Tiểu đường - Y học cổ truyền

22:57:20 24/07/2023 Lượt xem 128 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

🌺ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Bệnh Nội khoa Y học cổ truyền – Hệ Nội tiết

🥰1/ KHÁI NIỆM

Bệnh Đái tháo đường thuộc phạm vi chứng Tiêu khát của Y học cổ truyền với ba triệu chứng chủ yếu: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu tiện nhiều. Bệnh thường gặp ở người giầu có, ăn nhiều chất béo bổ, đồ ngon ngọt, nhàn nhã quá độ tích luỹ lâu thành béo phì. Bệnh còn gặp ở người ăn uống không điều độ hoặc do rối loạn tình chí, mừng giận, bi thương quá mức, tinh thần bị căng thẳng.

Theo Hải Thượng Lãn Ông: “Bệnh tiêu khát phần nhiều do hoả làm tiêu hao chân âm, năm chất dịch khô kiệt mà sinh ra”, trong đó ba tạng Phế, Tỳ, Thận là chủ yếu. Dù biểu hiện ở tạng nào thì giữa ba tạng này vẫn có quan hệ mật thiết với nhau.

Theo Cảnh Nhạc toàn thư: “Bệnh Tiêu khát là bệnh của Tam tiêu. Về Thượng tiêu chủ yếu là khát, uống nhiều, càng uống càng khát vì Thượng tiêu âm dịch bị khô kiệt mà không biết ở Tâm Tỳ dương minh đều có thể hun đốt gây nên (còn gọi là cách tiêu); Ăn nhiều mau đói, không sinh ra da thịt mà người gầy là bệnh ở Tỳ Vị thuộc về trung tiêu. Đói nhiều, mệt lả, đau lưng, mỏi khớp là bệnh tại Thận thuộc về Hạ tiêu”.

Phương pháp chữa chung lấy dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch làm cơ sở. Nhưng trên thực tế khi thiên về khát nhiều, đói nhiều, thiên về tiểu tiện nhiều nên cách chữa còn tuỳ triệu chứng có trọng điểm mà gia giảm. Vì Thận là nguồn gốc của tân dịch và nơi tàng trữ tinh vị của ngũ cốc, nên vẫn lấy bổ Thận làm chính.

🥰2/ NGUYÊN NHÂN


Có 5 loại nguyên nhân:
- Do ăn uống: Ăn nhiều chất ngọt, béo, uống rượu… làm tổn thương tỳ vị, năm tạng bị khô ráo;
- Do tinh thần như giận dữ hại Can, lo nghĩ hại Tỳ…;
- Do Lục dâm (Phong, Hàn, Táo, Thấp, Thử, Hỏa) làm tổn thương các tạng phủ;
- Do ít vận động thể lực;
- Do thể chất: Tiên thiên bất túc (di truyền).

🥰3/ CƠ CHẾ SINH BỆNH:

Theo YHCT, cơ quan phát bệnh chủ yếu từ ba tạng: Phế, Tỳ, Thận.
- Phế chủ khí. Phế tuyên thông thì khí bình thường điều tiết quản lý tân dịch, cái tinh hoa trong tân dịch Phế điều tiết được.
Phế khí trái thường không thể điều tiết tân dịch làm cho các tinh hoa trong tân dịch theo đường tiểu tiện bài tiết ra ngoài, vì thế mà phát sinh ra chất tiêu khát.
- Tỳ chủ vận hóa. Tỳ có bệnh không vận chuyển được thủy cốc làm chất tinh hoa trong thủy cốc đào thải qua đường tiểu tiện.
- Thận chủ về nguyên âm và nguyên dương. Nguyên âm không đủ thì không giúp hoả, làm hư hỏa bốc lên mà sinh tiêu khát.
Nguyên dương không đủ, không khí hóa được bàng quang.Thận tàng tình, tinh khí không được tạo ra mà đưa đi nuôi dưỡng cơ thể mà theo đường tiểu tiện ra ngoài thì khí âm không thăng lên được.

🥰4/ ĐIỀU TRỊ

Phương pháp chữa chung: Lấy dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân dịch làm cơ sở. Thận là nguồn gốc hóa sinh của tân dịch và là nơi tàng trữ tinh vị của Thủy cốc nên bao giờ cũng phải bổ thận âm, nếu thận dương hư phải bổ cẩ thận âm và thận dương.

4.1/ Phế âm, Vị âm hư: Thường có biểu hiện khát nhiều, ăn nhiều, đái nhiều.

a/ Ăn nhiều, chóng đói, người gầy nóng, phân táo kết, rêu lưỡi vàng, tiểu tiện nhiều, mạch hoạt thực
- Pháp điều trị: Thanh Vị tăng dịch
- Bài thuốc: Ngọc nữ tiễn
Thạch cao 20g, Sinh địa 40g, Mạch môn đông 8g, Tri mẫu 6g, Ngưu tất 6g.

b/ Khát, uống nhiều, người nóng, gầy yếu, mệt mỏi
- Pháp điều trị: Tư âm giáng hoả
Bài thuốc: Đại bổ nguyên tiễn
Nhân sâm 12g, Hoài sơn 8g, Thục địa 20g, Đương quy 8g, Sơn thù 6g, Kỷ tử 8g, Đỗ trọng 8g, Cam thảo 4g.

#tiểu_đường #đái_tháo_đường
#khát_nước #tiểu_nhiều
#đói_nhiều
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_lộc_khang_đường

0915.329.743
messenger icon zalo icon