Phương thuốc chữa ngoại phong

08:08:20 03/01/2023 Lượt xem 147 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

PHƯƠNG THUỐC SƠ TÁN NGOẠI PHONG

          Dùng để chữa các bệnh do ngoại phong do “nhục bất kiên, tấu lý sơ” (Linh khu ngũ biến luận). Bệnh tại cơ biểu thì có biểu chứng (thuốc dùng xem phương thuốc giải biểu).

Ở phần này nói đến bệnh tai cơ nhục, kinh lạc, cân cốt, khớp với các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, phong chẩn, thấp chẩn, liệt mặt, nói khó, khớp đau tê dại, co duỗi khó khăn, uốn ván. Các phương thuốc chữa bệnh này thường có các vị: Khương hoạt, Độc hoạt, Phòng phong, Bạch chỉ, Kinh giới, Bạch phụ tử.

1/ CHỨNG PHONG TRÚNG KINH LẠC. LIỆT MẶT, NÓI KHÓ, CHÂN TAY KHÔNG VẬN ĐỘNG ĐƯỢC

Bài thuốc: ĐẠI TẦN GIAO THANG (Sách Tố vấn mệnh cơ khí nghị bảo mệnh tập)

Thành phần: Tần giao, Bạch thược, Cam thảo, Đương quy, Xuyên khung, Thạch cao đều 2 lạng; Phòng phong, Bạch chỉ, Thục địa, Khương hoạt, Hoàng cầm, Bạch truật, Bạch linh, Độc hoạt, Sinh địa đều 1 lạng; Tế tân 0,5 lạng.

Công dụng: Khu phong thanh nhiệt, dưỡng huyết, hoạt huyết

Chủ trị: Phong tà bắt đầu trúng vào kinh lạc. Liệt mặt, nói khó, chân tay không vận động được.

Phân tích: Tần giao khu phong, thông kinh lạc. Khương hoạt, Độc hoạt, Phòng phong, Bạch chỉ, Tế tân (tân ôn) để khu tán phong tà. Đương quy, Bạch thược, Thục địa dưỡng huyết thư cân để tuy khu được phong song thuốc tân ôn không làm thương tân. Xuyên khung cùng Quy, Thược để hoạt huyết thông lạc. Truật, Linh ích khí kiện tỳ. Cầm, Thạch cao, Sinh địa lương huyết thanh nhiệt. Cam thảo điều hoà các vị thuốc.

2/ CHỨNG NỔI MỀ ĐAY NGỨA GÃI, CÓ THỂ CHẨY NƯỚC VÀNG

Bài thuốc: TIÊU PHONG TÁN (Sách Ngoại khoa chính tông)

Thành phần: Đương quy, Sinh địa, Phòng phong, Thiền thoái, Tri mẫu, Khổ sâm, Hồ ma, Kinh giới, Thương truật, Ngưu bang tử, Thạch cao đều 1 đc, Cam thảo, Mộc thông đều 0,5đc.

Cách dùng: Sắc uống lúc đói bụng.

Công dụng: Sơ phong, dưỡng huyết, thanh nhiệt, trừ thấp.

Chủ trị: Phong chẩn, thấp chẩn. Nổi mề đay, ngứa, gải có thể chẩy nước vàng, rêu lưỡi trắng hoặc vàng, mạch phù sác hữu lực.

Phân tích: Kinh giới, Phòng phong, Ngưu bàng, Thiền thoái để sơ phong thấu biểu. Thương truật tán phong trừ thấp. Khổ sâm thanh nhiệt táo thấp. Mộc thông thẩm lợi thấp nhiệt, thêm Thạch cao, Tri mẫu để thanh nhiệt tả hoả. Đương quy, Sinh địa, Hồ ma dưỡng huyết, hoạt huyết, tư âm nhuận táo theo ý: “Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt”. Sinh cam thảo thanh nhiệt giải độc, điều hoà các vị thuốc.

Gia giảm:

  • Nếu phong nhiệt nhiều thêm Kim ngân hoa, Liên kiều;
  • Nếu thấp nhiều thêm Xa tiền tử;
  • Nếu huyết phận có nhiệt thêm Xích thược.

Chú ý: Khôgn ăn cay, cá tanh, thuốc rượu, chè đặc.

Phương này dùng để chữa phong chẩn, thấp chẩn, rất có hiệu quả kể cả trẻ em, người lớn.

3/ CHỨNG ĐAU ½ ĐẦU HOẶC ĐỈNH ĐẦU, SỢ LẠNH, PHÁT NÓNG, MŨI NGẠT, MẮT HOA

Bài thuốc: XUYÊN KHUNG TRÀ ĐIỀU (Sách Cục phương)

Thành phần: Kinh giới, Xuyên khung đều 4 lạng, Bạch chỉ, Khương hoạt, Cam thảo đều 2 lạng, Tế tân 1 lạng, Phòng phong 1,5 lạng, Bạc hà 8 lạng.

Cách dùng: Tán mịn, mỗi lần dùng 2đc, uống sau bữa ăn với nước chè đặc, mỗi ngày uống 2 lần. Có thể dùng thuốc thang.

Công dụng: Sơ phong, chỉ đau.

Chủ trị: Đau đầu do ngoại cảm phong tà. Đau ½ đầu hoặc đau đỉnh đầu, sợ lạnh, phát nóng, mũi ngạt, mắt hoa, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

Phân tích: Xuyên khung (thiếu dương), Bạch chỉ (dương minh), Khương hoạt  (thái dương) để sơ phong chỉ đau. Tế tân tán hàn chỉ đau (thiếu âm), Bạc hà tán phong nhiệt. Kinh giới, Phòng phong (đi lên) để sơ tán phong tà ở trên đầu. Cam thảo điều hoà các vị thuốc. Chè để thanh nhiệt ở đầu mắt, hạn chế tác dụng ôn táo và thăng tán của thuốc phong.

Gia giảm: Nếu đầu váng mắt hoa, đau nửa đầu nhiều thì thêm Cúc hoa, Cương tàm nhằm thanh lợi đầu mắt, gọi là CÚC HOA TRÀ ĐIỀU TÁN (Y phương tập giải)

Chú ý: Không dùng phương thuốc này chữa đau đầu do khí huyết hư hoặc do can phong, can dương.

4/ CHỨNG TRĨ MŨI, TẮC, CHẨY MŨI ĐẶC VÀNG, ĐAU TRÁN

Bài thuốc: XUYÊN KHUNG TRÀ ĐIỀU (Sách Cục phương)

Thành phần: Bạch chỉ 1 lạng (10đc), Tế tân 5đc, Thương nhĩ tử 2,5đc, Bạc hà 0,5đc (?)

Cách dùng: Tán mịn, mỗi lần dùng 2đc, uống sau bữa ăn với nước chè và bánh.

Công dụng: Khu phong, thông khiếu.

Chủ trị: Trĩ mũi, tắc mũi, chẩy mũi vàng đặc, đau trán.

Phân tích: Tế tân vào thái âm tán hàn chỉ đau. Bạch chỉ vào dương minh trị đau đầu ở trán. Bạc hà tán phong nhiệt, thông khiếu. Thương nhĩ tử vào phế để tán phong thông khiếu, chữa trĩ mũi, chẩy mũi.

5/ CHỨNG TRÚNG PHONG LIỆT MẶT

Bài thuốc: KHIÊN CHÍNH TÁN (Sách Đương thị gia tàng phương)

Thành phần: Bạch phụ tử, Cương tàm, Toàn yết lượng bằng nhau

Cách dùng: Tán mịn, mỗi lần dùng 1đc, uống nước ấm hoặc rượu nóng.

Công dụng: Khu phong, hoá đờm, chỉ kinh.

Chủ trị: Trúng phong, liệt mặt.

Phân tích: Bạch phụ tử (tân tán) để khu phong hoá đờm, chữa phong ở đầu mặt. Cương tàm, Toàn yết khu phong, chỉ kinh, hoá đờm thông lạc. Rượu dẫn thuốc vào huyết mạch.

Chú ý: Không dùng phương thuốc này cho các trường hợp khí hư huyết ứhoawcj can phong nội động gây liệt mặt, bán thân bất toại.

Gia giảm: Nếu kinh quyết, chân tay co giật thì bỏ Phụ tử, Cương tàm, thêm Ngô công lượng như Toàn yết để khu phong, gọi là Chỉ kinh tán (Phương tế học).

6/ CHỨNG UỐN VÁN. MIỆNG CẮN CHẶT, MŨI MÍM CHẶT, NGƯỜI CỨNG, CONG VẸO

Bài thuốc: NGỌC TRÂN TÁN (Sách Ngoại khoa chính tông)

Thành phần: Sinh nam tinh, Phòng phong, Bạch chỉ, Thiên ma, Khương hoạt, Sinh Bạch phụ tử lượng bằng nhau.

Cách dùng: Tán mịn, mỗi lần dùng 2đc, uống với rượu nóng. Ngoài ra còn đắp vào chổ đau (ở vết chó dại cắn)

Công dụng: Khu phong, hoá đờm, giải kinh, chỉ đau.

Chủ trị: Phá thương phong (uốn ván). Miệng cắn chặt, môi mím chặt, người cứng, cong vẹo.

Phân tích: Bạch phụ tử, Nam tinh khu phong, hoá đờm, giải kinh, chỉ đau. Khương hoạt, Phòng phong, Bạch chỉ khu phong ở trong kinh lạc, đuổi nó ra ngoài. Thiên ma tức phong, giải kinh. Rượu nóng, Đồng tiện dẫn thuôc, thông kinh lạc, hành khí huyết.

Chú ý: Sinh nam tinh, Sinh bạch phụ tử có độc, cần cản thận khi dùng (theo tôi, nên dùng Chế nam tinh, Chế phụ tử, tuy tác dụng chậm hơn nhưng an toàn)

7/ CHỨNG CHÂN TAY ĐAU, CO DUỖI KHÓ, TRÚNG PHONG CHÂN TAY TÊ BÌ, ĐÙI LƯNG NẶNG

Bài thuốc: TIỂU HOẠT LẠC ĐƠN (Sách Cục phương)

Thành phần: Xuyên ô, Thảo ô, Địa long, Thiên nam tinh, Nhũ hương, Một dược đều 2,2 lạng (do Xuyên ô, Thảo ô rất độc, tôi thay bằng Phụ tử chế 4.4 lạng, tuy hiệu quả thấp hơn nhưng an toàn).

Cách dùng: Tán mịn, cho rượu vào mì làm hồ, làm hoàn hồ (3g). Mỗi lần uống 1 viên với rượu và nước nóng, ngày uống 2 lần.

Công dụng: Khu phong, trừ thấp, hoá đờm thông lạc, hoạt huyết chỉ đau.

Chủ trị: Chứng phong hàn thấp tà lưu ở kinh lạc. Cân mạch ở chân tay có đau, khớp co duỗi khó, đau di động, chân tay tê bì, đùi lưng nặng đau.

Phân tích: Xuyên ô, Thảo ô (tân nhiệt) để khu phong trừ thấp, ôn thông kinh lạc, chỉ đau mạnh. Nhũ hương, Một dược hành khí hoạt huyết, nhằm hoá ứ trong kinh lạc, làm khí huyết lưu thông. Địa long vào lạc để thông kinh hoạt lạc, rượu để dẫn thuốc.

8/ CHỨNG NHIỆT TÝ CÓ SƯNG NÓNG ĐỎ ĐAU

Bài thuốc: PHONG THẤP HOÀN (Thuốc nam châm cứu Viện đông y)

Thành phần: Hy thiêm 50g, Ngưu tất, Thổ phục linh đều 20g, Lá lốt 10g

Cách dùng: Sấy khô, tán mịn, làm hoàn, áo thuốc bằng bột Hoài sơn. Mỗi lần uống 10-15g, ngày uống 3 lần. Hoặc sắc uống với Hy thiêm 20g, các vị khác không đổi.

Công dụng: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, lợi quan tiết

Chủ trị: Nhiệt tý (có sưng nóng đỏ đau)

Phân tích: Hy thiêm dưỡng huyết, hoạt huyết, trừ thấp nhiệt. Thổ phục lợi thấp giải độc. Ngưu tất hoạt huyết, dẫn thuốc đi xuống. Lá lốt để chỉ đau.

0915.329.743
messenger icon zalo icon