Thâm khám hệ tiết niệu - Y học hiện đại

11:15:16 02/06/2023 Lượt xem 122 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

🌺KHÁM HỆ TIẾT NIỆU
Bệnh học nội khoa Y học hiện đại - Các bệnh thuộc hệ Tiết niệu

I/ TRIỆU CHỨNG CHỨC NĂNG

1. Khi một bệnh nhân vào viện ta cần hỏi những diễn biến về sự bài tiết của nước tiểu
- Lượng nước tiểu: đái nhiều, đái ít, vô niệu;
- Tính chất thải tiểu: đái rắt, đái khó, đái buốt, bí đái, đái dầm…;
- Mầu sắc nước tiểu: Trong, đục, mủ, máu, dưỡng trấp.

2. Những triệu chứng chức năng thường gặp trên lâm sàng là:
- Đau vùng thắt lưng: Bệnh nhân có cảm giác đau âm ỉ ngang vùng thắt lưng (tương xứng L2-L3), đau một bên hay cả hai bên. Đau tăng khi làm nặng hoặc vận động, khi cúi xuống, khi thay đổi thời tiết.
- Cơn đau quặn thận: Là một cơn đau bụng thận cấp tính, xẩy ra rất đột ngột. Đau dữ dội như dao đâm, bệnh nhân quằn quại luôn thay đổi tư thế cho đỡ đau. Đau lan dọc theo niệu quản xuống bộ phận sinh dục ngoài. Bệnh nhân không sốt nhưng có nôn và trướng bụng, có cảm giác buồn đái hoặc đái ra máu. Ấn các điểm niệu quản rất đau, cơn đau có thể kéo dài từ 1-2 giờ đến 1 ngày. Nguyên nhân thường gặp là do sỏi thận, sỏi niệu quản di chuyển.

🥰II/ TRIỆU CHỨNG TOÀN THÂN

1. Phù
Đặc tính của phù thận là trước tiên ở mặt rồi mới tới chân. Cuối cùng là phù toàn thể. Phù trắng, phù mềm, ấn lõm. Muốn theo dõi sự tăng gảm cảu phù, phải cân bệnh nhân hàng ngày.

2. Tăng huyết áp
Bệnh thận và tăng huyết áp có liên quan khăng khít với nhau.
Tăng huyết áp là một trong những triệu chứng của viêm thận mạn. Tăng huyết áp lâu ngày cùng có biến chứng gây xơ tiểu động mạch thận. Theo dõi huyết áp cho ta biết tiên lượng bệnh nhân tốt hay xấu. Bệnh nhân viêm thận tăng huyết áp cần phải soi đáy mắt để biết được mức dộ tổn thương.
- Phù gai mắt;
- Chẩy máu võng mạc.

3. Thiếu máu
Khi thận bị suy, thường xuất hiện triệu chứng thiếu máu: da xanh tái, số lượng hồng cầu giảm.
4. U rê máu tăng cao
Có thể gây tình trạng viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim. Bệnh nhân đái ít, vô niệu thì ure huyết tăng.

🥰III/ KHÁM THỰC THỂ
Khám lâm sàng về tiết niệu, ta phải tiến hành theo trình tự sau: Khám thận, khám niệu quản, khám bàng quang, niệu đạo, trực tràng (âm đạo hoặc tuyến tiền liệt).
1. Khám thận
Bỉnh thường có hai thận, nằm sau trong hố thắt lưng ở hai bên cột sống nên không sờ thấy được. Cực trên của thận ngang với bờ xương sườn thứ 11. Cực dưới ngang với mỏm lưng đốt sống thắt lưng 3. Thận phải thấp hơn thận trái. Khi thận to, ta có thể khám và phát hiện được.

1.1 Nhìn
Nhìn cả hai vùng hạ sườn phải và vùng thắt lưng xem có sưng to lên không, có khối u nổi lên không.

1.2 Sờ
Sờ là phương pháp quan trọng nhất để khám thận to.
Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, thở đều. Thầy thuốc ngồi bên phải hoặc trái (tuỳ theo khám thận phải hay trái). Nếu bệnh nhân đang lên cơn đau dữ dội thì cơ bụng co lại rất khó khám. Vì vậy, cần thiết là bệnh nhân phải mềm bụng và thở thật sâu. Sau khi thở ra ta ấn tay vào bụng thận để tìm dấu hiệu bập bềnh thận:
- Tay trái để ở phía sau vùng hố thắt lưng và nâng lên trên;
- Tay phải để ở phía trước bờ ngoài cơ thẳng to bụng.
Nếu thận to, khi hai bàn tay người thầy thuốc áp sát dần vào nhau, sẽ có cảm giác chắc chắn ở bàn tay. Sau đó, một bàn tay giữ nguyên, một ngón tay của bàn tay bên đối diện ấn mạnh và bất chợt vào vùng thận, bàn tay giữ nguyên sẽ có cảm giác như một cục đá chạm vào rồi mất đi. Đó là dấu hiệu bập bềnh thận.

1.3 Gõ thận
Trong trường hợp thận to, gõ thấy đục, ta xác định được vùng đục của thận.

1.4 Tìm các đặc điểm khác nhau
Bình thường thận và niệu quản không đau. Trong trường hợp bệnh lý, ấn vào các điểm sau, bệnh nhân sẽ đau:
- Phía trước:
+ Điểm cạnh rốn hay điểm niệu quản trên kẻ một đường ngang qua rốn gặp bở ngoài cơ thẳng to hoặc cách rốn độ 3 khoát ngón tay.
+ Điểm sườn dưới: Tương ứng với đầu trước của xương sườn thứ 10.
- Phía sau:
+ Điểm sườn sống: Góc xương sườn thứ hai và cột sống;
+ Điểm sườn lưng: Điểm gặp nhau của bờ xương sườn thứ 12 và bờ ngoài khối cơ lưng to.

2. Khám niệu quản
Bình thường, các đêirm niệu quản không đau. Trong các trường hợp bệnh lý, ta tìm các điểm đau sau:
2.1 Điểm niệu quản trên
Chỗ gặp nhau ở giữa đường ngang qua rốn và bờ ngoài của cơ thẳng to.

2.2 Điểm niệu quản giữa
Chỗ gặp nhau giữa đường nối 2 gai chậu trước trên với bờ ngoài cơ thẳng to (hoặc đường nối 2 gai niệu quản trên chia làm 3 phần, 2 phần đầu của đoạn 1/3 giữa là điểm niệu quản giữa).
2.3 Điểm niệu quản dưới
Muốn tìm điểm đau phải thăm trực tràng hay âm đạo mới thấy.

3. Khám bàng quang, niệu đạo, trực tràng

3.1 Bình thường
Không có cầu bàng quang nên không khám thấy bàng quang được.

3.2 Bệnh lý
Khi ứ nước tiểu ở bàng quang (như bí đái), sẽ nhìn thấy ở vùng hạ vị, trên xương mu có khối u căng tròn như quả bóng, không di động. Nếu thông đái, lấy ra được nhiều nước tiểu, khối u sẽ xẹp ngay. Nếu có sỏi to ở bàng quang, kết hợp với thăm trực tràng, có thể sờ thấy được.

3.3 Thăm trực tràng (hay âm đạo) để phát hiện điểm niệu quản dưới đau
Thăm trực tràng để biết được tuyến tiền liệt rắn hay mềm. Bình thường, tuyến tiền liệt là một khối nhỏ, không sờ thấy được hoặc chỉ hơi nổi lên, mềm có hai thuỳ, ở giữa có một rãnh nằm ở cổ bàng quang, ôm lấy niệu đạo màng ngay dưới khớp vệ. Ở người già, tuyến này bị xơ nên có thể hơi cứng và to hơn so với người trẻ. Trường hợp bệnh lý, tuyến tiền liệt to lên, gặp trong ung thư tuyến tiền liệt hoặc bệnh viêm tuyến tiền liệt.

🥰IV. KHÁM CẬN LÂM SÀNG
Ngoài những phương pháp khám lâm sàng trên, người ta còn áp dụng một số phương pháp cận lâm sàng để phát hiện những tổn thương của bộ tiết niệu như:
- Soi bang quang;
- Chụp X quang thận có thuốc cản quang, chụp thận ngược dòng, chụp bơm hơi sau màng bụng….;
- Làm các xét nghiệm để thăm dò chức năng thận.
Sau đây là một số phương pháp đơn giản:

1. Nghiệm pháp 3 cốc
Dùng để sơ bộ xác định vị trí chẩy máu khi bệnh nhân đái ra máu.
Dùng 3 cốc thuỷ tinh bằng nhau, cho bệnh nhân lần lượt đái vào 3 cốc, xem cốc nào nhiều máu.

Cốc 1 có nhiều máu: Đái ra máu ở đầu bãi, do tổn thương ở niệu đạo;

Cốc 3 nhiều máu: Đái ra máu ở cuối bãi, do tổn thương ở bàng quang;
Nếu cả 3 cốc đều có máu như nhau: Đái ra máu do tổn thương thận hoặc bàng quang.

2. Phát hiện Protein niệu bằng phương pháp định tính
- Phải lấy nước tiểu ở giữa bãi. Đối với phụ nữ cần vệ sinh sinh dục trước khi lấy nước tiểu, để tránh nhầm lẫn với protein của máu kinh nguyệt, khí hư, chất tiết của âm đạo.
- Cách làm:
+ Dùng 1 đèn cồn, 1 cái kẹp gỗ;
+ Axid Acetic 10%;
+ Ống nghiệm thuỷ tinh đựng nước tiểu.
Cho nước tiểu vào 2/3 ống nghiệm thuỷ tinh. Đốt đèn cồn đun nóng, sau đó nhỏ vào ống nghiệm nước tiểu 5-7 giọt Axid Acetic 10%.

Kết quả:
+ Nếu nước tiểu có Protein và Axid Acetic làm kết tủa và ống nghiệm vẩn đục lên.
+ Nếu không có dung dịch Axid Acetic, dùng dung dịch Axid Nitric, nếu có Protein niệu, sẽ làm kết tủa.
Phân biệt Protein niệu thật và Protein niệu giả:
+ Protein niệu thật: Viêm nhiễm do cầu thận;
+ Protein niệu giả: Do có máu và các tế bào bị huỷ hoại.
Dùng Axid Citric và Axid Nitric. Nếu Axid Citric và Axid Nitric kết tủa, Protein niệu thật. Nếu ngược lại là Protein giả.

🌺Chúng tôi chọn lọc, chỉ đăng những bài thuốc tốt nhất.

#hệ_tiết_niệu #phù
#viêm_bàng_quang #sỏi_thận
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_an_khang_đường

https://phuongthuoccotruyen.com

0915.329.743
messenger icon zalo icon