PHƯƠNG THUỐC HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH
(Dương rất suy yếu, trong ngoài đều hàn: chân tay rất lạnh, sợ lạnh, nôn, đau bụng ỉa ra phân nước)
Thường dùng để chữa các chứng dương hư suy vi, nội ngoại đều hàn, nặng thì âm thịnh cách dương.
Dương hư suy vi, nội ngoại đều hàn có các chứng: chân tay quyết nghịch (rất lạnh), sợ lạnh nằm co, nôn, đau bụng ỉa ra phân nước, tinh thần uỷ mị, mạch trầm trì hoặc trầm vi, phải dùng ngay các phương thuốc có tác dụng hồi dương cứu nghịch. Các vị thuôc hay dùng: Phụ tử, Can khương, Nhục quế (tân nhiệt).
Nếu dương hư suy vi gây âm thịnh cách dương (dương bị đẩy ra ngoài) (biểu hiện người nóng, chân tay lạnh) hoặc âm thịnh dương phù việt lên trên (trên nóng, dưới lạnh) thì dùng những thuốc trên phối hợp với một vài vị thuốc hàn lương, hoặc chỉ dùng những vị thuốc trên song uống thuốc lạnh, mục đích là làm cho âm thịnh tiếp thu thuốc mà không chống nó.
Nếu chân dương suy gây lên thượng thịnh hạ hư, thận không nạp khí, khí phù việt muốn thoát (choáng) cần thêm các vị thuốc nạp dương để phù việt như phương thuốc Hắc tích đơn.
1/ CHỨNG CHÂN TAY RẤT LẠNH, SỢ LẠNH, NÔN, KHÔNG KHÁT, ĐAU BỤNG, ỈA LỎNG, MỆT MỎI
Bài thuốc: TỨ NGHỊCH THANG (Sách Thương hàn luận)
Thành phần: Sinh phụ tử 8-10g, Can khương 6-9g, Cam thảo 6g (tôi thường dùng Phụ tử chế vì Sinh phụ tử quá mạnh)
Cách dùng: Sắc uống lúc còn ấm
Công dụng: Hồi dương cứu nghịch
Chủ trị:
1. Bệnh thiếu âm, chân tay quyết nghịch (rất lạnh), sợ lạnh nằm co, nôn, không khát, đau bụng, ỉa lỏng, mệt mỏi muốn ngủ, rêu lưỡi trắng trơn, mạch vi tế;
2. Bệnh thái âm uống nhầm thuốc ra mồ hôi gây vong dương
Phân tích: Phụ tử (đại nhiệt, rất cay) để bổ ích chân hoả tiên thiên đi thông cả 12 kinh. Nếu dùng sống thì nó sẽ đến nhan mạnh và trục hàn ôn dương nhanh ở các đường kinh. Can khương ôn dương ở trung tiêu nhằm trục hàn ở lý, giúp Phụ tử phấn chấn dương khí. Cam thảo ích khí ôn trung, giảm bớt tính mãnh liệt của Phụ tuqwr, Can khương.
Nếu uống thuốc lúc còn ấm mà nôn thì chuyển sang uống thuốc lúc đã lạnh.
Gia giảm:
Nếu sau khi uống Tứ nghịch thang, hết ỉa lỏng song các chứng chân tay quyết nghịch, sợ lạnh nằm co, mạch vi vẫn còn (do âm huyết tổn thương) thêm Nhân sâm 3g sắc riêng hoà với thang uống, gọi là NHÂN SÂM TỨ NGHỊCH THANG, có công dụng hồi dương ích khí, cứu nghịch cố thoát.
Nếu bị bệnh thiếu âm (ỉa lỏng, mạch vi) do âm hàn thịnh ở hạ tiêu thì bỏ Cam thảo thêm Thông bạch 4 nhánh để thông dương phù âm, gọi là THÔNG BẠCH THANG để hồi dương thông mạch. Nếu ỉa lỏng không cầm được lại có quyết nghịch vô mạch nôn khan, vẫn gia giảm như trên, thêm 20ml mật lợn (hoặc mật dê), 50ml đồng tiện để tư âm hoà dương, gọi là BẠCH THÔNG GIA TRƯ ĐỞM THANG
Nếu dương khí thoát, quyết lạnh (rất lạnh), khí đoản (thở ngắn), đầu váng vã mồ hôi trán, mạch vi (choáng) thì bỏ Can khương, Chích thảo thêm Nhân sâm 9g gọi là SÂM PHỤ THANG (Chính thể loại yếu) để hồi dương cứu thoát.
Nếu ỉa lỏng toàn nước, hàn ở trong song nhiệt ở ngoài, chân tay quyết nghịch (rất lạnh), mạch muốn tuyệt, không sợ lạnh, mặt đỏ là âm thịnh cách dương (đẩy dương ra ngoài) chân dương muốn thoát thì dùng lượng Phụ tử lên đến 15g để thông dương phục mạch gọi là THÔNG MẠCH TỨ NGHỊCH THANG.
2/ CHỨNG TRÚNG HÀN, CHÂN DƯƠNG SUY VI: SỢ LẠNH, CHÂN TAY LẠNH GIÁ, ĐAU BỤNG, NÔN, ỈA LỎNG, MỆT
Bài thuốc: HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH THANG (Sách Thương hàn lục thư)
Thành phần: Phụ tử chín 9g, Can khương 5g, Chích cam thảo 5g, Bạch truật sao 9g, Bán hạ chế 9g, Nhân sâm 6g, Trần bì 6g, Gừng tươi 3 lát, Nhục quế 3g, Phục linh 9g, Ngũ vị tử 3g
Cách dùng: Sắc uống với 0,1g sạ hương.
Công dụng: Hồi dương cứu nghịch, ích khí sinh mạch
Chủ trị: Hàn tà trực trúng vào 3 kinh âm, chân dương bị suy vi. Sợ lạnh nằm co, chân tay lạnh giá, đau bụng, nôn mửa, ỉa lỏng, không khát, thần mệt muốn ngủ, hoặc người lạnh run cầm cập, hoặc móng, môi, miệng xanh tím, hoặc chẩy dãi, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch trầm vi, nặng thì không thấy mạch.
Phân tích: Đây là Tứ nghịch thang hợp với Lục quân tử thang, thêm Phụ tử, Nhục quế, Ngũ vị, Sạ hương để ôn và làm khoẻ nguyên dương, khu hàn, phá âm. Lục quân để bổ ích tỳ vị trừ đờm ẩm. Sâm hợp Ngũ vị để ích khí sinh mạch. Sạ hương để thông 12 kinh. Khi chân tay ấm thì ngừng thuốc.
Nếu uống thuốc lúc còn ấm mà nôn thì chuyển sang uống thuốc lúc đã lạnh.
Gia giảm: Nếu ỉa không cầm do dương bị hư không giữ được âm, thêm Thăng ma, Hoàng kỳ để ích khí thăng dương ngăn chặn âm thoát ở dưới.
Nếu nôn không cầm thì thêm nước gừng để tăng tác dụng ôn vị nhằm chỉ nôn.
3/ CHỨNG ÂM HƯ DƯƠNG PHÙ: MÌNH NÓNG NHƯ LỦA, CHÂN TAY GIÁ LẠNH NHƯ BĂNG, HÔN MÊ, NÓI SẢNG, MỒ HÔI VÃ RA
Bài thuốc: BỔ ÂM LIỄM DƯƠNG AN THẦN PHƯƠNG (Sách Hiệu phỏng tân phương)
Thành phần: Phục thần 2đc, Mạch môn 2đc, Cao ban long 3đc, Đại phụ tử 8 phân, Thục địa 1 lạng, Viễn chí 1đc, Đại táo 3 quả, Bạch thược 5đc, Liên nhục 1,5đc, Ngũ vị tử 1đc, Đan sâm 1,5đc.
Cách dùng: Sắc uống. Có nóng thêm Đăng tâm 10 con.
Công dụng: Bổ âm liễm dương
Chủ trị: Âm hư không liễm được dương nên dương phù việt. Trên nhiệt, dưới hàn, mình nóng như lửa, chân tay giá lạnh như băng, hôn mê bất tỉnh, nói sảng, đầu mặt mồ hôi vã ra, lâm vào tình thế nguy thoát, phiền khát.
Phân tích: Thục địa bổ mạnh vào chân âm làm quân. Bạch thược bổ huyết, hoà huyết, thu liễm dương khí làm thần. Đan sâm ích khí dưỡng âm. Phục thền an thần. Viễn chí bổ thận ích tinh. Liên nhục thanh tâm bổ tâm, lưu thông huyết mạch, làm cho tâm thận được yên. Mạch môn bổ phế thanh tâm, yên huyết và chỉ khát trừ phiền, chỉ khát làm cho phế kim háo tán được trơn nhuận. Lộc giao bổ mạnh vào tinh huyết của thận bên trái, các vị này đều dùng làm tá. Đại phụ tử có thể vào âm phận, có thể vào dương phận, dùng chung với khí dược thì bổ khí, với huyết dược thì bổ huyết.
4/ CHỨNG ÂM VONG DƯƠNG THOÁT: MỒ HÔI DẦM DỀ NHƯ MƯA, MÌNH ẤM, CHÂN TAY LẠNH NGẮT
Bài thuốc: BỔ ÂM ÍCH DƯƠNG PHƯƠNG (Sách Hiệu phỏng tân phương)
Thành phần: Hoàng kỳ tẩm nước Phòng phong sao 2 lạng, Đương quy tẩm rượu, mật sao 5đc, Lộc nhung tẩm rượu nướng 2đc, Bố chính sâm 5đc, Phục linh tẩm sữa 3đc, Chích thảo 2đc, Long cốt (nung, nghiền uống) 2đc, Mẫu lệ nung nghiền uống 2đc
Cách dùng: Sắc uống lúc thuốc còn nóng
Công dụng: Bổ âm ích dương, cứu nghịch
Chủ trị: Âm vong dương thoát, ra mồ hôi trộm, tự ra mồ hôi dầm dề như mưa. Mình ấm, chân tay lạnh ngắt
Phân tích: Hoàng kỳ tuy là khí dược song lại nhu nhuận. Đương quy tuy là huyết dược mà khí cay thơm. Mượn sức Phòng phong tẩm Hoàng kỳ làm cho hai sức thuốc thúc đẩy nhau và tác động đạt ra phần biểu càng mau mạnh. Lộc nhung là chất do tinh huyết tạo lên. Bố chính sâm là huyết dược trong khí dược, làm cho dương phát sinh, âm lớn mạnh. Phục linh vị nhạt, có tính thấm hút, tẩm sữa chính là làm giảm tính ráo ẩm thấp của nó, lại thêm sức bổ tỳ và sinh hoá tân dịch. Chích thảo làm ấm trung khí, nhờ nó để giữ dương khí lại. Long cốt chuyên về cố sáp, yên phách nuôi thần. Mẫu lệ liễm mồ hôi, lại có thể sáp tinh, làm cho trong dương có âm, trong âm có dương. Khí dược có thêm bổ huyết, huyết dược lại có thể ích khí, vị thơm mà không táo, huyết không bị tiêu hao, tính nhu nhuận mà không trệ, khí không sợ bế tắc, âm dương kiêm bổ, khí huyết đều tư nhuận.
4/ CHỨNG ÂM DƯƠNG ĐỀU HƯ, NGUY THOÁT: BUỒN BỰC, CHOÁNG VÁNG XÂY XẨM, HÔN MÊ, TAY BẮT CHUỒN, NÓI NHẢM
Bài thuốc: PHÙ DƯƠNG ÍCH ÂM PHƯƠNG (Sách Hiệu phỏng tân phương)
Thành phần: Nhân sâm 5đc, Bạch truật 3đc, Bạch thược tẩm nước tiểu trẻ em sao đen 5 phân, Hoàng kỳ 2đc, Đại phụ tử 1đc
Cách dùng: Sắc uống
Công dụng: Phù dương ích âm
Chủ trị: Âm dương đều hư dần tới tình thế nguy thoát, âm thắng dương, sáu bộ mạch tế sác, chứng hiện ra buồn bực, choáng váng, xây xẩm, tinh thần hôn mê, tay bắt chuồn chuồn, nói nhảm (nguy thoát).
Phân tích: Nhân sâm, Phụ tử để hồi dương. Bạch truật, Phụ tử để củng cố trung khí. Hoàng kỳ, Phụ tử để bổ vệ khí, vừa để cứu thoát, vừa để giữ vững trung khí đồng thời củng cố phần biểu, nhưng ở trong âm lại xen thêm âm dược là Bạch thược để liễm âm, lại mượn nước tiểu trẻ em để cho đi xuống, tài tình là ở hai vị Hoàng kỳ, Bach thược. Hoàng kỳ thu liễm các phấn chấn mà đi lên, Bạch thược nén các phần âm mà đi xuống.
5/ CHỨNG NÓNG SỐT LÂU NGÀY VONG ÂM: DA NÓNG NHƯ ĐỐT, MÌNH GẦY THỊT RÓC, NỐI NHẢM, BUỒN PHIỀN VẬT VÃ, KHÁT NƯỚC, TỰ RA MỒ HÔI, KHÔNG ĂN UỐNG GÌ
Bài thuốc: BẢO ÂM PHƯƠNG (Sách Hiệu phỏng tân phương)
Thành phần: Thục địa 2 lạng, Bố chính sâm 1 lạng, Nhục quế 0,5 lạng
Cách dùng: Sắc uống
Công dụng: Bảo toàn âm đang bị vong
Chủ trị: Nóng sốt lâu ngày vong âm, da nóng như đốt, mình gầy thịt róc, mặt hốc hác, suốt đêm ngày nói nhảm, buồn phiền vật vã, khát nước, tự đổ mồ hôi, không ăn uống gì, vị khí sắp bại hoại.
Phân tích: Thục địa bổ mạnh vào chân âm làm quân., Nhân sâm để cấp cứu con của nguyên dương (Mệnh môn hoả). Nhân sâm cùng với Nhục quế để bổ hoả, cùng với Thục địa để tư âm.
Gia giảm:
- Tinh tuỷ tiêu khô, đau trong xương, thêm Câu kỷ 1 lạng;
- Họng khô, họng đau, thâm Cao ban long 5đc;
- Dương hư sợ lạnh, âm hư phát sốt thêm Hà thủ ô;
- Ăn nhiều, chóng đói, người gầy, khát nước, tiểu tiện đi luôn (chứng tiêu khát) thêm Mạch môn, Ngũ vị.