Bệnh học nội khoa Y học hiện đại - Các bệnh thuộc hệ Tiêu hoá
XƠ GAN
I/ ĐẠI CƯƠNG
Xơ gan là bệnh phổ biến.
Trong xơ gan, có ba loại tổn thương:
- Thoái hoá nhu mô gan;
- Xơ hoá tổ chức liên kết;
- Tăng sản tế bào gan, cấu tạo lên những hạt tái tạo, làm đảo lộn cấu trúc bình thường của gan.
Các tổn thương trên giải thích các triệu chứng cũng như sự tiến triển và tiên lượng của xơ gan.
II/ NGUYÊN NHÂN
- Những nguyên nhân đã được xác định
- Viêm gan do virus là nguyên nhân quan trọng nhất, những virus gây xơ gan là B, C, D;
- Nghiện rượu nặng và kéo dài;
- Ứ mật kéo dài (sỏi mật, hội chứng Hanot);
- Ứ máu kéo dài (viêm màng ngoài tim co thắt);
- Do nhiễm độc thuốc và hoá chất: Tetraclorua Carbon, Insoniazid, Alphamethydopa..;
- Do lách to: Hội chứng Banti.
- Những nguyên nhân còn được nghiên cứu
Vai trò của suy dinh dưỡng tự miễn dịch, ký sinh trùng.
III/ TRIỆU CHỨNG
Xơ gan là một bệnh mạn tính, kéo dài trong nhiều năm theo những giai đoạn:
- Giai đoạn xơ gan tiềm tàng
Không biểu hiện bởi một dấu hiệu bệnh lý nào. Bệnh phát hiện một cách tình cờ khi phẫu thuật hoặc mổ tử thi do chết vì một nguyên nhân khác.
- Giai đoạn xơ gan còn bù, chưa có biến chứng
Bệnh nhân chỉ thấy mệt, chán ăn, sợ mỡ, khó tiêu trong một thời gian dài. Có khi có những biểu hiện rõ rệt hơn:
- Suy nhược, ăn kém, bụng chướng hơi, ỉa chẩy;
- Thỉnh thoảng phù nhẹ hai chi dưới;
- Chẩy máu cam, chẩy máu lợi;
- Đau tức hạ sườn phải;
- Khám thấy gan to, lách to.
- Giai đoạn xơ gan mất bù
Biểu hiện bởi hai hội chứng: Tăng áp lực tính mạch cửa và suy gan.
-
- Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa
- Cổ trướng: Đây là một cổ trướng tự do, thường nhiều dịch (3-10 lit), màu vàng chanh, có ít Anbumin (dưới 25g/lit), Rivalta âm tính;
- Tuần hoàn bàng hệ ở thành bụng, nổi rõ rệt khi bệnh nhân ngồi;
- Giãn tính mạch thực quản: Thường ở 1/3 dưới, phát hiện được khi chụp X quang thực quản uống Baryte hoặc soi thực quản bằng ống soi mềm;
- Lách to.
-
- Hôi chứng suy gan
- Lâm sàng:
+ Toàn thể trạng giảm sút suy nhược, chán ăm, chậm tiêu, sút cân;
+ Phù, chủ yếu ở nửa người dưới;
+ Vàng da, lúc đầu kín đáo, sau đậm;
+ U mạch hình sao xuất hiện ở cổ, phần trên ngực. Dấu hiệu bàn tay son;
+ Hội chứng chẩy máu: chẩy máu cam, chẩy máu chân răng, chẩy máu dưới da;
+ Rối loạn nội tiết: Ở nam giới: teo tinh hoàn, vú to. Ở nữ giới: teo vú, teo dạ con, mất kinh. Ở cả hai giới: giảm dục năng;
+ Khám gan: gan có thể to, nhưng thường thì to. Nếu sờ được gan, sẽ thấy gan mật độ chắc, bờ dưới sắc, mặt không nhãn.
- Sinh học:
+ Giảm hồng cầu, tiểu cầu, tỷ lệ huyết cầu tố;
+ Glocose máu hạ;
+ Tỷ lệ Prothrobin hạ;
+ Thăm dò các chức năng gan thấy bị rối loạn.
IV. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG
Xơ gan là một bệnh mạn tính nặng, không thể chữa khỏi hẳn được. Song, nếu được điều trị tốt, bệnh nhân có thể ổn định một thời gian dài.
Một số biến chứng có thể xẩy ra:
- Nhiễm khuẩn dịch cổ trướng: có thể do chọc cổ trướng hoặc một nhiễm khuẩn thông thường khác (nhiễm khuẩn tiết niệu, phổi).
- Chẩy máu tiêu hoá: Thường do giãn tính mạch thực quản bị vỡ, tiên lượng nặng.
- Hôn mê gan: Thường đưa đến tử vong.
- Xơ gan ung thư hoá: Người ta coi xơ gan là tình trạng tiền ung thư gan.
V. ĐIỀU TRỊ
1. Những biện pháp chung
- Không lao động nặng nhọc, nằm nghỉ khi có những đợt tiến triển;
- Ăn nhiều đạm, đường, vi tamin, hạn chế mỡ, hạn chế muối hoặc ăn nhạt khi có phù và cổ trướng. Hạn chế đạm khi xơ gan mất bù, có đe doạ bệnh não gan. Tuyệt đối không uống rượu.
2. Đối phó với hội chứng suy tế bào gan
- Các Vi tamin B1, B6, B12, C, K.
- Các acid amin.
- Kháng sinh nếu có bội nhiễm.
3. Đối phó với các triệu chứng phù và cổ trướng
- Trước hết cần nằm nghỉ và ăn nhạt;
- Dùng thuốc lợi niệu:
+ Spironolacton: 100-200mg/ngày;
+ Furosemid: 20-40mg/ngày.
- -Chọc hút cổ trướng nếu dịch nhiều.
VI. PHÒNG BỆNH
- Ăn uống cân bằng, chú trọng đủ protid;
- Không nên uống rượu;
- Tích cực phòng và điều trị tốt bệnh viêm gan virus
- #viêm_gan #xơ_gan
- #viêm_gan_vi_rus
#ứ_máu #sỏi_mật
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_an_khang_đường
https://phuongthuoccotruyen.com