Bệnh học nội khoa Y học hiện đại - Hệ tuần hoàn
TRIỆU CHỨNG CHỨC NĂNG HỆ TUẦN HOÀN
Các bệnh hệ tuần hoàn bao gồm tim và các mạch máu, có nhiều triệu chứng chức năng. Những dấu hiệu chức năng chính thường gặp là:
1/ Khó thở:
Là dấu hiệu thường gặp, bao giờ cũng có và sớm. Tuỳ theo nguyên nhân và giai đoạn của suy tim, khó thở có nhiều mức độ và hình thái khác nhau.
Có ba giai đoạn khó thở
-
- Khó thở khi gắng sức
Người bệnh không cảm thấy khó chịu, chỉ khi gắng sức mới khó thở: mang xách nặng, chạy vội, lên thang gác…, thở càng rõ khi cố gắng càng nhiều.
-
- Khó thở thường xuyên
Luôn cảm thấy khói chịu, khi nằm càng khó thở, phải ngồi dậy để dễ thở hơn. Tư thế bệnh nhân luôn phải dựa vào tường, vào ghế, có khi nằm phủ phục.
Nghỉ ngơi cũng khó thở, khi vận động khó thở càng tăng hơn.
-
- Khó thở xuất hiện từng cơn
Khi suy tim cấp, đưa đến những cơn khó thở đột ngột như:
- Cơn hen tim: Người bệnh như ngẹt thở, thở nhanh, nông, tim đập nhanh…, khám không có dấu hiệu về hen phế quản mà có dấu hiệu suy tim trái;
- Phù phổi cấp: Khó thở đột ngột, dữ dội, đau tức ngực, phải ngồi dậy để thở, khạc ra nhiều bọt trắng, khám có dấu hiệu suy tim trái.
2/ Đánh trống ngực
Cảm giác tim đập mạnh. Trống ngực là do thay đổi nhịp tim nhanh, chậm, ngoại tâm thu, bệnh nhân cảm thấy tim đập rộn ràng, lúc đều, lúc không làm cho sợ hãi, lo lắng, ngẹt thở. Gặp trong các bệnh tim: bệnh van tim, cơ tim, bệnh tăng huyết áp, cường tuyến giáp…
Cảm giác đánh trống ngực hết, khi nhịp tim trở lại bình thường.
3/ Đau vùng trước tim
Có khi đau âm ỉ, có khi đau nhói ở vùng mỏm tim, có khi sờ vào cũng thấy đau, có thể ở bên ngực trái, rồi lan lên vai rồi xuống cánh tay. Gặp trong các bệnh: cơn đau thắt ngực do co thắt động mạch vành, nhồi máu cơ tim, viêm màng cơ tim.
4/ Ho và khạc ra máu
Trong bệnh hẹp lỗ van hai lá, máu ứ ở phổi, khi bệnh nhân gắng sức, phổi bị xung huyết, đưa đến ho ra máu, thường lượng máu ra ít một và nghỉ ngơi thì bớt đi.
Trong bệnh phù phổi cấp, bệnh nhân khạc ra máu màu hồng, kèm theo hốt hoảng, đau ngực, khó thở nhiều.
5/ Phù
Phù tim thường bắt đầu ở vùng thấp trước, thường là một dấu hiệu chậm, khả năng bù của tim đã giảm và có máu ứ ở ngoại biên. Lúc đầu phù tim xuất hiện thường ở buổi chiều rõ hơn: phù hai mắt cá chân, mu bàn chân, nămg nghỉ ngơi thì giảm hoặc bớt phù, nhưng dấu hiệu suy tim vẫn còn (gan to, tĩnh mạch cổ nổi). Trong suy tim nặng thì phù toàn thân hoặc ứ đọng trong các màng bụng, màng phổi.
6/ Dấu hiệu xanh tím
Phản ánh tình trạng thiếu ô xy, màu sắc da và niêm mạc bệnh nhân có thể xanh tím xẩy ra lúc ở đầu môi, móng tay, móng chân, sau khi làm việc nặng, về sau dấu hiệu xanh tím có thể xuất hiện toàn thân. Một số bệnh tim bẩm sinh cũng gây dấu hiệu xanh tím như bệnh Falot 4…
7/ Ngất
Là tình trạng mất tri giác và cảm giác trong một thời gian ngắn, đồng thời giảm rõ rệt về tuần hoàn và hô hấp trong thời gian đó,
Ngất thường xẩy ra đột ngột, trước đó bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, toát mồ hôi rồi ngã xuống, không biết gì nữa.
Khám thấy: Mặt nhợt nhạt, chân tay bất động, thở yếu hoặc ngừng thở, tiếng tim nhẹ hoặc ngừng đập, mạch sờ không thấy, nếu không cứu chữa kịp thời có thể tử vong.
8/ Các triệu chứng khác
- Mệt: Không phải là đặc hiệu của bệnh tim mạch, song có ý nghĩa khi xẩy ra ở một bệnh nhân tim mạch. Do giảm cung lượng tim là cơ lực giám sát;
- Đái ít: thường xẩy ra ở người suy tim, dịch ứ trệ, gây phù;
- Tê các ngón do rối loạn chức năng trong bệnh của động mạch, làm co thắt mạch máu ở các ngón. Nếu đi xa, có cảm giác chuột rút ở bắp chân, phải xoa bóp cho đỡ đau.