Bệnh cao huyết áp

Đông Y Khang 18:02:16 22/11/2022 Lượt xem 127 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

BỆNH CAO HUYẾT ÁP

  1. TĂNG HUYẾT ÁP THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

    1.  Định nghĩa

Theo Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội Tăng huyết áp quốc tế, tăng huyết áp là khi huyết áp động mạch tối đa (huyết áp tâm thu)  140 mmHg và /hoặc huyết áo động mạch tối thiểu ( huyết áp tâm trương)  90 mmHg.

    1. Phân loại
      1. Phân loại theo chỉ số huyết áp (Cả 2 chỉ số hoặc chỉ có 1 chỉ số).
  • Độ 1: 140-159 / 90-99.
  • Độ 2: 160-179 / 100-109.
  • Độ 3:  180 /  110.
      1. Phân loại theo nguyên nhân.

Có thể do nguyên phát hoặc thứ phát.

  • Tăng huyết áp nguyên phát: Là bệnh tăng huyết áp mà không tìm thấy nguyên nhân chiếm 85-89%.
  • Tăng huyết áp thứ phát: do các bệnh khác:

+ Thận: Viêm cầu thận cấp, sỏi thận,…

+ Nội tiết: Cường Aldosteron tiên phát, phì đại thượng thận bẩm sinh, hội chứng Cushing, tăng Calci máu,…

+ Nguyên nhân khác: Hẹp eo động mạch chủ, nhiễm độc thai nghén, thuốc tránh thai, thuốc Coritcoid,…

    1. Các yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp.

Gồm: (1) Lượng muối ăn vào; (2) Uống rượu; (3) Hút thuốc lá; (4) Béo bụng; (5) Yếu tố tâm lý; (6) Tuổi > 60 (nam), > 65 (nữ); (7) Yếu tố gia đình …

    1. Điều trị

      1. Điều trị bằng thay đổi lối sống.
  • Hạn chế: muối, mỡ (dùng mỡ thực vật), rượu, cà phê;
  • Bỏ thuốc lá;
  • Tránh stress;
  • Ăn nhiều trái cây, rau và các chế phẩm bơ sữa ít béo;
  • Thường xuyên thể dục, thư giãn, đi bộ nhanh;
  • Duy trì cân nặng bình thường;
  • Đảm bảo giấc ngủ.

      1. Dùng thuốc.
        1. Trường hợp tăng huyết áp thường xuyên

a, Nguyên tắc: Hạ áp, lợi tiểu, an thần.

b, Thực hiện phác đồ theo bậc thang của Tổ chức Y tế thế giới.

Bước 1:

  • Đối với người tăng huyết áp dưới 45 tuổi: thuốc đầu tiên cần dùng là thuốc chẹn Bêta hoặc thuốc ức chế men chuyển đổi Angiotensin (Captopril).
  • Đối với người tăng huyết áp trên 45 tuổi: thuốc đầu tiên cần dùng là thuốc lợi tiểu.
  • Nếu điều trị như vậy mà huyết áp xuống thì giữ ở liều tác dụng. Nếu huyết áp không xuống thì chuyển sang bước 2.

Bước 2: Phối hợp thuốc lợi tiểu và thuốc chẹn Bêta (hoặc thuốc ức chế men Agiotensin). Nếu huyết áp không xuống hoặc xuống quá ít thì tăng dần liều. Nếu huyết áp không xuống thì chuyển sang bước 3.

Bước 3: Phối hợp thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn Bêta và 1 trong 4 loại thuốc: Hydrala zin, Alpha metly dopa, Clonidia, Guanethidin. Nếu không đỡ thì phối hợp thuốc lợi niệu, chẹn Bêta và 2,3 trong các thuốc trên.

        1. Trường hợp tăng huyết áp giới hạn: Không cần dùng thuốc tăng huyết áp, chỉ cần dùng thuốc an thần kết hợp với thay đổi lối sống.

  1. TẦNG HUYẾT ÁP THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

    1.  Khái niệm:

Là chứng Huyễn vượng đầu thống, Tâm quý, Chính xung. Huyền là hoa mắt, vượng là cảm giác tròng trành, quay chuyển không yên, đau đầu, đau tức ngực trước tim, mất ngủ.

    1. Các thể bệnh

      1. Thể Âm hư dương xung.

Hay gặp ở người trẻ tuổi, rối loạn tiền mãn kinh…

a, Triệu chứng: Nhức đầu, người bứt rứt, dễ cáu gắt, tai ù, miệng đắng, họng khô, ngủ ít, hay mê, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền sác.

  • Nếu thiên về âm hư thì chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp mất ngủ, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch huyền tế sác.
  • Nếu thiên về dương xung can hoả thịnh thì đau đầu dữ dội, mắt đỏ, mặt đỏ, táo bón, họng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch huyền sác hữu lực.

b, Pháp điều trị: Tư âm tiền dương.

  • Nếu thiên về âm hư: Bài thuốc Kỷ các định hoàng Thực định 16g, Hoài sơn 12g, Sơn thù 12g, Phục linh 8g, Đan bì 8g, Trạch tả 8g, Kỷ tử 12g, Cúc hoa 12g.

Sắc uống ngày 1 thang hoặc thuốc hoàn, mỗi ngày uống khoảng 30g.

  • Nếu thiên về dương xung: Bài thuốc Long đản tả can thang.

Long đởm thảo 8g, Sinh địa 14g, Hoàng cầm 12g, Chi tử 12g, Trạch tả 12g, Mộc thông 8g, Xa điền 16g, Cam thảo 4g, Sái hồ 8g, Đương quy 8g.

  • Châm cứu hoặc xoa bóp, dung, bấm huyệt:

+ Các huyệt để hạ áp: Thái xung (Cách nếp gấp giữa ngón cái và ngón trỏ 2 thốn, trên mu bàn chân; Hợp cốc (Chi cao nhất trên mu bàn tay giữa ngón trỏ và ngón cái); Rãnh hạ áp (vuốt 2 bên vành tai).

+ Các huyệt an thần, bồi bổ; Thần môn (Trên lằn chỉ cổ tay về phía lòng bàn tay, ¼ từ phía ngón út về), Nội quan. (Giữa lắn chỉ cổ tay, về phía lòng bàn tay); Tam ân giao: (Từ mắt cá chân đo lên 3 thốn, tưng đương khoảng cách 4 ngón tay 2,3,4,5).

+ Nếu nhức đầu: Thái dương (phía ngoài đuôi mắt); Đầu duy (góc trán)

      1. Thể Can thận hư

Thường gặp ở người cao tuổi, xơ cứng động mạch.

        1. Thể âm hư

a, Triệu chứng: Nhức đầu, hoa mắt, ù tai, hoảng hốt, ngủ ít hay mê, lưng gối mỏi yếu, miệng khô mặt đỏ, mạch huyền tế sác.

b, Pháp điều trị: Bổ can thận âm.

c, Bài thuốc: Ký cúc địa hoàng (đã nêu ở trên)

d, Châm cứu hoặc day, bấm huyệt: Can du (cách đốt sống ngực D5-D6 1,5 thốn); Thận du (cách đốt sống lưng L2-L3 1,5 thốn); Thái khê (đỉnh mắt cá trong đo ngang ra 0,5 thốn); Tam ân giao (đỉnh mắt cá trong đo lên 3 thốn); Huyết hải (co đầu gối, từ bờ trên xương bánh chè đo lên 1 thốn, vào trong 2 thốn).

        1. Thể dương hư.

a, Triệu chứng: Sắc mặt trắng, lưng gối mềm yếu, tiểu trong dài, liệt dương, di tinh, mạch trấn tế.

b, Pháp điều trị: Ôn dưỡng can thận.

d, Bài thuốc: Ký cúc địa hoàng, gia thêm thuốc trị dương: Ba kích 12g, Đỗ trọng 8g, Ích trí nhân 8g.

e, Cứu hoặc day bấm huyệt: Thận du, Mệnh môn (giữa đốt sống lưng L2-L3), Chí thất (Từ Mệnh môn ra 3 thốn), Quan nguyên ( dưới rỗn 3 thốn), Khí hải (dưới rốn 1,5 thốn).

      1. Thể Tâm Tỳ hư:

Hay gặp tăng huyết áp ở người cao tuổi có kèm theo các bệnh loét dạ dày, viêm đại tràng mạn tính.

a, Triệu chứng: Sắc mặt trắng, da khô, mệt mỏi, ngủ ít ăn kém, hay đi phân lỏng, đầu choáng hoa mặt, chất lưỡi nhạt, mạch huyền tế.

b, Pháp điều trị: Kiện tỳ, dưỡng tân, an thần.

c, Bài thuốc: Quy tỳ thang gia giảm.

Bạch truật 12g, Đảng sâm 12g, Đương quy 8g, Mộc hương 3g, Viễn trí 4g, Táo nhân 12g, Long nhãn 12g, Hoè hoa 8g, Đan sâm 16g, Tang ký sinh 12g, Huyền hồ 6g.

Sắc uống ngày 1 thang hoặc là thuốc hoàn, thuốc tán uống 20-30g/ ngày.

d, Châm cứu hoặc day, bấm huyệt:

Cách du (từ đất sống ngực D7 đi ngang ra 1,5 thốn); Tỷ du (từ đất sống ngực D12 đi ngang ra 1,5 thốn); Túc tan lý (Từ lõm phá dưới đầu gối đo xuống 3 thốn); Huyết hải, Nội quan, Tam ân giao.

      1. Thể đàm thấp

Hay gặp ở người thừa cân. Cholesterol máu cao

a, Triệu chứng: Thể trạng béo mập, ngực sườn đầy tức, hay lợn giọng, buồn nôn, ăn ít ngủ kém, rêu lưỡi trắng dính, miệng nhạt, mạch huyền hoạt.

b, Pháp điều trị: Kiện tỳ, trừ đàm.

c, Bài thuốc: Bán hạ chế 6g, Trần bì 6g, Phục linh 8g, Cam thảo 4g, Bạch truật 12g, Thiên ma 16g, Hoè hoa 16g,Tang ký sinh 16g, Tang ký sinh 16g, Ý dĩ 16g.

d, Châm cứu hoặc day, bấm huyệt: Can du (từ đốt sống lưng D9-D10 đi ngang ra 1 thốn); Đởm du: (từ đốt sống lưng D10-D11 đi ngang ra 1,5 thốn);Phong Long: (từ Túc tam lý xuống 3 thốn, ra ngoài 1 khoát ngón tay); Dương Lăng tuyền (Lõm phía trước, dưới đầu gối, chỗ nối thân xương và đầu xương máu), Thái xung, Túc tam lý.

Như vậy, điều trị theo YHCT khá toàn diện. Tuy nhiên, việc phối hợp YHCT, YHHĐ sẽ đem lại hiệu quả cao nhất

Nhà thuốc đông y gia truyền BẢO AN ĐƯỜNG,  thôn Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An, Ninh Giang, Hải Dương (địa điểm liên hệ tại Hải Phòng: 15/458 Nguyễn Văn Linh) điều trị đa khoa bằng việc gia giảm từ các Phương thuốc cổ truyền, được bào chế và bảo quản đảm bảo tiêu chuẩn dược điển Việt Nam, có dạng trà thảo mộc thuận tiện cho việc sử dụng.

Hotline 0915.329.743   https: phuongthuoccotruyen.com

0915.329.743
messenger icon zalo icon