Viêm loét dạ dầy, tá tràng

08:03:46 28/04/2023 Lượt xem 90 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

Bệnh học nội khoa Y học hiện đại - Các bệnh thuộc hệ Tiêu hoá

LOÉT DẠ DẦY TÁ TRÀNG

          I/ ĐẠI CƯƠNG

          Loét dạ dầy, tá tràng là một bệnh phổ biến.

          Nam giới mắc nhiều hơn nữ, chiếm khoảng 4/5 tổng số bệnh nhân. Tuổi mắc thường từ 20-40. Song loét có thể gặp ở người trên 70, trẻ em dưới 1 tuổi.

          Loét tá tràng gặp nhiều hơn loét dạ dầy (tỉ lệ 3/1 hoặc 4/1).

          II/ GIẢI PHẪU BỆNH

  • Vị trí ổ loét:

+ Hay gặp nhất ở bờ cong nhỏ, hang vị và môn vị dạ dầy, hành tá tràng;

+ Hiếm gặp ở tâm vị, bờ cong lớn.

  • Số lượng: Đa số chỉ có một ổ loét, song cúng có thể có 2-3 ổ loát.
  • Kích thước: Ổ loét hình tròn hoặc bầu dục, đa số đường kính dưới 2 cm.

III/ CƠ CHẾ SINH BỆNH

Có nhiều thuyết được đưa ra.

  • Thuyết được nhiều người công nhận là sự mất cân bằng giữa các yếu tố bào vệ niêm mạc dạ dầy (gồm lớp chất nhầy, lớp các tế bào biểu mô và sự tuần hoàn của niêm mạc) với các yếu tố tấn công (gồm acid chlohydric, Pepsin, các yếu tố thần kinh và một số thuốc như Ápirin, Corticoid).

Mọi nguyên nhân làm cho yếu tố bảo vệ giảm sút, yếu tố tấn công tăng lên có thể đưa đến ổ loét.

  • Gần đây, người ta phát hiện ra vai trò của Helocobacter  Pylry, một xoắn khuẩn gram âm trong bệnh sinh của viêm loét dạ dầy tá tràng, nhất là trong loét tá tràng tái phát.

IV. CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI

  • Stress tâm lý;
  • Rối loạn nội tiết;
  • Rối loạn nhịp điệu và tính chất thức ăn: bữa ăn không đúng giờ, ăn nhiều vị chua cay, lạm dụng rượu và thuốc lá;
  • Đặc điểm về thể tạng, di truyền, trong đó có sự tăng số lượng của tế bào mang tính chất gia đình.
  • Ảnh hưởng của môi trường sống: thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ.

V. TRIỆU CHỨNG

1. Triệu chứng lâm sàng

1.1 Loét dạ dầy

Thường gặp ở người trung niên, nam nhiều hơn nữ. Tổn thương khú trú ở bờ cong nhỏ và hang vị, có thể cả tâm vị và môn vị.

  • Triệu chứng chính là đau. Đau có tính chất chu kỳ từng đợt, đau ngay sau khi ăn hoặc sau khi ăn 15-30 phút, có khi 2-3 giờ tuỳ thuộc vị trí ổ loét;
  • Rối loạn dinh dưỡng ở dạ dầy: Ợ hơi, nấc, buồn nôn;
  • Rối loạn tiêu hoá: bụng chướng hơi, táo bón hoặc đau khung đại tràng:
  • Rối loạn thần kinh thực vật ở ruột: trướng hơi, ợ hơi, táo bón do rối loạn vận động ruột;
  • Thăm khám cơ bụng trong cơn đau có thể thấy: co cứng cơ bụng ở vùng thượng vị, ấn vào vùng này bệnh nhân thấy đau tăng. Ngoài cơn đau hầu như không có triệu chứng gì.

1.2 Loét tá tràng

Có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở nam giới trẻ 18-40 tuổi.

  • Triệu chứng: đau bụng vào lúc đói (sau ăn tù 2-3 giờ hoặc đau vào ban đêm). Tính chất đau và cường độ đau thay đổi, từ âm ỉ đến cơn dữ dội, đau mang tính chất chu kỳ rõ rệt theo thời gian trong ngày và theo mùa trong năm. Đau rát bỏng, nóng ở vùng thượng vị lệch sang phải là triệu chứng sớm của bệnh;
  • Nôn và buồn nôn cả lúc đói;
  • Ợ chua trong thời kỳ tiến triển, người bệnh thấy cồn cào, ăn vào một chút dễ chịu hơn;
  • Có rối loạn thần kinh thực vật và ruột rất rõ: trướng hơi, ợ hơi, táo bón do rối loạn vận động ruột;
  • Thăm khám bệnh trong cơn đau có thể thấy co cứng tại vùng thượng vị, tăng cảm giác đau khi ta sờ nắn.

2. Triệu chứng cận lâm sàng

2.1 Chụp X quang dạ dầy, tá tràng

Cho bênhj nhân uống Barit, chụp ở tư thế và vị trí khác nhau của dạ dầy. Đây làg thăm dò chứ năng gián tiếp tìm các ổ đọng thuốc trên các phim, tổn thương phải được tồn tại trên fim ép mới có giá trị chẩn đoán.

2.1 Soi dạ dầy bằng ống soi mềm rất có giá trị để chẩn đoán:

 Quan sát bằng mắt, trong trường hợp nghi ngờ có thể sinh thiết làm xét nghiệm giải phẫu học.

VI. CHẨN ĐOÁN

  1. Chẩn đoán xác định dựa vào
  • Triệu chứng lâm sàng: đau bụng có tính chất chu kỳ kèm theo có rối loạn như: Ợ hơi, ợ chua, nôn, buồn nôn.
  • Triệu chứng cận lâm sàng:

+ X quang: Tìm ổ đọng thuốc trên các phim;

+ Nội soi dạ dầy, tá tràng để xác định ổ loét;

+ Sin thiết để xác định giải phẩu bệnh.

  1. Chẩn đoán phân biệt
  • Viêm túi mật;
  • Viêm tiểu tràng và đại tràng.

VII. BIẾN CHỨNG

  • Chẩy máu dạ dầy tá tràng: Là biến chứng hay gặp, nhất là loét tá tràng;
  • Thủng ổ loét;
  • Hẹp môn vị;
  • Ung thư hoá: hay gặp ở loét bờ cong nhỏ và loét môn vị.

VIII. ĐIỀU TRỊ

  1. Nguyên tắc điều trị
  • Làm giảm axit pepsin bằng thuốc ức chế bài tiết hoặc thuốc trung hoà axit;
  • Tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc bằng thuốc tạo màng che phủ, bang bó ổ loét, kích thích sự tái sinh của tế bào niêm mạc dạ dầy;
  • Diệt trừ HP;
  • Điều trị hỗ trợ, nâng đỡ sức khoẻ của bệnh nhân,

  1. Điều trị cụ thể

    1. Điều trị nội khoa
  • Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP: Amoxyclin 0,5g*4 viên/ngày; Metronidazon 0,25g* 4 viên/ngày
  • Thuốc kháng thụ thể H2 của Histamin: Cimetidin 200mg* 5 viên/ngày, chia 4 lần: mỗi lần 1 viên sau bữa ăn và 2 viên trước khi ngủ. Liều tấn công 4-6 tuần, tác dụng kìm hãm sự tạo HCL. Sau dùng liều duy trì với liều giảm nửa trong nhiều tháng.

Một số thuốc cùng nhóm Ranitidin, Nizatidin, Famotidin;

  • Thuốc ức chế H+, K+ ở màng tế bào bìa: Omeprazole có tác dụng ức chế HCL mạnh và kéo dài;
  • Thuốc trung hoà acid: Alusi, Maalox;
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc, băng bó ổ loét: Prostalandin E1200mg * 4 viên ngày, chia làm 2 lần  vào bữa ăn và trước khi ngủ.

    1. Điều trị ngoại khoa

Được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Thủng dạ dầy, hẹp môn vị;
  • Chẩy máu tái phát nhiều lần hoặc chẩy máu nặng điều trị nội khoa không cầm;
  • Loét ác tính;
  • Loét đã được điều trị nội khoa đúng phương pháp trong một thời gian không khỏi, bệnh nhân vẫn đau nhiều.

VIII. CÁCH PHÁT HIỆN VÀ XỬ TRÍ CÁC BIẾN CHỨNG TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ

  1. Chẩy máu dạ dầy tá tràng

    1.  Cách phát hiện:

+ Đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, nôn;

+ Nôn ra máu, ỉa phân đen;

+ Da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt.

    1.  Xử trí

+ Để bệnh nhân nằm nghỉ, đầu nghiêng, không kê gối;

+ Chườm lạnh vùng thượng vị, cho uống sữa, ăn cháo lạnh;

+ Tiêm thuốc cầm máu, trợ tim, trợ sức, chuyển lên tuyến trên nếu mất máu nhiều.

  1. Thủng ổ loét

    1.  Cách phát hiện:

+ Đau bụng dữ dội như dao đâm, gập người hoặc nằm co chân;

+ Da xanh tái, vã mồ hôi.

Khám thấy:

+ Phản úng thành bụng: bụng cứng như gỗ;

+ Chụp ổ bụng không chuẩn bị thấy hình ảnh liềm hơi dưới cơ hoành

    1.  Xử trí: Chuyển môr cấp cứu.

  1. Hẹp môn vị

    1.  Cách phát hiện:

+ Ấn vào nôn ra, nôn ra thức ăn của bữa trước;

+ Người gầy, bụng lõm lòng thuyền,

+ Lắc bụng thấy óc ách.

    1.  Xử trí

+ Bồi dưỡng tăng cường sức khoẻ;

+ Mổ phiên (mổ theo lịch định trước)

  1. Ung thư hoá: Hay gặp ở loét bờ cong nhỏ và loét môn vị

    1.  Cách phát hiện: Khi nội soi thường kết hợp sinh thiết, xét nghiệm tế bào để tìm tế bào K.

    1.  Xử trí

+ Nếu phát hiện sớm: mổ kịp thời cắt bỏ khối u;

+ Điều trị bằng tia xạ, hoá chất. Hiện chưa có thuốc đặc hiệu.

 

#viêm_loét_dạ_dầy_tá_tràng
#dạ_dầy #tá_tràng
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_an_khang_đường

https://phuongthuoccotruyen.com

0915.329.743
messenger icon zalo icon