Các bệnh van tim - Hở van hai lá

06:29:00 10/03/2023 Lượt xem 76 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

Bệnh nội khoa Y học hiện đại - Hệ tuần hoàn 

 BỆNH VAN TIM THƯỜNG GẶP – HỞ VAN HAI LÁ

 

  1. ĐẠI CƯƠNG

Hở van hai lá là tình trạng lỗ van hai lá không được khép kín lúc tâm thu. Do đó, một ít máu sẽ trào ngược bất thường từ thất trái lên nhĩ trái.

  1. NGUYÊN NHÂN

1/ Hở thực tổn

Thường gặp, nhất là thấp tim:

  • Viêm màng trong tim bán nhiễm khuẩn do liên cầu, phế cầu, tụ cầu…;
  • Hở do chấn thương, thường do hậu quả của phẫu thuật hẹp van hai lá.

  1. TRIỆU CHỨNG

1/ Triệu chứng lâm sàng

  • Khi mới mắc bệnh có thể im lặng trong một thời gian dài và chưa có biểu hiện lâm sàng rõ ràng, bệnh nhân vẫn sống và sinh hoạt bình thường. Hoặc được phát hiện khi khám sức khoẻ. Về sau làm việc chóng mệt mỏi và khó thở.
  • Nghe tim:

+ Hở thực tổn: có tiếng tâm thu thổi ở mỏm với 4 đặc điểm: (i) To, mạnh, chiếm hết cả thì tâm thu; (ii) Nghe rõ nhất ở mỏm tim hoặc trong mỏm tim một chút; (iii) Lan lên nách, vai, có khi nghe rõ ở lưng, ở đáy phổi; (iv) Không thay đổi theo tư thế bệnh nhân.

+ Hở chức năng: Tiếng thổi nhẹ, không chiếm hết cả thì tâm thu, ít lan xa lên nách và mất đi khi thay đổi tư thế.

2/ Triệu chứng cận lâm sàng

2.1 X quang

- Nhĩ trái to, di động và đập theo thì tâm thu;

- Thất trái to ra.

2.2 Siêu âm tim Doppler

- Trên siêu âm 2D và TM: van 2 lá dầy, vôi hoá, lỗ van hở;

- Trên Doppler hở dòng 2 lá.

  1. TIẾN TRIỂN

Nhanh hay chậm tuỳ vào mức độ hở nhiều hay ít. Để đảm bảo nhu cầu ô xy cho cơ thể, tim trái phải làm việc nhiều, dần dần to ra và dẫn tới suy tim.

  1. CHẨN ĐOÁN
  • Dựa vào tiếng thổi tâm thu với 4 đặc điểm trên;
  • Hở van hai lá thường phối hợp với hẹp (bệnh hai lá): Ngoài tiếng thổi tâm thu còn có tiếng rung tâm trương. Bệnh nhân tiến triển đến suy tim nhanh hơn là hở hay hẹp đơn thuần.

  1. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

1/ Điều trị

  • Vấn đề chính là phòng các bệnh không chuyển sang suy tim bằng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý;
  • Điều trị nguyên nhân gây suy tim;
  • Nếu có chỉ định, có thể phẫu thuật chỉnh hình hoặc lắp van nhân tạo.

2/ Phòng bệnh

  • Phòng bệnh thấp tim và ngăn ngừa cơn tái phát;
  • Đề phòng và điều trị sớm, tích cực phát hiện bệnh nhiễm khuẩn;
  • Lựa chọn bệnh nhân kỹ và đảm bảo kỹ thuật khi mổ để tránh trường hợp hở do chấn thương.

 

 

0915.329.743
messenger icon zalo icon