Hội chứng đau bụng cấp và mạn

20:52:14 19/04/2023 Lượt xem 62 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

Bệnh học nội khoa Y học hiện đại - Các bệnh thuộc hệ Tiêu hoá

HỘI CHỨNG ĐAU BỤNG CẤP VÀ MẠN TÍNH

 

          I/ ĐẠI CƯƠNG

          Đau bụng là một trong các triệu chứng chức năng hay gặp nhất trong các bệnh tiêu hoá.

          Trước một bệnh nhân bị đau bụng cấp, người thầy thuốc cần có chẩn đoán càng sớm càng tốt để có biện pháp xử trí kịp thời.

         

II/ THĂM KHÁM BỆNH NHÂN ĐAU BỤNG

  1. HỎI BỆNH:

    1. Vị trí đầu tiên của đau
  • Vùng thượng vị: Dạ dầy, tá tràng;
  • Vùng hạ sườn phải: Gan, túi mật;
  • Vùng hố chậu phải: Ruột thừa.

    1. Tính chất đau
  • Cảm giác đầy bụng: ậm ạch, khó tiêu.
  • Đau như dao đâm: Thủng dạ dầy.
  • Đau quằn quại từng cơn dữ dội, trội lên rồi lại giảm đi: bán tắc ruột, cơn đau mật, đau thận.
  • Cảm giác rát bỏng, cồn cào: Viêm niêm mạc dạ dầy.
  • Xẩy ra một lần hay tái phát nhiều lần, mức độ tăng lên, giữ nguyên hay giảm đi.

    1. Hoàn cảnh xuất hiện đau

Sau khi vận động nặng, đau trước hoặc sau khi ăn, đau đột ngột, đau tự nhiên.

         

    1. Hướng lan

Đau cố định ở một nơi không lan xa hoặc đau lan ra sau lưng, lên vai, xuống dưới.

  • Đau do dạ dầy thường lan ra sau lưng, lên ngực;
  • Cơn đau mật lan lên ngực hoặc lên vai;
  • Cơn đau thận lan xuống bộ phận sinh dục và đùi.

    1. Thời gian đau và điểm đau

Ban ngày, ban đêm, buổi sáng, buổi chiều, mùa lạnh, thay đổi thời tiết, cơn đau kéo dài bao lâu, độ đau bao nhiêu cơn.

    1. Các triệu chứng đi kèm với nhau

Rất quan trọng để xác định nguyên nhân, mức độ nguy hiểm. Thí dụ: nôn mửa, rối loạn đại tiện, sốt, vàng da, vàng mắt, đái máu, đái đục, kinh nguyệt mất, ra máu âm đạo…

  1. KHÁM BỆNH

    1. Khám bụng
  • Khám nhẹ nhàng, từ chỗ không đau đến chỗ đau, tránh động tác dễ gây lên phản ứng thành bụng, sẽ đánh gía sai triệu chứng.
  • Cần phát hiện:

+ Thành bụng: Mềm hoặc có phản ứng, hoặc cứng như gỗ, không di động theo nhịp thở (cấp cứu ngoại khoa);

+ Bụng trướng hơi, có dấu hiệu rắn bò: Bán tắc ruột;

+ Vùng đục trước gan mất;

+ Có gan to, lách to, thận to hoặc một khối u trong ổ bụng;

+ Các điểm đau: vị trí, tính chất.

    1. Khám toàn thân
  • Tình trạng sốc, truỵ mạch, tiên lượng nặng;
  • Tình trạng nhiễm khuẩn, thiếu máu, suy mòn…

    1. Thăm trực tràng, âm đạo

Là động tác cần để xác định nguyên nhân nhanh chóng một số bệnh:

  • Chửa ngoài dạ con bị vỡ, viêm màng bụng, túi cùng Douglas phồng và rất đau (ngoại khoa);
  • Chẩy máu tiêu hoá nhưng bệnh nhân chưa đi ngoài: thăm trực tràng thấy phân đen theo tay.

    1. Xem trực tiếp các chất thải

Chất nôn mửa, nước tiểu giúp cho hướng tới một số nguyên nhân:

  • Phân đen do xuất huyết tiêu hoá;
  • Nước tiểu đục do viêm mủ bể thận.

III. CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN

  1. Đau bụng cấp tính cần xử lý ngay bằng ngoại khoa
  • Thủng dạ dầy;
  •  Viêm tuỵ cấp;
  • Viêm ruột thừa;
  • Chửa ngoài dạ con bị vỡ;
  • U nang buồng trứng bị xoắn;
  • Thủng ruột do thương hàn;
  • Tắc ruột, xoắn ruột;
  • Chẩy máu tiêu hoá nặng, ồ ạt;
  • Viêm màng bụng cấp.

  1. Đau bụng cấp tính, cần xử lý ngay bằng nội khoa

Là những trường hợp đau bụng xẩy ra đột ngột dữ dội hay không dữ dội nhưng thường kéo dài và không bắt buộc phải can thiệp bằng ngoại khoa;

  • Sỏi thận, cơn đau thận;
  • Cơn đau dạ dầy cấp do loét hoặc viêm;
  • Rối loạn vận động túi mật và đường mật;
  • Cơn đau bụng giun;
  • Đau do viêm ruột cấp (thức ăn nhiễm khuẩn).

  1. Đau bụng mạn tính

Là những trường hợp đau bụng kéo dài và tái phát nhiều lần:

  • Viêm dạ dầy;
  • Loét dạ dầy, tá tràng;
  • Viêm đại tràng;
  • Viêm tuỵ mạn.

🌺Chúng tôi chọn lọc, chỉ đăng những bài thuốc tốt nhất.

#đau_bụng #đau_dạ_dầy
#viêm_đại_tràng
#đông_y_hải_phòng
#thuốc_bắc_hải_phòng
#thuốc_nam_hải_phòng
#đông_y_gia_truyền_an_khang_đường

0915.329.743
messenger icon zalo icon