Bí đái, vô niệu

16:04:56 06/06/2023 Lượt xem 89 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

🌺BÍ ĐÁI, VÔ NIỆU
Bệnh nội khoa Y học hiện đại - Hệ Sinh dục tiết niệu

I/ BÍ ĐÁI
1. Định nghĩa
Bệnh nhân mót đái nhưng nước tiểu không tống ra ngoài được. Có 2 loại:
- Bí đái cấp tính: xẩy ra đột ngột, bàng quang căng lên khó chịu, đau bụng;
- Bí đái mạn tính: Xẩy ra từ từ, không đau bụng (cần thông đái hoặc tìm cầu bàng quang ở hạ vị).

2. Nguyên nhân

2.1 Trẻ sơ sinh
Thường gặp do dị dạng bàng quang (không có lỗ niệu đạo).
2.2 Ở trẻ em
- Sa bàng quang;
- Hẹp niệu đạo.

2.3 Ở người lớn
- U hay ung thư tuyến tiền liệt;
- Hẹp niệu đạo sau khi bị bệnh lậu.

2.4 Ở phụ nữ
- Nhiễm khuẩn sau đẻ;
- U xơ tử cung, ung thư tử cung;
- U nang buồng trứng;
- Sa tử cung (độ 3).

2.5 Các nguyên nhân khác
- Bệnh thần kinh: chẩy máu não, tổn thương tuỷ;
- Giập đứt niệu đạo;
- Giập thận gây chẩy máu xuống làm tắc cổ bàng quang;
- Sau mổ thoát vị. Vùng hậu môn, hố chậu, âm hộ có thể gây bí đái do phản xạ.

🥰II/ VÔ NIỆU

1. Định nghĩa
Một người sau vài giờ hoặc một ngày không đi đái, thông bàng quang cũng không có nước tiểu hoặc có rất ít (dưới 100ml/24 giờ), người đó ở trong tình trạng vô niệu.
Cần phân biệt vô niệu với bí đái. Bí đái là có nhiều nước tiểu trong bàng quang nhưng vì một số nguyên nhân không đái ra ngoài được.

2. Nguyên nhân

2.1 Vô niệu do tắc niệu quản
- Vô niệu do sỏi: sỏi làm tắc niệu quản, nước tiểu không xuống bàng quang được;
- Vô niệu do ung thư chèn ép vào niệu quản làm cho nước tiểu không xuống bàng quang được.

2.2 Vô niệu do chức năng thận kém
- Do viêm thận nhiễm độc: do kim loại nặng (muối vàng, thuỷ ngân) do thuốc Sunfamit;
- Do nguyên nhân khác: truỵ tim mạch, suy tim mạch, mất nước…

#viêm_bàng_quang #sỏi_bàng_quang
#viêm_tuyến_tiền_liệt
#viêm_niệu_đạo
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_an_khang_đường

https://phuongthuoccotruyen.com

0915.329.743
messenger icon zalo icon