Bệnh Viêm phế quản cấp tính

Đông Y Khang 08:17:33 16/12/2022 Lượt xem 126 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

VIÊM PHẾ QUẢN CẤP TÍNH

1/ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

1.1/ ĐẠI CƯƠNG:

Là một bệnh viêm cấp tính các niêm mạc phế quản lớn và trung bình, có khi phối hợp với viêm khí quản. Bệnh có thể nguyên phát hoặc thứ phát sau các bệnh tai mũi họng (viêm amidan, viêm mũi, viêm thanh quản). Bệnh thường xẩy ra vào mùa rét do bị nhiễm lạnh đột ngột là yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

1.2/ TRIỆU CHỨNG:

1.2.1/ Triệu chứng toàn thân:

Thường nhẹ, có khi không rõ ràng. Sốt, không sốt hoặc sốt nhẹ vài ngày, người hơi mệt, nhạt miệng.

1.2.2/ Triệu chứng chức năng:

  • Ho là triệu chứng nổi bật. Lúc đầu ho khan nên thấy rát cổ và đau ngực. Khản tiếng nếu có viêm khí quản phối hợp;
  • Đau vùng sau ức, có khi đau cả lồng ngực hoặc có cảm giác như bị bó chặt lại;
  • Khó thở ít, có khi như hen;
  • Đờm: sau vài ngày ho khan, bệnh nhân ho đờm và số lượng tăng dần. Đờm nhầy lẫn mủ hoặc lờ lờ xanh.

1.2.3 Triệu chứng lâm sàng:

  • Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng vừa phải, tốc độ máu lắng hơi nhanh;
  • X quang: không có hình ảnh đặc biệt, có thể thấy rốn phổi đậm.

1.3/ ĐIỀU TRỊ:

1/ Nghỉ ngơi và ăn uống:

  • Nghỉ trong phòng ấm và thoáng;
  • Giữ ấm cổ, ngực;
  • Ăn uống nóng, hợp vệ sinh.

2/ Chế độ thuốc:

a/ Thể nhẹ:

Điều trị triệu chứng, không cần dùng kháng sinh:

  • Nhỏ mũi bằng dung dịch Chloramphenicol 4% ngày 3 lần hoặc bôi dầu Bạc hà, dầu Khuynh diệp;
  • Giảm ho và long đờm: Natri Benzoat 1-2g đến 4-5g/ngày;
  • Xông bằng các loại lá thơm, dầu khuynh diệp.

b/ Thể nặng:

  • Kháng sinh uống hoặc tiêm: Ampicilin 500-1000mg/ngày hoặc dùng Erythromicin 1-2g/ngày cho 10 ngày, kết hợp với các thuốc chữa triệu chứng như trên.
  • Khi có dấu hiệu co thắt phế quản cho kháng Hítamin.

1.4/ PHÒNG BỆNH:

  • Phòng các bệnh đường hô hấp trên:

+ Tránh nhiễm lạnh, mặc ấm khi trơi rét;

+ Vệ sinh mũi họng, răng miệng;

+ Chữa tích cực các bệnh tai mũi họng nếu có;

  • Đối với công nhân làm trong các xí nghiệp hoá chất và các xí nghiệp có nhiều bụi, cần tăng cường công tác vệ sinh lao động (đeo khẩu trang) và được trang bị các phương tiện chống bụi;
  • Không hút thuốc.

2. THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

2.1 NGUYÊN NHÂN

- Do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt và khí táo. Phong hàn, phong nhiệt xâm hại làm phế khí mất khả năng tuyên giáng gây ho, đờm nhiều. Khí táo về mùa thu làm tân dịch bị giảm sút gây ho khan, ngứa họng;

- Do nội thương: Công năng ba tạng phế, tỳ, thận bị giảm sút, hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm (đờm), nhiệt tổn thương phế làm phế thận âm hư đều đưa đến ho, đờm nhiều.

2.2 ĐIỀU TRỊ THEO CÁC THỂ LÂM SÀNG:

2.2.1 THỂ PHONG HÀN (gặp ở giai đoạn đầu của Viêm phế quản cấp)

Triệu chứng: ho ra đờm loãng, trắng, dễ khạc, sốt, sợ lạnh, nhức đầu, chẩy nước mũi, ngứa cổ, khản tiếng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

Pháp điều trị: Sơ phong, tán hàn, tuyên phế

Bài thuốc cổ phương: HẠNH TÔ TÁN

Hạnh nhân 10g, Tô diệp 10g, Tiền hồ 10g, Bán hạ chế 6g, Chỉ xác 6g, Trần bì 4g, Phục linh 6g, Cam thảo 6g, Cát cánh 8g, Đại táo 4 quả, Gừng tươi 3 lát.

Tán bột, uống mỗi ngày 15-20g chia 2 lần. Hoặc dùng thuốc thang.

2.2.2 THỂ PHONG NHIỆT: (gặp ở viêm phế quản cấp hoặc đợt cấp của viêm phế quản mạn)

Triệu chứng: Ho khạc ra nhiều đờm màu vàng, trắng dính, họng khô, họng đau, nhức đầu, sợ gió, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù sác.

Pháp điều trị: Sơ phong, thanh nhiệt, tuyên phế

Bài thuốc cổ phương: TANG CÚC ẨM GIA GIẢM

Tang diệp 12g, Cát cánh 8g, Cúc hoa 12g, Liên kiều 12g, Bạc hà 9g, Ngưu bang tử 12g, Hạnh nhân 12g, Tiền hồ 12g, Cam thảo 4g.

Nếu đờm nhiều, vàng, dính kèm sốt cao, bỏ Tang diệp, Cúc hoa, Bạc hà, Ngưu bàng, thêm Hoàng cầm 12g, Ngư tinh thảo 20-40g.

2.2.3 THỂ KHÍ TÁO

Triệu chứng: Ho khan nhiều, ngứa họng, miệng khô, họng khô, nhứa đầu, mạch phù sác.

Pháp điều trị: Thanh phế, nhuận táo, chỉ khái

Bài thuốc cổ phương: THANH TÁO CỨU PHẾ THANG

Tang diệp 12g, Thạch cao 12g, Cam thảo 16g, Mạch môn 12g, Tỳ bà diệp 12g, Hạnh nhân 8g, Gừng 4g, A giao 8g, Đảng sâm 16g.

  1. LƯU Ý:

Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn nặng (đa số trường hợp nhiễm khuẩn đều có sốt trên 390C) và có chỉ định của y, bác sỹ, Phải  sử dụng đúng liều, đủ liều, đủ thời gian điều trị. Không dùng kháng sinh trong các trường hợp do virus như: Cúm, Sởi, Thuỷ đậu, Quai bị, Sốt xuất huyết. Không sử dụng Ethromycin cho người mẫn cảm với thuốc, người suy gan nặng.

0915.329.743
messenger icon zalo icon