Y thực trị hỗ trợ điều trị civid và hậu covid

Đông Y Khang 20:23:20 21/11/2022 Lượt xem 104 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

Y THỰC TRỊ HỖ TRỊ ĐIỀU TRỊ COVID VÀ HẬU COVID

Tài liệu này được biên soạn theo Hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành theo Quyết định 4530 về sử dụng đông y điều trị Covid

1. ĂN UỐNG THEO THỂ TRẠNG ĐỂ NÂNG CAO VỆ KHÍ (người  không bị covid cũng có thể áp dụng)

 1.1. THỂ TRẠNG NHIỆT:

Người hay bị nhiệt miệng, viêm sưng đau họng, khi bị cảm thường hay sốt cao, khát nước nhiều, thích uống nước lạnh, nước tiểu thường vàng đậm, dễ táo bón. Ở thể trạng nhiệt thì cần tránh ăn các đồ chiên, nướng, không nêm quá mặn, tránh các loại trái cây nóng như Vải, Nhãn, Chôm chôm, Sầu riêng, Mít, Mận miền Bắc, Cherry. Nên ăn các món salad, canh, xào nhanh, uống đủ nước. Các thức ăn bài thuốc giúp bổ phế âm, thanh nhiệt như Rau sam, Khổ qua, Bầu, Bí, Củ cải trắng, Cần tây, Đậu xanh, Trà xanh, Râu bắp, Cá chép, Mồng tơi, Dưa hấu

MÓN ĂN, THỨC UỐNG GIÚP CHO PHỔI, DÀNH CHO THỂ TRẠNG NHIỆT

CÔNG THỨC 1: TRÀ CÚC

 - Thành phần: Hoa cúc 10g, Lá dâu tằm 10g, Xuyên bối mẫu 10g, Cam thảo 6g.

 - Cách chế biến: 4 thành phần trên cho vào ấm, rót nước sôi ngâm 10 phút là có thể dùng.

- Công dụng: Hoa cúc sơ phong thanh nhiệt, giải độc, giúp mắt sáng; Lá Dâu tằm sơ phong thanh nhiệt, mát gan giúp sáng mắt, Xuyên bối mẫu giảm ho, bình suyễn. Trà này giúp thanh phế nhiệt, giảm ho, giảm sốt.

CÔNG THƯC 2; CHƯNG LÊ ĐƯỜNG PHÈN

 - Thành phần: Lê 1 trái, Xuyên bối mẫu 10g, đường phèn vừa đủ.

- Cách chế biến: Cho Lê và Xuyên bối mẫu vào chén, hấp cách thủy 1 tiếng, sau đó cho thêm đường phèn vào, hấp tiếp cho tan hết đường phèn là được, ăn Lê và uống nước.

 - Công dụng: Lê thanh nhiệt nhuận phế, hóa đàm, bình xuyễn, Xuyên bối mẫu giảm ho, bình suyễn. Món ăn này giúp thanh nhiệt hóa đàm, bình suyễn.

CÔNG THỨC 3: CANH HOA MƯỚP

 - Thành phần: Thịt heo 100 g, hoa mướp và lá non, hành tỏi gia vị vừa đủ.

 - Cách chế biến: Xào 100 g thịt với hành và tỏi, cho nước nấu sôi, sau đó cho hoa mướp và lá non vào, nêm gia vị, đợi hoa và lá mướp chín thì bắc ra.

 - Công dụng: Hoa mướp tính mát, thanh nhiệt hóa đàm, giảm ho bình suyễn.

 1.2. THỂ TRẠNG HÀN:

Người hay sợ lạnh, dễ bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa khi ăn thức ăn lạnh, đồ uống lạnh, thích uống nước ấm, khi bị cảm thường hay rét run, ho có đờm nhiều, màu trắng.

Tạng người này tránh ăn salad, kem lạnh, nước đá, các món mang tính hàn như cà chua, cà pháo, măng, cam, chanh, dưa hấu, dừa, dưa leo, mướp... Nên nấu chín uống sôi, có thể dùng nhiều các món canh hầm, kho, rim, trong nấu ăn dùng nhiều hành, tỏi, nghệ , giúp tăng dương khí cho cơ thể. Các thức ăn bài thuốc giúp ấm phổi, tăng cường dương khí gồm gừng, hành tỏi, quế, hồi, thảo quả, tiêu, tía tô, kinh giới, thịt dê.

MÓN ĂN, THỨC UỐNG GIÚP CHO PHỔI, DÀNH CHO THỂ TRẠNG HÀN

 

CÔNG THƯC 1: TRÀ TÍA TÔ - GỪNG

 - Thành phần: Gừng 20 g, lá Tía tô 10 g, đường nâu (đường thẻ/mật) 1 ít.

 - Cách chế biến: Gừng thái sợi, lá Tía tô nghiền dập, cho vào ly nước sôi cùng với đường nâu 10 phút là có thể dùng.

- Công dụng: Gừng phát tán phong hàn, hòa vị giáng khí, lá Tía tô phát biểu tán hàn, khai thông phế khí, trà tía tô giúp ôn phế, phát tán phong hàn. Trị cảm mạo phong hàn.

CÔNG THƯC 3: CHÁO HÀNH GỪNG

 - Thành phần: Gạo 100g, Gừng 10g, Hành 10g.

 - Cách chế biến: Nấu cháo, trước khi bắc ra cho gừng với hành xát nhuyễn, có thể ăn chung với ruốc (chà bông).

- Công dụng: Gừng với hành đều giúp phát tán phong hàn, thông dương, ôn phế. Trị cảm mạo phong hàn.

CÔNG THỨC 4: CỦ SEN KHO THỊT

 - Thành phần: Củ sen 200g, thịt ba chỉ 400g, tỏi 10g, đầu hành lá 10g, tiêu đen 10g, nước mắm, dầu hào, đường, dầu ăn vừa đủ.

 - Cách chế biến: Ướp thịt 15 phút với tỏi, hành, nước mắm dầu hào. Ngâm củ sen trong nước muối loãng để giữ màu trắng. Xào thịt với 1 chút đường cho săn lại, sau đó cho Củ sen vào, thêm chút nước lọc hầm 40 phút, nêm thêm gia vị cho vừa ăn là hoàn thành.

- Công dụng: Củ sen có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, nhuận phế chỉ khái, kho chung với thịt và các gia vị nóng ấm giúp làm ấm phổi, trừ hàn khí.

1.3. THỂ TRẠNG ĐÀM THẤP:

Người hay mệt mỏi, chóng mặt, nặng đầu, đờm nhiều, dễ mắc rối loạn lipid máu, cholesterone cao, rêu lưỡi dầy. Người thể trạng này cần tập nhiều thể dục, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu, ăn thêm các món ăn dưa muối hay sữa chua để giúp khai vị, dễ tiêu, đặc biệt là củ cải trắng sống mài mịn, hay gừng muối. Các thức ăn bài thuốc giúp trừ thấp gồm Ý dĩ, Xích tiểu đậu, Bí, Râu bắp, Cải thảo, Phổ tai, Rong biển, Củ cải trắng, Củ sen.

MÓN ĂN, THỨC UỐNG GIÚP CHO PHỔI, DÀNH CHO THỂ TRẠNG ĐÀM THẤP

CÔNG THỨC 1: NGŨ THẦN THANG

 - Thành phần: lá Kinh giới 10g, Tía tô 10g, Lá trà 3g, Gừng 6g, ít đường nâu.

- Cách chế biến: Cho tất cả vào 500ml nước, nấu sôi để lửa nhỏ 5 phút, bắc ra cho ít đường nâu vào dùng ấm.

- Công dụng: Kinh giới sơ phong giải biểu, lá Tía tô tán hàn giải biểu, điều hòa tì vị, Gừng phát hãn giải biểu, Lá trà xanh thanh nhiệt trừ phiền, lợi tiểu. Trà này uống giúp tuyên phế lợi thủy, giải cảm hàn.

CÔNG THỨC 2: CANH BÍ NẤU XƯƠNG HEO

 - Thành phần: Xương heo 150 gr, Bí đao 1 trái (khoảng 200gr), Hành lá 2 nhánh, Hành tím băm 1 củ, Dầu ăn 1 muỗng canh, Gia vị thông dụng 1 ít.

- Cách chế biến: Xào hành tím, cho xương heo vào nấu trong 15 phút. Xắt ô vuông bí đao, cho vào nồi xương, nấu chín bí, sau đó cho thêm hành lá, gia vị cho phù hợp.

 - Công dụng: Bí đao có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi niệu, tiêu phù thũng, chống ho, tiêu khát.

CÔNG THỨC 3: CANH BÍ ĐỎ - XÍCH TIỂU ĐẬU

- Thành phần: Xích tiểu đậu (có thể thay bằng Đậu đỏ) 20g, Phổ tai 10g, Bí đỏ 100g, muối, bột nêm.

 - Cách chế biến: Ngâm mềm đậu, bỏ nước ngâm, cho đậu vào chung với phổ tai nấu mềm khoảng 1 giờ, sau đó cho bí đỏ xắt cục vào nấu chín bí, cho gia vị phù hợp khẩu vị.

 - Công dụng: Xích tiểu đậu thanh nhiệt, tiêu thũng, chỉ huyết lợi thủy, trừ thấp; Phổ tai có tác dụng lợi tiểu tiêu thũng, Bí đỏ giúp mạnh tỳ vị. Canh bí đỏ xích tiểu đậu giúp kiện tỳ lợi thủy, trừ đàm thấp mà không tổn thương tân dịch.

MÓN ĂN, THỨC UỐNG GIÚP CHO PHỔI, DÀNH CHO THỂ TRẠNG HÀN

Tay chân cơ nhão, yếu lực, lên cầu thang dễ thở dốc, làm việc tay chân nhanh mệt, hay mỏi lưng gối, sợ gió sợ lạnh, ăn không ngon miệng. Người thể trạng này cần tránh ăn quá no, cũng không được để quá đói, cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhất là protein nguồn gốc động vật, phải nấu ăn sao cho dễ tiêu, như là thái nhỏ, hầm, thêm các gia vị trợ tiêu hóa. Mỗi ngày đều cần vận động thể thao vừa sức để tăng khả năng tiêu hóa, tránh ăn trái cây hay bánh kẹo, ảnh hưởng sự ngon miệng trong bữa ăn chính. Các thức ăn bài thuốc giúp bổ khí gồm các thức ăn động vật, nhất là thịt dê, khoai mài (hoài sơn), hạt sen, khoai môn, cà rốt, củ sen, trùng thảo (hoặc nấm đông trùng thảo-nuôi cấy trong phòng thí nghiệm), táo đỏ.

MÓN ĂN, THỨC UỐNG GIÚP CHO BỔ KHÍ

CÔNG THỨC 1: CANH QUY DÊ

 - Thành phần: Sườn dê 500g, Đương quy 20g, Táo đỏ 20g, Long nhãn 10g, Kỷ tử 10g, 1 ít Gừng.

- Cách chế biến: Sườn dê xắt thành từng đoạn, luộc sơ bỏ nước. Gừng bỏ vỏ, táo đỏ bỏ hạt, rửa sạch các nguyên liệu. Bỏ tất cả các nguyên liệu vào nồi nước, nấu 90 - 120 phút là được, nêm thêm gia vị cho vừa miệng.

- Công dụng: Món canh dê này bổ dương khí và bổ huyết, dùng cho tạng người phế khí yếu hay sợ lạnh. Tránh dùng cho người thể trạng nhiệt.

CÔNG THỨC 2: CANH NẤM TRÙNG THẢO

 - Thành phần: Nấm trùng thảo 5g, Long nhãn 3g, Khoai mài 50g, Khiếm thực/ Hạt sen 20g, Thịt heo 100g.

- Cách chế biến: Tất cả thành phần rửa sạch, cho vào nồi nước hấp cách thủy 45 phút, cho chút gia vị cho vừa miệng.

- Công dụng: Canh nấm trùng thảo bổ hư ích khí, thích hợp cho người bị suy nhược lâu ngày.

CÔNG THỨC 3: CANH BÓ XÔI – GAN HEO

 - Thành phần: Gan heo (lợn) 100g, Rau bó xôi 30g, ít Gừng, Hành, nước hầm xương, gia vị.

- Cách chế biến: Gan heo rửa xạch thắt lát, trộn với chút bột mềm thịt, muối, rau bó xôi luộc xơ bỏ nước. Cho hành, gừng vào nước hầm xương nấu 5 phút sau đó bỏ gan heo và rau bó xôi nấu chín, cho thêm gia vị vừa miệng.

- Công dụng: Canh bó xôi gan heo dưỡng can huyết, bổ máu, thích hợp cho người bị suy nhược, thiếu máu.

1.5. THỂ KHÍ UẤT:

Người thể khí uất hay trầm cảm, dễ suy nghĩ tiêu cực, hay cáu, khóc, họng hay có cảm giác bị nghẹn, khó ngủ, hay đau tức liên sườn, ăn không ngon, vì khí uất nên vệ khí suy, dễ bị ngoại tà xâm nhập (bị cảm). Người thể trạng này cần được những người xung quanh giúp đỡ, ủng hộ về mặt tinh thần, cần tập thể thao hoặc hoạt động tay chân để đỡ uất khí, tránh ăn các đồ ăn công nghiệp, nhiều gia vị, chất bảo quản, tránh đọc các tin tức tiêu cực, phim buồn. Nên ăn nhiều rau củ quả màu đậm. Các thức ăn bài thuốc giúp trừ tâm phiền, hành khí giải uất như Hạt sen, Tâm sen, Trà xanh, Đậu xanh, Xích tiểu đậu, Lá sen, Toan táo nhân, Linh chi, Sơn tra, Nhân hột đào, Hoa hồng, Hoa cúc, Nghệ, Trần bì, Long nhãn, Táo đỏ, Ích mẫu thảo, Bách hợp.

MÓN ĂN GIÚP GIẢI KHÍ UẤT, AN THẦN

 CÔNG THỨC 1: CAM MẠCH ĐẠI TÁO THANG

 - Thành phần: Cam thảo 15g, Táo đỏ 10g, Lúa mạch (có thể thay bằng gạo) 50g.

 - Cách chế biến: Nấu cam thảo với 600ml nước 15 phút, sau đó lấy nước cam thảo nấu táo đỏ cùng với lúa mạch/gạo thành cháo.

- Công dụng: Món cháo này giúp dưỡng tâm an thần.

CÔNG THỨC 2: TRÀ NGHỆ ĐEN

 - Thành phần: Nghệ đen 5g, Ích mẫu thảo 10g, Hoa hồng 8 bông, 1ít đường nâu (đường thẻ/mật).

- Cách chế biến: Cho thành phần trên vào ấm nước nấu trong 5 phút, sau đó uống ấm.

 - Công dụng: Hoa hồng lí khí giải uất, Uất kim hành khí, hoạt huyết, Ích mẫu thảo lợi tiểu, tiêu thủng. Thức uống này giúp sơ can lý khí, hành khí hoạt huyết.

CÔNG THỨC 3: CANH BÁCH HỢP HẠT SEN

 - Thành phần: Bách hợp 30g, Hạt sen 30g, Thịt heo 200g.

 - Cách chế biến: Nấu tất cả với 700 ml nước trong 60 phút, nêm gia vị vừa miệng.

- Công dụng: Món canh này dưỡng tâm an thần, ích khí.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐIỀU TRỊ DI CHỨNG COVID 19:

 Nguyên tắc chung: chọn thực phẩm đa dạng về chủng loại, cân bằng, chú trọng bù nước, điện giải. Chú trọng bổ Phế, khai vị, an thần, thông đại tiểu tiện. Tùy theo thể trạng và tình trạng bệnh nhân sau khi khỏi bệnh, có thể lựa chọn hoặc phối hợp các loại thực phẩm sau đây: (1) Còn ớn lạnh sợ lạnh, hay lạnh bụng, đau dạ dày khi ăn đồ sống lạnh (vị hàn), dễ tiêu chảy, sôi lạnh bụng: Gừng, Hành, Canh cải xanh nấu gừng, rau ngò (rau mùi)... (2) Miệng khô, họng khô, khát nước, nóng bứt rứt: Trà xanh, Đậu đỏ, đậu xanh, Khế , Dưa hấu cả phần vỏ trắng (Tây qua Thúy Y), Sương sâm, nước dừa tươi... (3) Vẫn còn ho, khạc đàm: Lê, Bạch quả, Ô mai, Trần bì, Cải thảo, Tía tô... (4) Ăn uống không ngon miệng, hay chướng bụng: Sơn tra, Đậu ván, Hoài sơn, Phục linh, Củ cải, Sa nhân... (5) Mất ngủ: Tâm sen, nhãn lồng, vông nem…

0915.329.743
messenger icon zalo icon