Ngộ độc thức ăn

00:11:08 08/08/2023 Lượt xem 88 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

🌺NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
Bệnh Nội kho Y học hiện đại – Các bệnh khác

🥰1/ ĐẠI CƯƠNG

Ngộ độc thức ăn là những tai nạn xẩy ra do ăn phải những thức ăn không tốt, có thể do:
- Ngộ độc thức ăn do vi khuẩn hay độc tố của vi khuẩn;
- Ngộ độc thức ăn do chất độc có trong thức ăn sẵn hay nấm độc;
- Ngộ độc thức ăn do dị ứng dứa;
Trong phạm vi bài này, chỉ trình bầy trường hợp ngộ độc thức ăn do chất độc có sẵn trong thức ăn.

🥰A. NGỘ ĐỘC SẮN

I/ ĐẠI CƯƠNG

Sắn có chứa một chất Heterosid sinh Axit Cyanhydric (HCN). Trong củ sắn, vỏ và 2 đầu chứa HCN nhiều hơn. Axit này vào máu, làm cho máu mất khả năng trao đổi ô xy, do đó có thể thiếu ô xy.

II/ TRIỆU CHỨNG

HCN chỉ được hình thành ở môi trường có dịch ruột. Do đó các triệu chứng thường xuất hiện muộn (3-4 giờ sau ăn). Tuỳ theo mức độ mà lâm sàng có biểu hiện:

1/ Thể tối cấp

Bệnh nhân đột nhiên đau bụng quặn, nôn một vài lần, thở nấc, thở chậm, các đầu chi tím, co giật, hôn mê và chết rất nhanh. Loại này thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi.

2/ Thể nặng
Bệnh nhân đau bụng, nôn nhiều lần, thở nhanh, nông, nhức đầu, choáng váng và rất mệt. Nếu không được điều trị kịp thời có thể hôn mê và dẫn tới tủ vong.
Thể này thường gặp ở trẻ em và người lớn có cơ thể yếu.

3/ Thể nhẹ
Thường gặp ở người lớn. Chỉ thấy nôn nao, khó chịu, có khi nôn một vài lần, nhức đầu, mệt mỏi, sau đó khỏi hẳn.

III/ ĐIỀU TRỊ

- Rửa dạ dầy;
- Tiêm thuốc giải độc
+ Natri Nitrit 1%., tiêm 20-40ml tĩnh mạch. Sau đó 20-30 giây, tiêm Natri Hyposunfit 1% (Coloxit). Người lớn tiêm 50ml tĩnh mạch (cứ 15 phút tiêm 10ml);
+ Dung dịch Gluco ưu trương: 300ml truyền tĩnh mạch.
Có thể cho uống thêm nước đường, nước mía, ăn mật;
- Thở ô xy, sưởi ấm cho bệnh nhân;
- Cho thuốc trợ tim mạch: Long não, Uabain.

IV/ PHÒNG BỆNH

- Không nên ăn sắn vào lúc đói, ăn nhiều quá;
- Trước khi luộc sắn, nên bóc hết vỏ, ngâm trong nước nhiều giờ, luộc với nhiều nước và mở vung nồi để HCN bốc hơi;
- Không nên ăn sắn có vị đắng, nhiều nhựa;
- Tốt nhất là ăn sắn với đường, mật.

🥰B. NGỘ ĐỘC NẤM

I/ NGUYÊN NHÂN

Nấm độc có nhiều giống khác nhau và mỗi giống gây ngộ độc bằng chất độc riêng biệt.

II/ TRIỆU CHỨNG

Tuy ngộ độc nấm không giống nhau, nhưng có một số triệu chứng chung biểu hiện chủ yếu ở đường tiêu hoá, nôn mửa, đau bụng và ỉa chẩy, có khi lẫn máu.
Ngoài ra, tuỳ loại nấm độc có thể gây ra các triệu chứng khác nhau:
- Ngộ độc nấm loại Phalloide gây:
+ Rối loạn thần kinh, bơ phờ, lo lắng;
+ Tổn thương Thận: đái ít, protein niệu, vô niệu;
+ Chuột rút, giảm thân nhiệt, tím tái, truỵ mạch;
+ Sau vài ngày có thể bị viêm gan nhiễm độc dẫn đến vàng da, teo gan cấp.

- Ngộ độc Amanite Pathere
+ Kích thích thần kinh, hoang tưởng;
+ Miệng khô, giãn đồng tử;
+ Co giật, có khi có cơn Tetanmi.

- Ngộ độc loại nấm gây tan máu:
+ Ỉa ra máu;
+ Vàng da do tan máu;
+ Đái ra máu huyết sắc tố;
+ Co giật, hôn mê rồi tử vong.

III/ ĐIỀU TRỊ

- Rửa dạ dầy, uống than hoạt tính 30-40g;
- Truyền dung dịch Natri Clorua 9% và dung dịch Gluco 5-20%;
- Thở ô xy, sưởi ấm cho bệnh nhân;
- Trợ tim mạch: Uabain, Long não, Spatein, Adrenalin;
- Trong trường hợp tan máu gây thiếu máu nhiều, phải truyền máu
Theo dõi sát mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và số lượng nước tiểu.

IV/ PHÒNG BỆNH

Tốt nhất là không nên ăn nấm tươi và nấm lạ mà ta chưa biết rõ;
- Không nên ăn quá nhiều nấm tươi dù là nấm lành. Vì ăn nhiều cũng sẽ gây rối loạn tiêu hoá.

0915.329.743
messenger icon zalo icon