Bệnh học nội khoa Y học hiện đại - Các bệnh thuộc hệ Tiêu hoá
CHẨY MÁU TIÊU HOÁ
I/ KHÁI QUÁT
Chẩy máu tiêu hoá là một cấp cứu thường gặp, đòi hòi phải chẩn đoán khẩn trương để xử lý kịp thời, vì chẩy máu tiêu hóa nặng có thể đe doạ tính mạng.
II/ TRIỆU CHỨNG
Chẩy máu tiêu hoá biểu hiện bởi nôn ra máu, sau đó là ỉa phân đen hoặc chỉ ỉa phân đen.
- Nôn ra máu
Có thể đau bụng buồn nôn hoặc đột nhiên nôn ra máu. Máu màu đỏ tươi, có khi lẫn cục đen. Máu có thể lẫn thức ăn.
Số lượng máu nôn ra có thể trung bình 100-200ml hoặc nhiều (vài trăm ml đến một lit).
Một, hai ngày sau sẽ ra phân đen.
2. Ỉa phân đen
Bệnh nhân có thể không nôn ra máu, mà chỉ ỉa phân đen, phân sền sệt, đen như bồ hóng, như bã cà phê. Số lần ỉa phân đen nhiều hay ít phụ thuộc vào số lượng máu đã chẩy.
- Dấu hiệu của mất máu cấp tính
Da xanh nhợt, vã mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, có khi lịm hoặc ngất, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp hạ.
- Cần phân biệt
- Nôn ra máu với ho ra máu rồi nuốt vào dạ dầy;
- Ỉa phân đen với phân đen sau khi ăn tiết canh hoặc uống một số thuốc như Bismut, than thảo mộc, sắt…
III/ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG NHẸ
Rất cần đánh giá mức độ nặng hay nhẹ để việc xử lý cấp cứu được phù hợp và có hiệu quả.
- Mạch và huyết áp là những dấu hiệu có giá trị để xác định mức độ nặng, nhẹ.
Mất máu càng nặng thì thấy mạch càng nhanh, nhỏ, có khi không bắt được, nhiều khi không đo được huyết áp.
Mạch nhanh trên 100 lần/phút, huyết áp hạ dưới 100mmHg thường là mất khoảng 20-25% lượng máu của cơ thể.
- Có thể dựa vào khối lượng hồng cầu để đánh giá tình trạng mất máu. Nhưng những giờ đầu sau khi chẩy máu bao giờ cùng có hiện tượng cô máu nên số liệu chưa chính xác. Phải đến 36 giờ sau, xét nghiệm hồng cầu mới có giá trị,
Số lượng hồng cầu trên 3 triệu: mất máu trung bình; Trên 2 triệu: mất máu nặng; Dưới 2 triệu: mất máu rất nặng.
III/ NGUYÊN NHÂN
- Chẩy máu tiêu hoá trên
Thường do tổn thương của thực quản, dạ dầy, tá tràng. Những nguyên nhân thường gặp:
- Viêm dạ dầy cấp tính khi uống Aspirin, Cotircoid, thuốc chống viêm không phải Steroid;
- Loét dạ dầy, tá tràng;
- Giãn tĩnh mạch thực quản bị vỡ trong xơ gan.
IV/ ĐIỀU TRỊ
- Tại tuyến cơ sở
- Để bệnh nhân nằm yên trên giường, đầu thấp.
- Cho uống Hydroxid Alumin 2 thìa súp, mỗi giờ một lần;
- Climetidin 1 ống 200mg, pha trong dung dịch mặn đẳng trương, truyền nhỏ tĩnh mạch;
- Seduxen 10mg 1 ống tiêm bắp;
- Chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
- Tại tuyến trên
- Tiếp tục truyền dịch;
- Tốt nhất là truyền máu cùng nhóm;
- Nếu ra máu nhiều hoặc tái phát, điều trị nội khoa không kết quả, chuyển ngoại khoa.
#chẩy_máu_tiêu_hoá
#nôn_ra_máu
#ỉa_ra_phân_đen
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_an_khang_đường