 5 lá Bạc hà. Tôi thường dùng mỗi vị 6g -8g thêm Gừng, Táo, Bạc hà, sắc uống.

Chủ trị: Chứng nói khó, không phát âm được. Lưỡi cứng không nói được, chân yếu không đi được, miệng khát không muốn uống, mạch trầm tế nhược.

Phân tích: Thục địa, Sơn thù bổ thận âm. Thung dung, Ba kích ôn thận tráng dương. Phụ tử, Nhục quế ôn dưỡng chân nguyên, thông mạch.Thạch hộc,Mạch môn, Ngũ vị tư âm liễm dịch. Xương bồ, Phục linh, Viễn trí  giao thông tâm thận, khai khiếu hoá đờm. Sinh khương, Đại táo, Bạc hà điều hoà dinh vệ.

6.2 ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH TÁO

Gồm Ngoại táo và Nội táo. Ngoại táo do khí táo xâm nhập vào, làm tổn thương phế, hao tân dịch, với các biểu hiện: nóng, sợ lạnh, miệng khô, họng đau, ho khan không đờm hoặc ho khạc ít đờm. Nội táo do tinh dịch của tạng phủ bị suy. Có táo ở phần thượng: khí nghịch, ho khan, phần trung: nôn, ăn không được, ở phần hạ: khát hoặc phân phân khô. Có táo ở các tạng phủ như: phế, vị, thận, đại trường.

6.2.1 ĐIỀU TRỊ BỆNH NGOẠI TÁO

6.2.1.1 Chứng phế khí không thông, ố hàn, đau đầu, ho, tắc mũi

Bài thuốc HẠNH TÔ TÁN: GIẢI LƯƠNG TÁO, TUYÊN PHẾ HOÁ ĐỜM

Thành phần: Tô diệp, Bán hạ, Phục linh, Tiền hồ, Cát cánh, Chỉ xác, Cam thảo, Hạnh nhân, Sinh khương, Trần bì đều 8g, Táo 2 quả. Sắc uống.

Chủ trị: Ngoại cảm lương táo. Đầu hơi đau, sợ lạnh, không mồ hôi, họng khô, rêu lưỡi trắng, mạch huyền.

Phân tích: Tô diệp, Tiền hồ giải biểu tán tà, làm hơi ra mồ hôi. Hạnh nhân, Cát cánh tuyên phế, đạt tà, lợi khí, chỉ ho. Bán hạ, Phục linh trừ thấp, hoá đờm. Chỉ xác, Trần bì lý khí khoan hung. Khương, Táo, Thảo điều hoà dinh vệ.

6.2.1.1 Chứng miệng khát, họng khô, ho khan ít đờm

Bài thuốc SA SÂM MẠCH ĐÔNG THANG: THANH DƯỠNG PHẾ VỊ, SINH TÂN, NHUẬN TÁO (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Ôn bệnh điều biện)

Thành phần: Sa sâm 11g, Mạch môn 11g, Sinh cam thảo 4g, Ngọc trúc 8g, Tang diệp 6g, Hoa phấn 6g, Biển đậu 6g. Sắc uống. Tôi thường gia thêm Hạnh nhân 5g, Bối mẫu 5g để tăng hiệu quả trị ho.

Phân tích: Thanh diệp thanh táo tuyên phế. Sa sâm, Ngọc trúc, Mạch môn nhuận phế. Biển đậu, Hoa phấn dưỡng vị âm. Thảo thanh nhiệt, dưỡng vị khí.

6.2.1.2 Chứng Bạch hầu

Bài thuốc DƯỠNG ÂM THANH PHẾ THANG ((GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Trong lầu ngọc)

Thành phần: Sinh địa 8g, Huyền sâm 6g, Bạch thược 3g, Mạch môn 4g, Đan bì 3g, Cam thảo 2g. Sắc uống.

Chủ trị: Bạch hầu. Màng trắng ở họng, khô họng, hầu họng sưng đau,lúc sơ khởi phát nóng hoặc không nóng, mĩu khô, môi khô, hoặc ho hoặc không ho, thở khò khè như khó thở mà không khó thở (do âm hư ôn nhiệt phục cảm dịch độc).

Phân tích: Sinh địa dưỡng thận âm. Mạch môn dưỡng phế âm. Huyền sâm thanh hư hoả, giải độc. Đơn bì lương huyết tiêu sưng. Bối mẫu nhuận phế hoá đàm.Bạch thược liễm âm tiết nhiệt.Bạc hà tán tà lợi yết hầu.Cam thảo điều hoà thuốc.

Gia giảm:   Nếu chứng ở biểu rõ, thêm Tang diệp, Kim ngâ n hoa. Nhiệt độc nặng thêm Hoàng cầm, Liên kiều.

6.2.1.3 Chứng Âm của phế, thận hư, ho đờm có máu

Bài thuốc BÁCH HỢP CỐ KIM THANG: DƯỠNG ÂM NHUẬN PHẾ (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Y phương tập giải)

Thành phần: Sinh địa 8g, Thục địa 11g, Bạch thược sao 4g, Sinh cam thảo 4g, Mạch môn 6g, Đương quy 4g, Huyền sâm 3g, Bách hợp 4g, Bối mẫu 4g, Cát cánh 3g.

Chủ trị: Âm của phế, thận hư. Ho đờm có máu, hầu họng khô đau, lòng bàn chân tay nóng, cốt chưng mồ hôi trộm, lưỡi đỏ, rêu ít,mạch tế sác.

Phân tích: Sinh, Thục tư âm, bổ thận, lương huyết, cầm máu. Mạch môn, Bách hợp, Bối mẫu nhuận phế, dưỡng âm, hoá đờm chỉ ho. Quy dưỡng huyết nhuận táo.Thược dưỡng huyết ích âm. Cát cánh tuyên phế khí, chỉ ho, háo đờm. Cam thảo điều hoà thuốc, hợp với các vị khác lợi hầu họng.

6.2.1.3 Chứng Phế âm hư, Vị âm hư, ho, nôn oẹ

Bài thuốc MẠCH MÔN ĐÔNG THANG: DƯỠNG PHẾ ÂM, GIÁNG NGHỊCH HOÀ TRUNG (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Kim quỹ yếu lược)

Thành phần: Mạch môn 75g, Bán hạ 11g, Nhân sâm 11g, Cam thảo 8g, Gạo tẻ 8g, Táo 3 quả. Sắc uống.

Chủ trị:

  • Âm của phế không đủ. Khí nghịch ho, miệng khát, họng khô, đờm khạc khó ra, hoặc ho đờm thổ dãi, ngũ tâm nhiệt, lưỡi đỏ ít rêu, mạch hư sác;
  • Âm của vị không đủ. Khí nghịch nôn oẹ, miệng khát họng khô.

Phân tích: Mạch môn dưỡng âm, thanh hư hoả. Bán hạ giáng nghịch, hoá đờm, giúp Mạch môn tư âm. Nhân sâm bổ ích trung khí, hợp với Mạch môn vừa bổ khí vừa sinh tân. Gạo tẻ, Táo, Thảo bổ tỳ vị.

6.2.1.4 Bệnh Tiểu đường

6.2.1.4.1 Nếu âm hư thì dưỡng âm, sinh tân dịch

Bài thuốc DƯỠNG ÂM, THANH NHIỆT, SINH TÂN DỊCH (GS Hoàng Bảo Châu – Y học cổ truyền)

Thành phần: Sa sâm 12g, Mạch môn 12g, Thiên môn 12g, Tâm sen 8g, Bạch biển đậu 12g, Ý dic 12g, Hoài sơn 12g.

Chủ trị: Âm hư, Tiểu đường

Gia giảm:

  • Khát nhiều, bội  Thạch cao, Thiên hoa phấn;
  • Đói nhiều gia Hoàng liên. Đái nhiều gia Khởi tử 12g, Thạch hộc 8g.

Bài thuốc LỤC VỊ THANG GIA GIẢM (GS Hoàng Bảo Châu – Y học cổ truyền)

Thành phần: Sinh địa 20g, Hoài sơn 20g, Sơn thù 8g, Đan bì 12g, Kỷ tử 12g, Thạch hộc 12g, Thiên hao phấn 8g, Sa sâm 8g.

6.2.1.3.3 Nếu hoả suy thì bổ hoả:

BÀI BÁT VỊ                                               (Xem Mục….., trang….)

6.2.1.5 Chứng Âm hư, táo bón

Bài thuốc TĂNG DỊCH THANG: TƯ ÂM THANH NHIỆT, NHUẬN TÁO THÔNG TIỆN (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Ôn bệnh điều biện)

Thành phần: Huyền sâm 38g, Mạch môn 30g, Sinh địa 30g.

Chủ trị: Tân dịch không đủ, phân kết ỉa khó, mạch trầm vô lực.

Phân tích: Huyền sâm nhuận hạ, phối hợp với Mạch môn, Sinh địa tư âm tráng thuỷ, nhuận taos, thông tiện.

Gia giảm: Nếu uống sau 12 giờ không đi ỉa thì uống lần thứ 2. Nếu vẫn không đi ỉa thì hợp với Điều vị thừa khí.

6.2.1.6 Chứng Thuỷ suy, táo bón

Bài thuốc TƯ THUỶ NHUẬN TÁO PHƯƠNG (Hải thượng Lãn Ông – Hiệu phỏng tân phương)

Thành phần: Thục địa 75g, Thiên môn 22g, Mạch môn 22g, Sữa người 1 bát to, Đại phụ tử 8g, Ngũ vị tử 20 hột. Khi sắp sắc thuốc xong, cho sữa vào. Theo tôi, nếu không có sữa người thì dùng sữa bột, loại tốt.

Chủ trị: Thuỷ suy, tinh kiệt, âm hư huyết kém. Trong ngực khó chịu, đau khan từ cổ họng, đến hậu môn hoặc trường vị đau như cắt, hoặc đại tràng mất huyết táo bón, hoặc tân dịch khô táo bón, hoặc thương hàn nóng hầm, thuỷ suy huyết ráo, phát tán nhiều lần mồ hôi không ra.

Phân tích: Thục địa bổ tinh huyết, chân âm, Thiên môn giúp chân thuỷ, nhuận ngũ tạng, tư thận, dưỡng phế. Mạch môn nhuận kim thêm huyết, liễm phế, mạnh thận. Sữa bổ ngũ tạng, nhuận tràng vị, tư âm. Phụ tử tán âm thấp, âm hàn, bổ huyết mạch, thông cái trì trệ.

Gia giảm:

  • Phiền nóng, thêm Quy giao;
  • Không ngủ, thêm Táo nhân;
  • Đại tiện bí, thêm Đương quy, Nhục thung dung;
  • Nhiệt uất, bụng đầy thêm Ngưu tất;
  • Mình nóng mồ hôi nhiều thêm A giao;
  • Mình lạnh, tự đổ mồ hôi, thêm Nhân sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ, bỏ Thiên môn, Sữa.

6.3 ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH THẤP

Có thể là Ngoại thấp hay Nội thấp. Ngoại thấp là do thấp khí từ ngoài vào cơ thể, do ở chỗ ẩm thấp, lội nước, dầm mưa…, thường có các triệu chứng ố hàn phát nóng, đầu căng mình nặng, chi khớp ê mỏi đau, hoặc mắt mặt phù nề. Nội thấp là thấp sinh ra ở trong cơ thể do ăn thức sống lạnh, uống nhiều rượu… làm suy giảm chức năng vận hoá của tỳ, thường gây ra các chứng: ngực bụng trên đầy khó chịu, nôn, buồn nôn, ỉa lỏng, vàng da, đái đục, bàn chân phù nề.

          6.3.1 ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG ĐỜM THẤP (TÁO THẤP HOÀ VỊ)

Đờm thấp làm trở ngại trung tiêu, tỳ vị mất điều hoà với các biểu hiện: đầy bụng, ợ hơi, nuốt chua, nôn, ỉa lỏng, ăn ít, người mệt…

6.3.1.1 Chứng đầy bụng, kém ăn, buồn nôn, ợ hơi, nuốt chua

Bài thuốc BÌNH VỊ TÁN: TÁO THẤP HÀNH VỊ, HÀNH KHÍ HOÀ VỊ (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Cục phương)

Thành phần: Hậu phác 12g, Thương truật 19g, Trần bì 12g, Cam thảo 9g.

Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước sắc gừng 2 lát, táo 4 quả.

Chủ trị:

- Thấp trệ tỳ vị. Bụng trên căng đầy, không muốn ăn uống, miệng nhạt, buồn nôn, ợ hơi, nuốt chua, chân tay nặng nề, mệt mỏi, thích nằm, đái nhiều, rêu lưỡi trắng dầy, mỏng, mạch hoãn;

- Điều khí hoà vị, hoá thực tích, tiêu đờm ẩm.

Phân tích: Thương truật trừ thấp vận tỳ. Hậu phác hành khí hoá thấp, tiêu chướng trừ đầy. Trần bì lý khí hoá trệ. Cam thảo hoà trung. Khương, Táo điều hoà tỳ vị.

Gia giảm:

  • Nếu nhiệt thấp (rêu lưỡi vàng), thêm Cầm, Liên để táo thấp thanh nhiệt;
  • Nếu hàn thấp, thêm Can khương, Nhục quế để ôn hoá;
  • Nếu có nôn mửa ỉa lỏng thêm Hoắc hương, Bán hạ để hành khí giáng thấp hoà vị, chỉ nôn (gọi là Bất hoán kim chính khí tán);
  • Nếu có thêm Sốt rét, đau người, chân tay nặng nề, thêm Sài hồ, Nhâ sâm, Bán hạ, Hoàng cầm để hoà giải thiếu dương, trừ thấp hoà vị (gọi là Sài bình thang).

6.3.1.1 Chứng Cảm phong hàn mà bên trong có thấp trệ

Bải thuốc HOẮC HƯƠNG CHÍNH KHÍ TÁN: GIẢI BIỂU HOÀ THẤP, LÝ KHÍ HOÀ TRUNG (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Cục phương)

Thành phần: Đại phúc bì, Bạch chỉ, Tử tô, Phục linh đều 38g, Bán hạ, Bạch truật, Trần bì, Hậu phác, Cát cánh đều 8g, Hoắc hương 11g, Cam thảo 9g. Tán mịn, mỗi lần sắc 8g với 3 lát gừng, 1 quả táo, uống lúc nóng.

Chủ trị: Ngoài thì cảm phong hàn, trong có thấp trệ. Nôn ỉa, sốt sợ lạnh, đau đầu, ngực hoành đầy tức, bụng trên đau, rêu lưỡi cáu, sốt rét (thường bị bệnh vào tháng nóng).

Phân tích: Hoắc hương tán phong hàn, thăng thanh hoá trọc để trị nôn ỉa. Tô diệp, Bạch chỉ phát tán, giúp hoắc hương vừa giải phong hàn, vừa hoá thấp trọc. Bán hạ, Trần bì táo thấp hoà vị, giáng nghịch chỉ nôn. Bạch truật, Phục linh kiện tỳ vận thấp, hoà trung chỉ tả. Hậu phác, Đại phúc bì hành khí hoá thấp, thông trung tiêu, trừ đầy. Cát cánh tuyên phế, lợi hoành, giải biểu, hoá thấp. Khương, Thảo, Táo điều hoà tỳ vị.

Gia giảm: Nếu không có ngoại cảm, bỏ Tử tô, Bạch chỉ, Đại phúc bì, Trần bì, Cát cánh, thêm Nhân sâm, Biển đậu, Hạnh nhân, Sa nhân, Mộc qua để kiện tỳ hoá thấp, thăng thanh giáng trọc.

6.3.2 ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG NHIỆT THẤP (Thanh nhiệt trù thấp)

Do Ngoại thấp hoặc nội thấp gây các chứng thấp nhiệt như: Thử thấp, Thấp ôn, Vàng da, Nhiệt lâm, Nuy tý.

6.3.2.1 Chứng vàng da do thấp nhiệt (dương hoàng), lợm giọng, đau thượng vị

Bài thuốc DƯƠNG HOÀNG THANG: THANH LỢI THẤP NHIỆT (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Thuốc nam Viện đông y)

Thành phần: Nhân trần 30g, Chi tử 12g, Vỏ đại (hoặc Đại hoàng) 10g.

Chủ trị: Vàng da. Mặt mắt vàng tươi, nhuận, lợm giọng, oẹ hoặc nôn mửa. Đau vùng thượng vị. Nước tiểu đỏ, ít, bải hoải kém ăn, hoặc có sốt lúc mới phát bệnh, rêu lưỡi vàng nhờn, lưỡi đỏ.

Phân tích: Nhân trần trừ thấp nhiệt, lợi tiểu, chữa vàng da. Chi tử thanh nhiệt ở đởm và tam tiêu, dẫn nhiệt đi xuống. Đại hoàng thanh nhiệt tả hạ.

Gia giảm:

  • Nếu tiểu tiện ít, thêm Tỳ giải 20g, Mã đề 20g, Râu ngô 20g để trừ thấp, thanh nhiệt, lợi tiểu;
  • Nếu có sốt, thêm Thanh hao 12g, Sài hồ 12g để thanh nhiệt, lợi gan, lý khí;
  • Nếu ăn kém thêm Mạch nha, Ý dĩ, Củ sả để kiện tỳ, trù thấp, tiêu thực;
  • Nếu nôn, thêm Gừng tươi 40g, nươc Trúc lịch với 0,5m tre non để chỉ nôn.

6.3.2.2 Chứng da vàng sạm, chân tay quyết lạnh do hàn thấp (âm hoàng)

Bài thuốc NHÂN TRẦN TỨ NGHỊCH THANG: ÔN LÝ TRỢ DƯƠNG, LỢI THẤP HOÁ HOÀNG (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Trương thị thông y)

Thành phần: Nhân trần, Bào khương đều 6g, Phụ tử, Cam thảo đều 4g.

Chủ trị: Âm hoàng do hàn thấp làm trở ngại ở tỳ, vàng sạm, mệt mỏi, ăn ít, chân tay quyết lạnh, mạch trầm tế vô lực.

Phân tích: Nhân trần lợi thấp thoái hoàng. Bào khương ôn trung. Phụ tử trợ dương. Cam thảo điều hoà.

6.3.2.3 Chứng Thấp nhiệt, Sỏi đường tiều niệu

Bài thuốc BÀI SỎI TIẾT NIỆU THANG: THANH NHIỆT TRỪ THẤP, THÔNG LỢI TIỂU TIỆN (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Thuốc nam Viện đông y)

Thành phần: Rau má 20g, Rau sam 20g, Thài lài tía 20g, Cam thảo đất 30g, Râu ngô 30g, Lá tre 30g.

Chủ trị: Sỏi tiết niệu. Nước đái vàng hoặc đỏ, hoặc đục có cáu, đau xuyên xuống dưới không chịu nổi.

Phân tích: Rau má thanh nhiệt lợi tiểu. Rau sam thanh nhiệt giải độc sát trùng. Thài lài tía thanh nhiệt, lợi thuỷ tiêu độc, Râu ngô lợi tiểu. Lá tre thanh nhiệt, Cam thảo đất điều hoà.

6.3.2.4 Chứng Thấp nhiệt, Đái ra máu, nước tiểu đỏ đục

Bài thuốc BÁT CHÍNH TÁN: THANH NHIỆT TẢ HOẢ, LỢI THUỶ THÔNG LÂM (GS Hoàng Bảo Châu–Phương thuốc cổ truyền, từ sách Cục phương)

Thành phần: Xa tiền tử, Cù mạch, Biển đậu, Hoạt thạch, Sơn chi, Chích thảo, Mộc thông, Đại hoàng (sấy) đều 38g. Tán mịn, mỗi lần uống 8g với nước sắc Đăng tâm thảo, uống khi nước thuốc còn ấm, sau bữa ăn.

Chủ trị: Thấp nhiệt chảy xuống. Huyết lâm (đái đỏ), nhiệt lâm, nước tiểu đỏ đục, lúc đái buốt, đau ống đái, đái không thông khoái, nặng thì đái không được, bụng dưới cấp đầy, mồm họng khô, rêu lưỡi vàng cáu, mạch hoạt sác.

Phân tích: Mộc thông, Hoạt thạch, Xa tiền tử, Chi tử, Cù mạch, Biển súc thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm. Sơn chi thanh nhiệt ở tam tiêu. Đại hoàng tả nhiệt giáng hoả. Đăng tâm thảo dẫn nhiệt đi xuống. Cam thảo hoãn cấp, điều hoà.

Gia giảm: Huyết lâm, thêm Tiểu kế, Bạch mao căn để lương huyết, chỉ huyết. Thạch lâm đái đau thêm Kim tiền thảo, Hải kim sa để hoá thạch thông lâm. Cao lâm thêm Tỳ giải, Xương bồ để phân thanh hoá trọc.

Phương thuốc này có tính khổ hàn, ngày nay dừng để chữa Viêm bàng quang, Viêm niệu đạo, Viêm tiền liệt tuyến cấp, Sỏi tiết niệu, Viêm bể thận thuộc thấp nhiệt ở hạ tiêu.

Bài thuốc NGŨ LÂM TÁN: THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT, LỢI THUỶ THÔNG LÂM (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Cục phương)

Thành phần: Xích linh 240g, Đương quy 200g, Sinh cam thảo 200g, Xích thược 200g, Chi tử 800g. Tán mịn, mỗi lần dùng 8g, sắc với 1 bát nước, uống lúc đói.

Chủ trị: Bàng quang có nhiệt. Huyết lâm đái khó đau, hoặc nước tiểu đỏ đục như nước đậu, hoặc đái sỏi.

Phương thuốc này chữa huyết lâm là chính. Bát chính tán chữa nhiệt lâm là chính.

Phân tích: Xích linh để tả thấp nhiệt,lợi khiếu hành thuỷ. Đương quy dưỡng huyết, hành huyết. Xích thược tả can thanh nhiệt, tán ứ, hoạt huyết, chỉ đau. Chi tử thanh nhiệt ở tam tiêu. Cam thảo thanh nhiệt, giải độc, điều hoà.

6.3.2.5 Chứng Bí đái do thấp nhiệt, ngực bụng đầy tức, nôn oẹ

Bài thuốc TỲ GIẢI CHI TỬ THANG: THANH TRỪ THẤP NHIỆT, LỢI TIỂU (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Thuốc nam Viện ĐY)

Thành phần: Tỳ giải 16g, Thổ phục 16g, Rễ cỏ tranh 12g, Lá hoa mã đề 12g, Chi tử 12g, Quế chi 4g.

Chủ trị: Bí đái do thấp nhiệt. Đái khó, ngực bụng đầy tức buồn bực, miệng nhạt không khát,lợm giọng, nôn oẹ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch phù hoạt.

Phân tích: Tỳ giải trừ thấp lợi tiểu. Thổ phục lợi thấp, giải độc.Chi tử thanh nhiệt ở tam tiêu. Quế chi ông dương, phấn chấn ở Bàng quang. Rế cỏ tranh giải nhiệt, lợi tiểu. Mã đề lợi tiểu.

6.3.2.6 Chứng Bí đái do phế nhiệt, miệng khô, họng khát, đoản hơi

Bài thuốc TANG BÌ MÃ ĐỀ THANG: THANH PHẾ NHIỆT, LỢI TIỂU (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Thuốc nam Viên đông y)

Thành phần: Tang bạch bì 20g, Chi tử 12g, Mạch môn 12g, Mộc thông 10g, Hoa lá mã đề 80g.

 Bí đái do phế nhiệt. Họng khô, miệng khát, thở gấp, đoản hơi, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

Phân tích: Tang bạch bì thanh phế nhiệt, lợi tiểu. Chi tử thanh nhiệt ở tam tiêu. Mạch môn tư âm thanh phế. Mộc thông lợi tiểu. Mã đề lợi thuỷ.

6.3.2.7 Chứng thấp nhiệt làm chân gối sưng, nóng, đỏ, đau hoặc khí hư, hoặc thấp sang

Bài thuốc NHỊ DIỆU TÁN: THANH NHIỆT TÁO THẤP (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Đan khê tâm pháp)

Thành phần: Hoàng bá sao, Thương truật đều 15g. Tám mịn, mỗi lần uống 8g, hoặc thuốc thang.

Chủ trị: Thấp nhiệt chẩy đến gân xương, gân xương đau mỏi, hoặc thấp nhiệt chảy xuống hai chân yếu mềm vô lực, hoặc bàn chân gối sưng nóng đỏ đau, hoặc thấp nhiệt gây khí hư ở nữ, hoặc ở hạ bộ có thấp sang, nước tiểu ít, vàng,lưỡi rêu vàng cáu.

Phân tích: Hoàng bá thanh nhiệt táo thấp ở hạ tiêu. Thương truật táo thấp. Hai vị hợp lại làm cho nhiệt bị tống ra ngoài.

Gia giảm:

  • Nếu thấp nhiệt gây nuy, thêm Hy thiêm, Ngũ gia bì để khu phong thấp, làm khoẻ gân xương;
  • Nếu thấp nhiệt gây cước khí, thêm Ý dĩ, Mộc qua, Tân lang để thẩm thấp, giáng trọc;
  • Nếu thấp nhiệt gây khí hư ở nữ, sắc vàng, đặc dính, thêm Khiếm thực, Xích linh để kiện tỳ thẩm thấp;
  • Nếu hạ bộ có thấp sang thêm Long đởm thảo, Ý dĩ nhân, Xích tiểu đậu để thanh thấp nhiệt, giải sang độc;
  • Nếu thấp nhiệt chạy xuống dưới hai chân làm tê bì vô lực, hoặc rất nóng như phải lửa, thêm Ngưu tất 10g để thanh nhiệt táo thấp (gọi là bài Tam diệu );
  • Nếu thấp nhiệt chảy xuống dưới làm hai chân tê bì, cơ mềm nhẽo, sưng đau, thêm Ỹ dĩ 15g, Ngưu tất 10g để thanh lợi thấp nhiệt (gọi là Tứ diệu hoàn).

6.3.3 ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG THUỶ THẤP (Lợi thuỷ thẩm thấp)

Các chứng do thuỷ thấp ứ đọng: Long bế (bí đái), Lâm trọc (đái đục); Thuỷ thũng; Tiết tả do thuỷ thũng.

6.3.3.1 Chứng ngoại cảm, trong thuỷ thấp đình lại. đau đầu, nóng khát, đái không thông, phù, ỉa lỏng, sườn đau, ho

Bài thuốc NGŨ LINH TÁN: LỢI THUỶ THẨM THẤP, ÔN DƯƠNG HOÁ KHÍ (Xem mục…., Hội chứng bệnh Can – Đởm)

6.3.3.2 Chứng đái đục do thấp nhiệt:

Bài thuốc CHỮA ĐÁI ĐỤC: THANH TRỪ THẤP NHIỆT, LỢI TIỂU (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Thuốc nam Viện đông y)

Thành phần: Ý dĩ sao vàng 50g, Tỳ giải 20g, Củ mài sao vàng 20g, Lá hoa mã đề 12g, Rễ cỏ tranh 12g, Rễ bấn trắng 12g.

Chủ trị: Đái đục do thấp từ tỳ truyền xuống bang quang. Nước đái đục như nước vo gạo, có khi đặc lại như hoà thêm bột vào, có lúc đái dắt.

Phân tích: Ý dĩ, Củ mài kiện tỳ lợi thấp. Tỳ giải trừ thấp lợi tiểu. Rễ cỏ tranh thanh nhiệt lợi tiểu. Mã đề lợi tiểu. Rễ bấn trắng thanh nhiệt giải độc.

Bài thuốc TỲ GIẢI PHÂN THANH ẨM: THANH NHIỆT LỢI THẤP, PHÂN THANH HOÁ TRỌC (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Y học tâm ngộ)

Thành phần: Tỳ giải 8g, Thạch xương bồ 2g, Hoàng bá 2g, Phục linh 4g, Bạch truật 4g, Liên tử tâm 3g, Đan sâm 6g, Xa tiền tử 6g.

Chủ trị: Thấp nhiệt vào bàng quang gây bạch trọc, cao lâm, đái không hết còn sót, nước đái đục, rêu lưỡi vàng cáu.

Phân tích: Tỳ giải, Thạch xương bồ lợi thấp hoá trọc. Hoàng bá, Xa tiền thanh nhiệt, tả hoả, lợi tiểu. Phục linh thẩm thấp. Bạch truật kiện tỳ táo thấp.

6.3.3.3 Chứng tỳ vị lạnh vào mùa thu, ỉa chảy, hoặc thuỷ thũng, bụng chướng, đái không thông

Bài thuốc VỊ LINH THANG: KHỨ THẤP HOÀ VỊ (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Đan khê tâm pháp)

Thành phần: Ngũ linh tán 4g, Bình vị tán 4g. Sắc cùng gừng, táo uống lúc đói.

Chủ trị: Tỳ vị bị lạnh vào mùa thu. Không phân được thanh trọc của thuỷ cốc, ỉa không cầm được, hoặc thuỷ thũng, bụng chướng, đái không thông lợi.

6.3.3.4 Chứng phù toàn thân, bụng đầy, suyễn, đái không thông

Bài thuốc NGŨ BÌ TÁN: LỢI THẤP TIÊU THŨNG, LÝ KHÍ KIỆN TỲ (Xem mục…., Hội chứng bệnh tạng Tỳ)

6.3.4 ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG THẤP HOÁ HÀN (Ôn hoá thuỷ thấp)

Thấp hoá hàn sinh ra các chứng: Đờm ẩm, Thuỷ thũng, Tý, Cước khí.

6.3.4.1 Chứng đờm ẩm, ngực sườn đầy tức, mắt hoa, tim đập, ho

Bài thuốc LINH QUẾ TRUẬT CAM THANG: ÔN HOÁ ĐỜM THẤP, KIỆN TỲ LỢI THẤP (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Kim quỹ yếu lược)

Thành phần: Phục linh 15g, Bạch truật 8g, Quế chi 11g, Chích thảo 8g. Sắc uống lúc còn ấm.

Chủ trị: Dương ở trung tiêu bất túc gây bệnh đờm ẩm. Ngực sườn đầy tức, mắt hoa, tim đập hoặc đoản khí, ho, tâm hạ tắc đầy, rêu lưỡi trắng trơn, mạch huyền hoạt.

Phân tích: Phục linh kiện tỳ thẩm thấp, khứ đờm hoá ẩm. Quế chi ôn dương hoá khí. Bạch truật kiện tỳ táo thấp. Cam thảo ích khí hoà trung.

Gia giảm: Nếu hàn thấp xâm phạm thận, người nặng nề từ thắt lưng xuống, lạnh đau, song ăn uống bình thường, đái dễ, không khát thì bỏ Quế chi, thêm Can khương 15g để ấm thổ thắng thấp (gọi là Cam thảo can khương phục linh bạch truật thang).

6.3.4.2 Chứng tỳ thận dương hư, gây đái không thông, chân tay đau, bụng đau, ỉa lỏng hoặc chân tay phù nề

Bài thuốc CHÂN VŨ THANG: ÔN DƯƠNG LỢI THUỶ (Xem mục…., Hội chứng bệnh tạng Tỳ)

6.3.4.3 Chứng dương hư sinh thuỷ thũng, phù nửa người bên dưới

Bài thuốc THỰC TỲ TÁN: ÔN DƯƠNG KIỆN TỲ, HÀNH KHÍ LỢI THUỶ, (Xem mục…., Hội chứng bệnh tạng Tân dịch)

6.3.4.4 Chứng Hạ tiêu hư hàn, đái đục, bạch trọc, đái nhiều lần như nước vo gạo

Bài thuốc TỲ GIẢI PHÂN THANH ẨM: ÔN ẤM HẠ NGUYÊN, LỢI THẤP HOÁ TRỌC (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Đan khê tâm pháp)

Thành phần: Ích trí nhân, Tỳ giải, Thạch xương bồ, Ô dược lượng đều nhau. Tán dập, mỗi lần dùng 19g sắc với 1 dúm muối, uống trước bữa ăn, hoặc dùng thuốc thang, mỗi vị 10g, cho 1 dúm muối để uống.

Chủ trị: Hạ tiêu hư hàn. Đái đục, bạch trọc, đái nhiều lần, nư nước vo gạo, để lắng thì quánh lại

Phân tích: Tỳ giải để lợi thấp hoá trọc. Ích trí nhân để ôn thận dương, giảm lần đi đái, làm nước tiểu bớt đục. Ô dược ôn thận, làm ấm bang quang, chữa đái nhiều lần. Muối để dẫn thuốc vào thận.

6.3.4.5 Chứng Âm hư đầy chướng, cổ chướng

Bài thuốc THĂNG THANH GIÁNG TRỌC PHƯƠNG: TRỊ ÂM HƯ ĐẦY CHƯỚNG, CỔ TRƯỚNG (Hải thượng Lãn Ông – Hiệu phỏng tân phương)

Thành phần: Nhục thung dung 19g, Nhân sâm 8g, Trạch tả 3g, Ngô thù tẩm muối sao 3g, Thăng ma tẩm rượu sao 6g, Cát căn tẩm rượu sao 2g, Trầm hương 1g mài riêng. Thêm gừng 3 lát, sắc uống.

Chủ trị: Âm hư đầy chướng, cổ trướng, đã cho uống nhiều thuốc cay thơm hành khí mà không khỏi. Dùng phương này rất hay

Phân tích: Nhục thung dung bổ mạnh tinh huyết. Bạch thược bổ huyết liễm âm. Nhân sâm đại bổ nguyên khí. Trạch tả, Phục linh thẩm thấp. Trầm hương thăng giáng chân khí. Ngô thù hạ khí rất nhanh. Thăng ma thăng thanh khí. Cát căn thăng khí từ dạ dầy.

6.3.4.6 Chứng hàn thấp gây Âm hoàng, mắt, mặt vàng tối, bụng đầy, đau tức sườn

Bài thuốc ÂM HOÀNG THANG: ÔN HOÁ HÀN THẤP (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Thuốc nam Viện đông y)

Thành phần: Nhân trần 30g, Gừng khô 8g, Ý dĩ 20g, Cam thảo dây 12g, Quế tốt 4g, Củ sả 10g.

Chủ trị: Âm hoàng. Mắt, mặt vàng tối, nước tiểu vàng, tinh thần mệt mỏi, ăn uống kém, bụng đầy, đau tức vùng sườn, thượng trung hạ vị, sờ thấy khối, ỉa thất thường, không sốt, rêu trắng mỏng hoặc hơi vàng trơn,chất lưỡi nhợt.

Phân tích: Nhân trần trừ thấp,lợi tiểu, chữa vàng da. Gừng khô ôn trung hoá thấp. Quế ôn kinh tán hàn. Ý dĩ kiện tỳ trừ thấp. Củ sả tiêu thực lợi tiểu. Cam thảo kiện tỳ, điều hoà.

6.3.5 ĐIỀU TRỊ CHỨNG PHONG THẤP (Khu phong thắng thấp)

Thấp thường kết hợp với phong gây ra các chứng Phong thấp như: đau đầu, đau mình, lưng gối tê đau, cước khí chân nề.

6.3.5.1 Chứng vai, lưng trên đau, đầu đau, người nặng nề, thắt lưng đau

Bài thuốc KHƯƠNG HOẠT THẮNG THẤP THANG: KHU PHONG THẮNG THẤP (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Nội ngoại thương biện hoắc luận)

Thành phần: Khương hoạt, Độc hoạt đều 4g, Cảo bản, Phòng phong, Cam thảo chích, Xuyên khung đều 2g, Màn kinh tử 1g. Săc uống lúc đói.

Chủ trị: Phong thấp ở phần biểu (kinh Thái dương). Vai, lưng trên đau không quay cổ được, đầu đau, người nặng nề hoặc cột sống thắt lưng đau không xoay trở được, rêu trắng, mạch phù.

Phân tích: Khương hoạt khu phong thấp ở phần trên, Độc hoạt ở phần dưới. Phòng phong, Cảo bản khu phong thấp ở kinh Thái dương, chỉ đau đầu. Xuyên khung lý khí, hoạt huyết, chỉ đau. Màn kinh khu phong, trị đau. Cam thảo điều hoà.

Gia giảm: Nếu chứng ở biểu nổi lên rõ hơn: ố hàn, sốt, miệng đắng, hơi khát và ít đau, thêm Thương truật, Tế tân, Bạch chỉ, Sinh địa, Hoàng cầm, bỏ Độc hoạt, Cảo bản, Màn kinh (gọi là Cửu vị khương hoạt thang).

6.3.5.2 Chứng đau đầu do phong thấp

Bài thuốc BẠCH CHỈ THỔ PHỤC THANG: KHU PHONG HOÁ THẤP (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Thuốc nam Viện đông y)

Thành phần: Bạch chỉ 12g, Thổ phục 16g, Màn kinh 16g, Bán hạ chế 12g, Cam thảo đất 12g, Gừng sống 6g, Trần bì 12g.

Chủ trị: Đau đầu do phong thấp. Đầu đau nhức và nặng, sợ gió, ngực phiền, mệt mỏi, rêu lưỡi trắng trơn, ướt, mạch phù hoãn hoặc sác.

Phân tích: Bạch chỉ phát tán phong hàn, trừ phong thấp, thông huyết lạc. Màn kinh tán phong nhiệt, giảm đau đầu.  Trần bì, Bán hạ, Thổ phục, Cam thảo lý khí hoá đờm, lợi thấp giải độc. Gừng sống tán hàn ôn trung.

Gia giảm: Nếu thiên về nhiệt, thêm Sơn chi 10g, Cúc hoa 10g.

6.3.5.3 Chứng đau dây thần kinh hông do phong hàn thấp hoặc huyết ứ:

Bài thuốc PHONG THẤP CHỈ THỐNG THANG: KHU PHONG THẮNG THẤP, HOẠT HUYẾT CHỈ ĐAU (GS Hoàng Bảo Châu –Phương thuốc cổ truyền, từ sách Thuốc nam Viện đông y)

Thành phần: Lá lốt 16g, Thiên niên kiện 12g, Củ ráy sao 12g, Ngưu tất 12g, Ngải cứu 2g, Trạch lan 12g, Tô mộc 12g, Lá thông 12g, Cẩu tích 16g, Đỗ trọng 16g, Ý dĩ sao vàng 12g. Sắc uống lúc đói.

Chủ trị: Đau dây thần kinh hông do phong hàn thấp hoặc huyết ứ.

Phân tích: Lá lốt chỉ đau. Củ ráy trừ thấp. Lá thông trừ phong thấp, chỉ đau. Tô mộc, Ngải cứu, Trạch lan, Ngưu tất hoạt huyết trừ ứ. Thiên niên kiện, Cẩu tích, Đỗ trọng bổ thận, mạnh gân xương, trừ phong thấp.

6.3.5.4 Chứng Vai gáy tay đau, chân tay tê dại:

Bài thuốc QUYÊN TÝ THANG: ÍCH KHÍ HOÀ DINH, KHU PHONG THẮNG THẤP (GS Hoàng Bảo Châu – Phương thuốc cổ truyền, từ sách Bách nhất tuyển phương)

Thành phần: Khương hoạt 8g, Khương hoàng 12g, Đương quy 12g, Hoàng kỳ 12g, Xích thược 12g, Cam thảo 6g, Phòng phong 8g, Đại táo 12g, Sinh khương 4g (Theo sách Phương thuốc cổ truyền, Cam thảo 2g, các vị khác đều 6g, không có Đại táo), tán mịn, mỗi lần uống 19g sắc với 5 lát gừng

Chủ trị: Dinh vệ đều hư. Phong thấp tý thống. Vai gáy tay đau, chân tay tê dại.

Phân tích: Khương hoạt, Phòng phong khu phong thấp. Khương hoàng phá ứ thông kinh lạc. Hoàng kỳ bổ khí. Quy, Xích thược dưỡng huyết, hoạt huưết, thông kinh lạc. Cam thảo điều hoà.

6.3.5.5 Chứng đau từ thắt lưng xuống hai chân

Bài thuốc ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH: KHU PHONG THẤP, CHỈ ĐAU, ÍCH CAN THẬN, BỔ KHÍ HUYẾT (GS Hoàng Bảo Châu – Phương thuốc cổ truyền, từ sách Bĩ cấp thiên kinh yếu phương)

Thành phần: Độc hoạt 11g, Phòng phong, Tế tân, Ngưu tất, Đỗ trọng, Đương quy, Xuyên khung, Phục linh, Tần giao, Tang ký sinh, Bạch thược, Sinh địa, Nhân sâm, Quế tiêm Cam thảo đều 8g. Tôi thường dùng Tế tân 6g vì nó nhẹ và vị khí mạnh.

Công dụng: Chứng tý đã lâu, can thận đều hư, khí huyết bất túc. Thắt lưng gối đau mỏi, khớp co duỗi không lợi.

Phân tích: Độc hoạt khu phong hàn thấp lâu ngày. Tế tân tán phong hàn ở gân xương và chỉ đau. Phòng phong khu phong thấp. Tần giao trừ phong thấp, thư cân. Ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất trừ phong thấp, bổ can thận. Địa hoàng, Quy, Thược dưỡng huyết, hoạt huyết. Sâm, Linh bổ khí, kiện tỳ. Quế ôn thông huyết mạch. Cam thảo điều hoà.

Gia giảm:

  • Nếu đau nặng thêm Phụ tử, Bạch hoa xà, Điạ long, Hồng hoa để đuổi phong, thông lạc, hoạt huyết, chỉ đau. Nếu hàn tà thiên thắng, thêm Phụ tử. Nếu thấp tà nhiều, thêm Phòng kỷ. Nếu khí huyết không hư có thể bỏ Địa hoàng, Sâm;
  • Có thể thay Tang ký sinh bằng Hoàng kỳ 8g, Tục đoạn 8g (bổ can thận, khí huyết nhiều hơn) (gọi là Tam tý thang). Tôi thường dùng bài này vì khó mua được Tang ký sinh thật. Bài Độc hoạt tang ký sinh thiên về âm huyết hư, còn bài Tam tý thang thiên về khí huyết đều hư).

6.3.5.6 Chứng nhức mỏi các khớp, đau một chỗ tê bì, đau cơ, vận động khó

Châm cứu: Châm Túc tam lý, Tam âm giao, Tỳ du, Thái khê, Huyết hải, Các huyệt khu vực bị đau.

Bài thuốc Ý DĨ THANG GIA GIẢM:  TRỪ THẤP, KHU PHONG, TÁN HÀN, HÀNH KHÍ, HOẠT HUYẾT (GS Hoàng Bảo Châu – Y học cổ truyền)

Thành phần: Ý dĨ 16g, Thương truật, Hoàng kỳ, Đảng sâm đều 12g, Ô dược, Quế chi, Khương hoạt, Xuyên khung, Độc hoạt, Phòng phong, Ngưu tất, Ma hoàng đều 8g, Cam thảo 6g. Tôi thường dùng Ma hoàng 4g vì nó nhẹ và vị khí mạnh.

6.3.5.7 Chứng Thấp cước khí. Chân phù, tê bì, lạnh đau

Bài thuốc KÊ MINH TÁN: HÀNH KHÍ, GIÁNG TRỌC, TUYÊN HOÁ HÀN THẤP (GS Hoàng Bảo Châu – Phương thuốc cổ truyền, từ sách Chính trị chuẩn thằng)

Thành phần: Tân lang 7 quả, Trần bì, Mộc qua đều 38g, Ngô thù, Tô diệp đều 11g, Cát cánh, Sinh khương đều 19g. Sắc uống lúc nguội vào canh 5. Sau khi uống xong, có thể đi ngoài phân đen là do thấp bị tống ra. Tôi thường giảm liều lượng 3 lần.

Chủ trị: Thấp cước khí. Chân phù vô lực, tê bì, lạnh đau, sợ lạnh, sốt hoặc khí xung lên cấp có thể làm ngực khó chịu, buồn nôn. Hoặc phong thấp làm cho bàn chân, chân đau không chịu nổi, phù thũng.

Phân tích: Tân lang hành khí trục thấp. Mộc qua sơ can, hoạt lạc, hoá thấp. Trần bì kiện tỳ táo thấp và lý khí. Tô diệp, Cát cánh tuyên thông khí cơ, tán biểu tà, khai uất kêt. Ngô thù, Sinh khương ôn hoá hàn thấp, giáng nghịch, chỉ nôn.

Gia giảm:

  • Nếu chứng ở biểu rõ, thêm Quế chi, Phòng phong để khu phong, giải biểu;
  • Nếu hàn thấp nặng, thêm Phụ tử, Nhục quế để ôn hoá.

6.4 ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH HÀN

Chứng lý hàn thường do dương hư, hàn sinh ở trong, hàn ở ngoài vào thẳng 3 kinh âm, tạng phủ, hàn ở biểu nhập lý. Hàn ở lý có các chứng: Hư hàn ở trung tiêu; Dương hư suy vi; Dương khí, âm huyết hư tổn.

6.4.1 ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG HƯ HÀN Ở TRUNG TIÊU (Ôn trung khu hàn)

Dương khí của tỳ vị hư nhược, lại bị cảm hàn làm cho vận hoá rối loạn, bụng trên căng đau, chân tay lạnh, hoặc nuốt chua, chẩy dãi, buồn nôn.

6.4.1.1 Chứng Trung tiêu hư hàn, ỉa lỏng, nôn mửa, hoặc mất máu hoặc mạn kinh phong ở trẻ em

Bài thuốc LÝ TRUNG THANG: ÔN TRUNG KHU HÀN, BỔ KHÍ KIỆN TỲ (GS Hoàng Bảo Châu – Phương thuốc cổ truyền, từ sách Thương hàn luận)

Thành phần: Nhân sâm, Can khương, Cam thảo chích, Bạch truật đều 11g.

Chủ trị:

  • Trung tiêu hư hàn, ỉa lỏng không khát, nôn đau bụng, không muốn ăn, có thể vừa mửa, vừa ỉa lỏng;
  • Dương hư mất máu;
  • Mạn kinh phong trẻ em có hư hàn ở trung tiêu.

Phân tích: Can khương ôn trung tiêu, khu lý hàn. Nhân sâm đại bổ nguyên khí. Bạch truật kiện tỳ táo thấp. Cam thảo ích khí hoà trung.

Gia giảm:

  • Nếu dương hư mất máu (Nôn, Ỉa máu, Máu cam), thay Can khương bằng Bào khương, gia Hoàng kỳ, Đương quy, A giao;
  • Nếu khí của hàn thuỷ thượng nghịch, thêm Quế chi (gọi là Quế chi nhân sâm thang để ôn lý, giải biểu, ích khí tiêu bĩ);
  • Nếu nôn thêm Sinh khương để ôn vị;
  • Nếu đầy, thêm Phụ tử để tán hàn, trừ mãn (gọi là Phụ tử lý trung thang để ôn dương khu hàn);
  • Nếu tim đập mạnh thêm Phục linh để lợi thuỷ, định tâm;
  • Nếu đau bụng do hàn, tăng Can khương;
  • Nếu tỳ hư, thuỷ thấp không hoá, nhiều đờm,thêm Bán hạ để giáng nghịch, thêm Phục linh để thẩm thấp (gọi là Lý trung hoá đờm).

6.4.1.2 Chứng Thổ tả, mửa, ỉa cấp, đau bụng

Bài thuốc ÔN TRUNG TÁN HÀN CHỈ TẢ TÁN (GS Hoàng Bảo Châu – Phương thuốc cổ truyền, từ sách Thuốc nam Viện ĐY)

Thành phần: Trần bì sao thơm 12g, Can khương 12g, Bạch biển đậu sao vàng 40g, Hoắc hương sao 20g, Sa nhân sao 20g. Tán bột, mỗi lần uống 8g với nước đun sôi. Bệnh nặng, cứ 2 giờ uống một lần.

Chủ trị: Thổ tả, mửa, ỉa cấp, đau bụng, bệnh ở mức nhẹ, vừa. Nếu nặng nên kết hợp tây y.

Phân tích: Can khương ôn trung tiêu, khu lý hàn. Biển đậu bổ Tỳ vị, trừ thấp, lợi tiểu, giải độc. Hoắc hương chỉ nôn. Trần bì lý khí hoà vị. Sa nhân hành khí tỉnh tỳ, chỉ nôn, giảm đau.

6.4.1.3 Chứng Vị hư hàn, nôn, nuốt chua, đau đầu, chân tay quyết lạnh

BÀI THUỐC NGÔ THÙ DU THANG (Xem mục…., Hội chứng bệnh phủ Vị)

6.4.1.4 Chứng Hư lao, bụng đau, tâm phiền, chân tay ê mỏi, bàn chân tay nóng, miệng khát

Bài thuốc TIỂU KIẾN TRUNG THANG (Xem mục…., Hội chứng bệnh tạng Tỳ)

6.4.1.5 Chứng Dương suy, âm hàn, vùng tim ngực lạnh đau, chân tay lạnh

Bài thuốc ĐẠI KIẾN TRUNG THANG (Xem mục…., Hội chứng bệnh tạng Tỳ)

6.4.2 ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG DƯƠNG SUY, NỘI NGOẠI ĐỀU HÀN (Hồi dương cứu nghịch)

Có các triệu chứng: chân tay quyết nghịch, sợ lạnh nằm co, nôn, đau bụng ỉa ra nước.

6.4.2.1 Chứng chân tay quyết nghịch, nôn, đau bụng ỉa lỏng, mồ hôi vong dương

Bài thuốc TỨ NGHỊCH THANG (Xem mục…., Hội chứng bệnh Âm - Dương)

6.4.2.2 Chứng hàn tà trúng vào cả 3 kinh âm, chân dương suy vi, chân tay lạnh giá, đau bụng, nôn, ỉa lỏng

Bài thuốc HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH THANG (Xem mục…., Hội chứng bệnh Âm - Dương)

6.4.2.3 Chứng Âm hư không liễm được dương, trên nhiệt, dưới hàn, mình nóng như lửa, chân tay giá lạnh:

Bài thuốc BỔ ÂM LIỄM DƯƠNG, AN THẦN PHƯƠNG (Xem mục…., Hội chứng bệnh Âm - Dương)

6.4.2.4 Chứng Âm vong dương thoát, ra mồ hôi dầm dề như mưa, chân tay lạnh ngắt:

Bài thuốc BỔ ÂM ÍCH DƯƠNG PHƯƠNG (Xem mục…., Hội chứng bệnh Âm - Dương)

6.4.2.5 Chứng Âm vong dương thoát, ra mồ hôi dầm dề như mưa, chân tay lạnh ngắt:

Bài thuốc BỔ ÂM ÍCH DƯƠNG PHƯƠNG (Xem mục…., Hội chứng bệnh Âm - Dương)

6.4.2.6 Chứng âm dương đều hư, nguy thoát, hôn mê, tay bắt chuồn:

Bài thuốc PHÙ DƯƠNG ỨC ÂM PHƯƠNG (Xem mục…., Hội chứng bệnh Âm - Dương)

6.4.2.7 Chứng Âm đang bị vong, nóng như đốt, mình gầy thịt róc, nói nhảm, phiền khát

     Bài thuốc BẢO ÂM PHƯƠNG (Xem mục…., Hội chứng bệnh Âm - Dương)  

6.4.1 ĐIỀU TRỊ CÁC CHỨNG DƯƠNG KHÍ, ÂM HUYẾT ĐỀU SUY, LẠI CÓ NGOẠI HÀN

6.1.4.1 Chứng khí huyết hư bị cảm hàn, chân tay lạnh, thắt lưng, chân đau

Bài thuốc ĐƯƠNG QUY TỨ NGHỊCH THANG

Thành phần: Đương quy 12g, Quế chi 9g, Thược dược 9g, Tế tân 6g, Cam thảo 6g, Đại táo 8 quả, Thông thảo 6g.

Chủ trị:

  • Dương khí bất túc lại huyết hư và ngoại cảm hàn tà. Chân tay quyết hàn, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch tế muốn tuyệt hoặc trầm tế;
  • Hàn nhập kinh lạc làm thắt lưng, đùi, bắp chân, bàn chân đau.

Phân tích: Đương quy bổ huyết hoà huyết, hợp với Thược dược bổ huyết hư. Quế chi ôn kinh tán hàn, hợp với Tế tân trừ cả nội và ngoại hàn. Cam thảo, Đại táo ích khí kiện tỳ. Thông thảo thông kinh mạch, làm ấm chân tay.

Gia giảm:

  • Chân tay quyết hàn, mạch muốn tuyệt ở người có nội hàn đã lâu, thêm Ngô thù 5g, Sinh khương 15g để ôn kinh tán hàn (gọi là bài Đương quy tứ nghịch gia  Ngô thù, Sinh khương thang);
  • Nếu huyết tý, cơ phu bất nhân tê dại, mạch vi sáp khẩn thì dùng Hoàng kỳ, Quế chi ngũ vật thang: Hoàng kỳ, Thược dược, Quế chi, Sinh khương đều 12g, Đaị táo 4 quả.

6.5 ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH NHIỆT

Ôn, hoả, nhiệt đều sinh nhiệt và đều ở lý. Chứng nhiệt có thể ở phần khí, phần huyết và tạng phủ.

6.5.1 ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH NHIỆT PHẦN KHÍ (Thanh nhiệt  phần khí)

Khi phần khí có nhiệt, nhiệt thịnh làm thương tổn đến tân dịch, hoặc khí âm đều bị tổn thương. Các phương thuốc có tác dụng trừ nhiệt, thanh phiền, sinh tân chỉ khát.

6.5.1.1 Chứng Nhiệt thịnh,người rất nóng, phiền khát, ra mồ hôi

Bài thuốc BẠCH HỔ THANG (Xem mục…., Hội chứng bệnh tạng Tâm)

6.5.1.2 Chứng Dư tà, khí và tân bị tổn thương, người nóng nhiều mồ hôi, hư phiền không ngủ, buồn nôn

Bài thuốc TRÚC DIỆP THẠCH CAO THANG (Xem mục…., Hội chứng bệnh tạng Tâm)

6.5.2 ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỆT PHẦN HUYẾT (Thanh dinh lương huyết)

Nhiệt tà đã vào phần dinh hoặc huyết. Tà vào dinh có sốt đêm nặng hơn, phiền, ít ngủ. hoặc có lúc nói sảng, hoặc ban chẩn lờ mờ. Tà vào huyết có chẩy máu, phát ban, cuồng, nói sảng, lưỡi đoáamx có gai.

6.5.2.1 Chứng Nhiệt tà chuyển vào phần dinh, thân nhiệt cao về đêm, phiền, ít ngủ

          Bài thuốc THANH DINH THANG: THANH DINH TIẾT NHIỆT, DƯỠNG ÂM HOẠT HUYẾT (GS Hoàng Bảo Châu – Phương thuốc cổ truyền, từ sách Ôn  bệnh điều biện)

Thành phần: Tê giác 11g, Sinh địa 19g, Huyền sâm 11g, Trúc diệp tâm 4g, Mạch môn 11g, Đan sâm 8g, Hoàng liên 6g, Ngân hoa 11g, Liên kiều 8g. Nếu không có Tê giác, theo tôi nên bội Sinh địa lên 30g.

Chủ trị: Nhiệt tà đã chuyển vào phần dinh. Thân nhiệt cao về đêm, thần phiền ít ngủ,ực liễm huyếtsẫm, khô.

Phân tích: Tê giác, Sinh địa thanh nhiệt lương huyết. Huyền sâm, Mạch môn hợp với Sinh địa để tư âm thanh nhiệt. Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng liên, Trúc diệp thanh nhiệt, giải độc. Đan sâm hoạt huyết, tiêu ứ nhiệt.

6.5.2.2 Chứng Nhiệt làm tổn thương huyết gây chẩy máu, nôn máu, máu cam, ỉa máu, đái máu hoặc Huyết ứ ngoài kinh, đau bụng, ỉa phân đen, hoặc Nhiệt nhiễu tâm, cuồng, mê sảng

Bài thuốc TÊ GIÁC ĐỊA HOÀNG THANG: THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC, LƯƠNG HUYẾT TÁN Ứ (GS Hoàng Bảo Châu – Phương thuốc cổ truyền, từ sách Bị cấp thiên kim phương)

Thành phần: Tê giác 4g, Sinh địa 30g, Thược dược 11g, Đan bì 8g.

Chủ trị:

  • Nhiệt làm tổn thương huyết lạc gây chẩy máu, nôn máu, máu cam, ỉa máu, đái máu;
  • Huyết ứ ngoài kinh. Hay quên, như cuồng, súc miệng xong không muốn nuốt nước, ngực bồn chồn, đau, đau bụng, ỉa phân đen;
  • Nhiệt nhiễu tâm. Cuồng, mê sảng, có đám xuất huyết, lưỡi đỏ sẫm có gai.

Phân tích: Tê giác thanh tâm hoả, lương huyết, gải độc. Sinh địa lương huyết, sinh huyết mới,dưỡng âm, thanh nhiệt. Thược dược liễm huyết. Dan bì phá huyết trục ứ.

Gia giảm: Nếu hay quên như cuồng, thêm Đại hoàng, Hoàng cầm để thanh nhiệt và trừ huyết kết ở hạ tiêu gây lý nhiệt.

6.5.3 ĐIỀU TRỊ CÁC NHIỆT ĐỘC Ở TAM TIÊU (Thanh nhiệt giải độc)

Thuốc  thanh nhiệt tả hoả giải độc điều trị các chứng tà uất  gây chứng nhiệt thịnh ở tam tiêu, nhiệt tụ ở ngực hoành, phong nhiệt độc ở đầu, mặt.

6.5.3.1 Chứng Nhiệt thịnh ở tam tiêu, rất nóng, phiền táo, nôn máu, phát ban, ỉa chẩy, vàng da, mụn nhọt

Bài thuốc HOÀNG LIÊN GIẢI ĐỘC THANG (Xem mục…., Hội chứng bệnh tạng Tâm)

6.5.3.3 Chứng hoả uất ở thượng tiêu, trung tiêu sinh nhiệt tụ ở cơ hoành, người nóng, khát, hoặc họng đau nôn máu, hoặc ỉa không thông

Bài thuốc LƯƠNG CÁCH TÁN: TẢ HOẢ THÔNG ĐẠI TIỆN (GS Hoàng Bảo Châu – Phương thuốc cổ truyền, từ sách Cục phương)

Thành phần: Phác tiêu 8g, Cam thảo 8g, Đại hoàng 8g, Bạc hà 4g, Hoàng cầm 4g, Liên kiều 16g, Chi tử nhân 4g. Tán nhỏ, mỗi lần uống 6-12g với nước sắc Trúc diệp 3g và 1 ít mật. Hoặc dùng thuốc thang.

Chủ trị: Tả uất ở trung, thượng tiêu sinh nhiệt, nhiệt tụ ở hoành ngực hung cách. Người nóng khát, mặt đỏ môi khô, ngực cơ hoành phiền nhiệt, miệng lưỡi rộp loét, hoặc bụng đau nôn máu, máu cam, phân táo, nước tiểu đỏ hoặc ỉa không thông, lưỡi đỏ, rêu vàng,mạch hoạt sác.

Phân tích: Hoàng liên thanh nhiệt giải độc. Hoàng cầm thanh uất nhiệt ở tâm, ngực. Chi tử tả hoả ở tam tiêu. Bạc hà, Trúc diệp sơ biểu, thanh lý. Phác tiêu, Đại hoàng tả nhiệt uất ở ngực cơ hoành, tống xuống dưới. Mật, Cam thảo để hoà hoãn.

6.5.3.4 Chứng Đại đầu ôn, tà khí phát lên ở đầu mặt,ố hàn phát nóng,mặt đầu đỏ sưng đau, mắt không mở được, hầu họng không lợi

Bài thuốc PHỔ TẾ TIÊU ĐỘC ẨM: SƠ PHONG TÁN TÀ, THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC (GS Hoàng Bảo Châu – Phương thuốc cổ truyền, từ sách Đông Viên)

Thành phần: Hoàng cầm 19g, Hoàng liên 19g (đều sao rượu), Trần bì 8g, Cam thảo 8g, Huyền sâm 8g, Sài hồ 8g, Cát cánh 8g, Liên kiều 4g, Bản lam căn 4g, Mã bột 4g, Ngưu bàng 4g, Bạc hà 4g, Cương tàm 3g, Thăng ma 3g.

Chủ trị: Đại đầu ôn. Tà khí (phong nhiệt dịch độc) úng ở thượng tiêu phát lên đầu mặt, ố hàn phát nóng, mặt đầu đỏ, sưng đau, mắt không mở được, hầu họng không lợi, lưỡi khô, miệng khô, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác hữu lực. Còn dùng chữa đơn độc ở mặt, quai bị

Phân tích: Hoàng cầm, Hoàng liên thanh giáng nhiệt độc. Ngưu bàng, Liên kiều, Bạc hà, Cương tàm sơ tán phong nhiệt. Huyền sâm, Mã bột, Bản lam căn thanh nhiệt giải độc, phối hợp với Cam thảo, Cát cánh, Huyền sâm để thanh lợi yết hầu. Trần bì lý khí tán úng. Thăng ma, Sài hồ sơ tán phong nhiệt.

6.5.4 ĐIỀU TRỊ NHIỆT ĐỘC CẢ KHÍ VÀ HUYẾT (Thanh nhiệt khí và huyết)

Dịch độc hoặc phong nhiệt đã làm nhiễu loạn cả phần khí và huyết, gây ra các chứng người rất nóng, phiền khát (nhiệt ở phần khí), nôn,máu cam,phát ban (nhiệt bức huyết vọng hành), hôn mê, nói sảng (nhiệt độc nội hãm).

6.5.4.1 Chứng ôn dịch nhiệt độc xâm phạm cả khí và huyết, rất nóng, khát, đau đầu như muốn vỡ, ho khan, thao cuồng, nói sảng, hôn mê, hoặc ban chẩn hoặc nôn máu hoặc chân tay co giật

Bài thuốc THANH ÔN BẠI ĐỘC ẨM: THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC, LƯƠNG HUYẾT TẢ HOẢ (GS Hoàng Bảo Châu – Phương thuốc cổ truyền, từ sách Dịch chẩn nhất đắc)

Thành phần: Sinh thạch cao 32g, Sinh địa 11g, Tê giác 11g, Hoàng liên 5g, Chi tử, Cát cánh, Hoàng cầm, Tri mẫu, Xích thược, Huyền sâm, Liên kiều, Cam thảo, Đan bì, Trúc diệp (không ghi liều lượng. Theo tôi, mỗi thứ 4-5g). Thạch cao sắc sôi 10 dạo rồi cho các thuốc vào.

Chủ trị: Ôn dịch nhiệt độc xâm phạm cả phần khí và huyết, cả trong lẫn ngoài. Rất nóng, khát, muốn uống, đau đầu như muốn vỡ, ho khan, thao cuồng, nói sảng, hôn mê hoặc ban chẩn, hoặc nôn máu, máu cam, chân tay co giật hoặc quyết nghịch, mạch trầm sác hoặc trầm tế sác, hoặc phù đại sác, lưỡi sẫm, môi khô. Dùng để chữa viêm não virus, viêm màng não tuỷ, sốt xuất huyết.

Phân tích: Thạch cao, Tri mẫu, Cam thảo thanh nhiệt ở phần khí, bảo vệ tân dịch. Cầm, Liên, Chi tả hoả. Tê, Sinh, Xích, Đan thanh nhiệt gải độc tán ứ. Liên kiều, Huyền sâm giải các hoả phù du. Cát cánh, Trúc diệp đưa thuốc đi lên.

6.5.5 ĐIỀU TRỊ NHIỆT Ở TẠNG PHỦ (Thanh nhiệt tạng phủ)

6.5.5.1 THANH NHIỆT Ở TÂM

6.5.5.1.1 Chứng Ngực tâm phiền nhiệt, mặt đỏ, khát, loét miệng, lưỡi, đái buốt, đái rắt, đái máu

Bài thuốc ĐẠO XÍCH THANG: (Xem mục…., Hội chứng bệnh phủ Bàng quang)

6.5.5.1.2 Chứng Hạ tiêu có nhiệt, mặt đỏ, khát, miệng lưới loét, đái máu

Bài thuốc TRÚC DIỆP CỎ NHỌ NỒI THANG (Xem mục…., Hội chứng bệnh phủ Tiểu trường)

6.5.5.2 THANH NHIỆT Ở CAN

6.4.4.2.1 Chứng mắt đỏ, họng đau, phiền táo, ỉa bí, co giật ở trẻ em

Bài thuốc TẢ THANH HOÀN (Xem mục…., Hội chứng bệnh tạng Can)

6.4.4.2.2 Chứng Cạnh sườn chướng đau, nuốt chua, nôn, ợ chua

Bài thuốc TẢ KIM HOÀN (Xem mục…., Hội chứng bệnh tạng can).

6.4.4.2.1 Chứng Đầu đau, mắt đỏ, sườn đau, tai ù, tai sưng, âm vật sưng, ngứa, tinh hoàn teo, cao huyết áp do can hoả vượng

Bài thuốc LONG ĐỞM TẢ CAN THANG (Xem mục…., Hội chứng bệnh Can  Đởm)

6.5.5.3 THANH NHIỆT Ở PHẾ

6.4.4.3.1 Chứng ho khạc do phế nhiệt, thở suyễn

Bài thuốc TẢ BẠCH TÁN (Xem mục…., Hội chứng bệnh tạng Phế)

6.4.4.3.1 Chứng Ngực đầy, ho suyễn do đờm dãi ứ nhiều

Bài thuốc ĐÌNH LỊCH ĐẠI TÁO TẢ PHẾ THANG (Xem mục…., Hội chứng bệnh tạng Phế)

6.5.5.4 THANH NHIỆT Ở VỊ

6.4.4.4.1 Chứng Răng đau buốt, lợi loét sưng, răng chẩy máu, môi, lưỡi,má sưng đau, miệng hôi

Bài thuốc THANH VỊ THANG (Xem mục…., Hội chứng bệnh phủ Vị)

6.4.4.4.2 Chứng Thượng vị khó chịu, đau, miệng hôi, bụng cồn cào, đại tiện bí kết

Bài thuốc CÁT MẠCH THANG (Xem mục…., Hội chứng bệnh phủ Vị)

6.4.4.4.3 Chứng Vị nhiệt gây âm hư, phiền khát, đau đầu, đau răng, chẩy máu rang, tiêu khát ( ăn nhiều chóng đói)

Bài thuốc NGỌC NỮ TIỄN (Xem mục…., Hội chứng bệnh phủ Vị)

6.5.5.5 THANH NHIỆT Ở TỲ

6.5.5.5.1 Chứng Miệng loét, hôi, háu đói, phiền khát

Bài thuốc TẢ TỲ TÁN (Xem mục…., Hội chứng bệnh tạng Tỳ)

6.5.5.6 THANH NHIỆT Ở ĐẠI TRƯỜNG

6.5.5.6.1 Chứng Lỵ Amip do thấp nhiệt, đau bụng, phân có máu mủ, mót rặn

Bài thuốc THƯỢC DƯỢC THANG GIA GIẢM (Xem mục…., Hội chứng bệnh phủ Đại trường)

6.5.5.6.2 Chứng Lỵ Trực trùng, đau bụng, mót rặn, phân có máu mủ, đỏ nhiều hơn trắng

BÀI THUỐC BẠCH ĐẦU ÔNG THANG GIA GIẢM (Xem mục…., Hội chứng bệnh phủ Đại trường).

6.5.5 ĐIỀU TRỊ HƯ NHIỆT

Chứng hư nhiệt  có ở giai đoạn sau của bệnh nhiệt tà khí nhưng chưa hết, thường có các chứng: (i) Âm dịch bị tổn thương: chiều sốt, sáng không sốt, lưỡi đỏ, ít rêu; (ii) Can thận âm hư: cốt chưng, triều nhiệt hoặc sốt không dứt.

6.5.5.1 Chứng Đêm sốt, ngày mát, không có mồ hôi

Bài thuốc THANH HAO MIẾT GIÁP THANG: DƯỠNG ÂM THÂU NHIỆT (GS Hoàng Bảo Châu – Phương thuốc cổ truyền, từ sách Ôn bệnh điều biện)

Thành phần: Thanh hao 8g, Miết giáp 19g, Đan bì 11g, Sinh địa 15g, Tri mẫu 8g

Chủ trị: Giai đoạn sau của bệnh ôn, âm dịch bị tiêu hao, tà vẫn phục ở phần âm. Đêm sốt, ngày mát, sốt hết không có mồ hôi, lưỡi đỏ,mạch tế sác.

Phân tích: Miết giáp tư âm thaois nhiệt. Thanh hao thanh nhiệt, dẫn tà ra ngoài.Sinh địa tư âm. Tri mẫu tư nhuận, phối hợp với Miết giáp, Thanh hao thanh phục nhiệt ở huyết, thâu tà phục ở âm.

6.5.5.2 Chứng Sốt chiều, tự ra mồ hôi (đạo hãn)

Bài thuốc TẦN GIAO MIẾT GIÁP THANG: TƯ ÂM DƯỠNG HUYẾT, THANH NHIỆT (GS Hoàng Bảo Châu – Phương thuốc cổ truyền, từ sách Vệ sinh tinh bảo giám)

Thành phần: Địa cốt bì 8g, Sài hồ 8g, Miết giáp 8g, Tần giao 4g, Tri mẫu 4g, Đương quy 4g. Tán thô, mỗi lần dùng 19g sắc với 5 lá Thanh hao, 1 quả Ô mai, uống lúc thuốc còn ấm. Hoặc dùng thuốc thang.

Chủ trị: Bệnh lao phong. Cốt chưng đạo hãn, cơ tiêu mòn gầy, môi hồng má đỏ, có cơn sốt chiều, ho khạc mệt mỏi, mạch vi sác.

Phân tích: Bệnh phong lao là phong tà ở biểu, song chữa nhầm làm tà truyền vào lý làm hao tổn âm huyết. Đương quy bổ huyêt hoà huyêt, phối hợp với Tần giao, Sài hồ sơ phong tà, phốihowpj với Địa cốt, Thanh hao thanh nội nhiệt nhằm trừ cốt chưng. Ô mai thu liễm, liễm âm chỉ hãn.

6.5.5.3 Chứng Âm hư nội nhiệt, đạo hãn (ra mồ hôi trộm), mặt đỏ, tâm phiền

Bài thuốc ĐƯƠNG QUY LỤC HOÀNG THANG: TƯ ÂM TẢ HOẢ (GS Hoàng Bảo Châu – Phương thuốc cổ truyền, từ sách Lam thất bí tàng)

Thành phần: Đương quy, Sinh địa, Thục địa, Hoàng cầm, Hoàng bá, Hoàng liên lượng bằng nhau, Hoàng kỳ lượng gấp đôi. Tán thô, mỗi lần dùng 19g sắc uống trước bữa ăn. Hoặc dùng thuốc thang.

Chủ trị: Âm hư, nội nhiệt đạo hãn. Mặt đỏ, tâm phiền, miệng khô, môi khô, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, mạch sác.

Phân tích: Quy, Sinh, Thục nuôi âm, nuôi huyết nhằm thanh nội nhiệt. Cầm Liên Bá tả hoả trừ phiền, khoẻ âm. Hoàng kỳ ích khí cố biểu, chỉ hãn. Phương thuốc này vừa dưỡng âm, vừa tả hoả, giải quyết được cả nội và ngoại nhiệt.

6.6 ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH THỬ TÀ

Thử là bệnh của mùa hè, thường gây nóng cao, có khát, tâm phiền, nhiều mồ hôi, Mùa hè  có nhiều khí thấp nên bệnh thử thường có thấp. Người ta lại hay ăn uống lạnh, thích hóng gió mát nên cũng dễ có biểu hàn.

Các phương thuốc trừ thử gồm: Trừ thử thanh nhiệt, Trừ thử giải biểu, Trừ thử lợi thấp và Trừ thừ ích khí.

6.6.1 ĐIỀU TRỊ CHỨNG CẢM THỬ NHIỆT (Khử thử thanh nhiệt)

Có các triệu chứng người nóng, tâm phiền, nhiều mồ hôi, khát.

6.6.1.1 Chứng cảm nắng nhẹ, người nóng, mồ hôi nhiều, ngực bứt rứt, mắt đỏ

Bài thuốc HƯƠNG NHU TRÚC DIỆP THANG (Xem mục….cảm mạo)

6.6.2 ĐIỀU TRỊ CHỨNG THỬ CÓ NGOẠI CẢM PHONG HÀN (Khử thử giải biểu)

Chứng thử khí đã phục ở trong lại có ngoại cảm phong hàn (nóng, ố hàn, không có mồ hôi, đau đầu, tâm phiền, miệng khát).

6.6.2.1 Chứng thử ôn, có hàn tà, đau đầu, nóng, ố hàn, không có mồ hôi, khát, mặt đỏ, ngực đầy

Bài thuốc TÂN GIA HƯƠNG NHU ẨM: KHỬ THỬ, GIẢI BIỂU, THANH NHIỆT, HOÁ THẤP

6.6.2.2 Chứng thử ôn, có hàn tà, đau đầu, nóng, ố hàn, không có mồ hôi, ngực đầy nhưng không khát, mặt không đỏ

Bài thuốc HƯƠNG NHU TÁN: KHỬ THỬ GIẢI BIỂU, HOÁ THẤP HOÀ TRUNG (GS Hoàng Bảo Châu – Phương thuốc cổ truyền, từ sách Cục phương)

Thành phần: Hương nhu 400g, Bạch biển đậu 400g, Hậu phác 200g. Tán mịn, mỗi lần dùng 11g sắc với 1 bát nước và 1 phân rượu, uống lúc đã nguội.

Chủ trị: Mùa hạ hóng mát, uống nước lạnh, bên ngoài cảm hàn, bên trong tà thấp gây ố hàn phát nóng, không mồ hôi, đau đầu, người mệt mỏi, ngực đầy buồn nôn, hoặc đau bụng nôn ỉa lỏng, rêu lưỡi trắng cáu, mạch phù.

Phân tích: Hương nhu phát hãn giải biểu, trừ thử, hoá thấp. Biển đậu trừ nhiệt giải khát. Hậu phác hợp với Hương nhu hoá thấp trừ mãn nhằm giải ngực đầy.

6.6.3 ĐIỀU TRỊ CHỨNG CẢM THỬ CÓ THẤP (Khử thử giải biểu)

6.6.3.1 Chứng cảm thử thấp, người nóng khát, đái không lợi hoặc ỉa lỏng

Bài thuốc LỤC NHẤT TÁN (Xem mục….cảm mạo)

6.6.3.2 Chứng thử, có thấp, người nóng, đầu đau, khát, bồn chồn, tiểu tiện bí, có thể thượng thổ hạ tả

Bài thuốc QUẾ LINH CAM LỘ ẨM (Xem mục….cảm mạo)

6.6.4 ĐIỀU TRỊ CHỨNG THỬ NHIỆT LÀM THƯƠNG TỔN KHÍ (Thanh thử ích khí)

6.6.4.1 Chứng trúng thử lại bị nhiệt, cả khí và tân dịch bị tổn thương

Thường có các chứng: người nóng, khát, mệt mỏi khí thiếu, nhiều mồ hôi, mạch hư.

Bài thuốc THANH THỬ ÍCH KHÍ THANG (Xem mục….tân dịch)

#đông_y_gia_truyền_lộc_khang_đường
 

                                                                   

                                            

                                                                  

0915.329.743
messenger icon zalo icon