UỐNG NHIỀU NHÂN SÂM CÓ TỐT KHÔNG?
Nhân sâm đại bổ nguyên khí, được xếp đầu trong bốn vị thuốc quý nhất: Sâm, Nhung, Quế, Phụ. Nhân sâm rất cần cho người bị suy nhược, mệt nhọc, mất máu, người đang ở tình trạng nguy cấp…
Cụ Lãn Ông viết trong sách Dược phẩm vậng yếu về công dụng của Nhân sâm : “Bổ ích chân nguyên của 5 tạng, chữa phế khí hư đoản thở gấp, tả hoả tà ở tâm, phế, tỳ và vị, chữa hư hoả nghịch lên do bị lao, làm mạnh cho mạch, chỉnh lý trung khí, sinh tân dịch, khỏi khát nước, khai tâm khiếu, thêm trí khôn, nhuận bổ nguyên dương, khỏi sợ hãi kinh động nằm mơ lung tung, ngực sườn đầy tức, phát tích cứng, khơi thông ngừng trệ, trừ chứng hay quên, tráng dương, nuôi tinh thần, ôn hồn phách, mạnh dạ dầy. là thuốc thánh lui hư hoả. Chứng khí yếu không thể quên nó mà huyết yếu cũng không thể thiếu được”.
Nhận xét về Nhân sâm, cụ Lãn Ông viết: “Vãn hồi được dương khí sắp tuyệt, đuổi hết hư tà trong chốc lát, công đứng đầu trong các vị thuốc, sức lướt hết các vị thuốc quý, mọi chứng hư được điều hoà. Còn giải được độc rượu, làm vỡ mụn nhọt, chữa khỏi đau mắt. Hết thẩy các chứng sau khi đẻ, sau cơn bệnh nặng, sau khi mụn vỡ nhọt nguyên khí chưa chưa được hồi phục thì tôn Nhân sâm làm thuốc thánh”.
Như vậy, uống nhiều Nhân sâm rất tốt, Nhưng cũng rất không tốt nếu sử dụng không đúng.
Xưa có chuyện kể rằng, một người đọc sách thấy viết: ‘Phúc thống phục Nhân sâm” (đau bụng uống nhân sâm). Thấy vợ bị đau bụng (đau ruột thừa), liền đem nhân sâm cho uống, uống xong thì vợ chết. Vài hôm sau, giở sách trang sau thì có thêm chữ “tắc tử”.
Con người như một vũ trụ thu nhỏ. Mọi bệnh tật đều do sự mất cân bằng âm dương. Nhân sâm thuộc dương dược, nếu chỉ uống nhiều sâm sẽ làm cho phần dương thiên thắng lại không tốt cho sức khoẻ. Vì vậy, nếu muốn uống nhiều, cần phải uống Nhân sâm cùng với một số bổ khí huyết khác hoặc uống xen với Cao ban long (bổ âm).