Các bệnh van tim thường gặp - Hẹp van hai lá

08:18:40 09/03/2023 Lượt xem 134 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

Hệ tuần hoàn – Điều trị theo Y học hiện đại

CÁC BỆNH VAN TIM THƯỜNG GẶP – HẸP VAN HAI LÁ

 

  1. ĐẠI CƯƠNG

          Hẹp van hai lá là một bệnh van tim thường gặp ở nước ta. Chiếm tỷ lệ khoảng 40,3 % số người mắc bệnh tim.

          Đây là bệnh nặng, có nhiều biến chứng, luôn đe doạ tính mạng.

         

II. NGUYÊN NHÂN

          Tuyệt đại đa số là do bệnh thấp tim, phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới.

         

III. TRIỆU CHỨNG

  1. Lâm sàng:
    1. Triệu chứng chức năng:
  • Hối hộp, đánh trống ngực;
  • Đau vùng trước tim hay vùng sau bả vai trái;
  • Khó thở, nhất là khi gắng sức. Đây là triệu chứng chức năng chủ yếu. Về sau, bệnh nhân khó thở thường xuyên kể cả khi nằm ngủ.
    1. Triệu chứng thực thể:

Nghe tim là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện hẹp van hai lá. Trong trường hợp điển hình có thể thấy:

  • Ở mỏm tim:

+ Tiếng thư nhất (T1) đanh

+ Tiếng rung tâm trương

+ Tiếng thổi tiền tâm thu: thô và ngắn.

Đặt bàn tay vào mỏm tim có thể thấy rung miu tâm trương. Trong trường hợp nhịp tim đập quá nhanh hay loạn nhịp tim hoàn toàn thì không nghe thấy tiếng rung tâm trương và tiếng thổi tâm thu.

  • Ở đáy tim: tiếng thứ hai (T2) mạnh và tách đôi.
  1. Cận lâm sàng:
    1. Chụp X quang
  • Phim thẳng: cung giữa trái phình to, rốn phổi đậm
  • Phim nghiêng trái: Tâm nhĩ trái to và đè ép vào thực quản và đẩy thực quản sang một bên.
    1. Điện tâm đồ:
  • Dầy nhĩ trái;
  • Trục điện tim; trục phải hoặc trục xu hướng phải;
  • Dầy thất trái.
    1. Siêu âm Doppler tim: là xét nghiệm quan trọng, đánh giá cấu trúc và diện tích lỗ tim.
  • Trên siêu âm 3D và TM: van 2 lá dầy, vôi hoá, lỗ van hẹp
  • Trên Doppler: tăng độ chênh áp tâm trương giũa tâm nhĩ trái và thất trái.

IV. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

  1. Tiến triển

Bệnh tiến triển trong một thời gian dài không có biểu hiện gì hoặc được phát hiện tình cờ trong một đợt khám sức khoẻ toàn diện. Về sau các biến chứng ở phổi xuất hiện như khó thở, ho ra máu, cơn hen tim hoặc phù phổi cấp. Khi có suy tim phải, bệnh nhân có triệu chứng phù, gan to, môi tím, tĩnh mạch cổ nổi.

  1. Biến chứng
    1. Tắc động mạch:
  • Tắc động mạch não;
  • Tắc động mạch phổi;
  • Tắc mạch hậu.
    1. Nhiễm khuẩn:
  • Viêm màng trong tim bán cấp;
  • Bội nhiễm phổi: viêm phổi, viêm phế quản;
  • Cơn thấp tim tái phát.
    1. Loạn nhịp:
  • Ngoại tâm thu;
  • Loạn nhịp hoàn toàn;
  • Cuối cùng cần lưu ý những tai biến về tim khi thai nghén hoặc lúc chuyển dạ đẻ, bệnh trở lên nặng hơn.

V. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định hẹp van hai lá

- Chủ yếu dựa vào tiếng rung tâm trương: nếu phát hiện được tiếng rung tâm trương là chắc chắn;

- Muốn quyết định phải dựa vào cận lâm sàng: X quang, siêu âm, điện tâm đồ.

2. Chẩn đoán giai đoạn hẹp van hai lá

Theo bảng phân loại suy tim của bệnh viện Bạch Mai, chia làm 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: hẹp van 2 lá nhưng bệnh nhân vẫn sinh hoạt bình thường, chưa có các triệu chứng chức năng, kể cả khi gắng sức;
  • Giai đoạn 2: Hẹp van 2 lá đã có hội chứng gắng sức: khó thở, đánh trống ngực, ho từng cơn khi gắng sức, nhưng chưa có biểu hiện rõ ràng của suy tim phải.
  • Giai đoạn 3: Hẹp van 2 lá, khó thở nhiều, đã có suy tim phải, nhưng điều trị suy tim có hồi phục;
  • Giai đoạn 4: Hẹp van 2 lá với tình trạng suy tim nặng, không thể hồi phục được.

VI. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH

  1. Điều trị
  • Đối với bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật thì điều trị phẫu thuật là tốt nhất (giai đoạn 2, 3), mổ tách van 2 lá. Trong trường hợp khít có thể nong van hoặc sửa van, thay van.
  • Đối với bệnh nhân không có dấu hiệu chức năng và chưa có chỉ định phẫu thuật thì điều trị nội khoa là chủ yếu. Điều trị nội khoa là cần thiết chuẩn bị cho phẫu thuật.
  • Điều trị nội khoa bao gồm:

+ Chế độ ăn uống và lao động hợp lý;

+ Chống thấp khớp và tái phát;

+ Điều trị suy tim…

  1. Phòng bệnh

Chủ yếu là tìm biện pháp để ngăn ngừa bệnh thấp tim, nguyên nhân gây ra bệnh hẹp van hai lá.

0915.329.743
messenger icon zalo icon