Suy nhược cơ thể

08:40:04 30/07/2023 Lượt xem 93 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

🌺SUY NHƯỢC CƠ THỂ
Bệnh Nội khoa Y học cổ truyền – Các bệnh khác


Suy nhược cơ thể, theo Y học cổ truyền, thuộc phạm vi chứng Hư lao,

Hư lao là hội chứng bệnh thường gặp ở những người suy yếu do bẩm sinh (tiên thiên bất túc), do quá trình dinh dưỡng kém, do mất các bệnh mạn tính hoặc bắt đầu hồi phục sau mắc các bệnh cấp tính nặng.

🥰1/ NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

1.1 Do bẩm sinh (tiên thiên bất túc).

Trong thời kỳ thai nghén, người mẹ không được ăn uống đầy đủ, mắc các bệnh cấp tính hay ngộ độc khi dùng thuốc làm ảnh hưởng tới địa tạng của thai nhi. Sau khi đẻ lại không được nuôi dưỡng tốt, điều hoà tinh huyết không đầy đủ, làm ảnh hưởng đến tinh, khí, huyết của tang phủ, nhất là tạng Thận, làm ảnh hưởng đến quá trình phát dục của trẻ, dẫn đến tình trạng như: trí tuệ chậm phát triển, chậm biết đi, chậm mọc răng.

1.2 Do ăn uống không điều hoà

Do ăn uống quá thiếu thốn hoặc ăn uống quá nhiều các chất bổ, béo, cay, ngọt làm ảnh hưởng đến công năng vận hoá của Tỳ Vị. Tỳ Vị không vận hoá được thuỷ cốc dẫn đến khí, huyết, tân dịch giảm sút và từ đó tiếp tục đưa đến rối loạn công năng của các tạng phủ khác.

1.3 Do lao động quá sức, hay phòng dục quá độ

Làm tinh, khí, thần bị giảm sút dẫn đến hoạt động của các tạng Tâm, Tỳ, Phế, Thận bị suy kém.

1.4 Sau khi mắc các bệnh cấp tính nặng hoặc mắc các bệnh mạn tính

Làm âm, dương, khí, huyết, tân dịch bị ảnh hưởng, làm rối loạn hoạt động của tạng phủ dẫn tới bệnh.

Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn tới hội chứng suy nhược cơ thể, biểu hiện ở sự giảm sút về tinh, khí, huyết, tân dịch. Đó chính là cơ sở làm mất điều hoà công năng của các tạng phủ.

🥰2/ PHÂN LOẠI CÁC THỂ LÂM SÀNG

2.1 Khí hư

Thường gặp ở 2 tạng Phế và Tỳ

2.1.1 Phế khí hư

Hay gặp ở người suy hô hấp do: Viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, tâm phế mạn.

Triệu chứng: Ho không có sức, thở ngắn, thở gấp, tiếng nói thều thào, người mệt mỏi vô lực, tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng bệch, chất lưỡi nhợt, mạch hư nhược. Có lúc sợ lạnh, gai rét, dễ bị cảm mạo.
Phương pháp chữa: Bổ Phế khí. Nếu bị cảm mạo phải ôn khí cố biểu.

Bài thuốc 1: Bổ phế thang
Đảng sâm 10g, Hoàng kỳ 10g, Thục địa 12g, Ngũ vị 3g, Tử uyển 12g, Tang bạch bì 12g.
(Ngũ vị theo giáo trình 10g, tôi giảm còn 3 g vì dùng liều cao không tốt).
Sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc 2: Mẫu lệ tán
Nếu ra mồ hôi nhiều có thể phối hợp Bổ phế thang và Mẫu lệ tán.
Mẫu lệ 16g, Hoàng kỳ 12g, Rễ ma hoàng 8g, Phù tiểu mạch 8g

Châm cứu: Chủ yếu cứu các huyệt: Phế du, Cao hoang, Túc tam lý, Đản trung.


#suy_nhược_cơ_thể
#ho #thở_gấp
#mệt_mỏi #ra_mồ_hôi
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_lộc_khang_đường

Hình ảnh vị thuôc Phù tiểu mạch
 

0915.329.743
messenger icon zalo icon