Bệnh học nội khoa Y học hiện đại - Các bệnh thuộc hệ Tiêu hoá
HỘI CHỨNG LÁCH TO
I/ ĐẠI CƯƠNG
Hình chiếu của lách trên thành ngực là một hình bầu dục, đi từ bờ dưới xương sườn thứ 8 đến bờ dưới xương sườn thứ 11. Đầu dưới của lách dựa vào góc trái khung đại tràng.
Bình thường không sờ, nắn thấy lách. Khi có lách to là dấu hiệu bệnh lý.
II/ CÁCH NHẬN ĐỊNH MỘT LÁCH TO
- Khám lâm sàng
- Nhìn
Lách to nhiều: vùng hạ sườn trái nổi vồng lên.
-
- Sờ nắn
Khi lách to ít: Sờ thấy đầu dưới của lách mấp mé dưới bờ sườn trái.
Khi lách to nhiều: Sờ thấy một khối u có dấu dưới tròn, di động theo nhịp thở, bờ trước của khối u có hai, ba khía, gọi là dấu hiệu bờ răng cưa.
Có 4 mức độ lách to: Kẻ một đường từ rốn thẳng góc với bờ sườn trái, chia làm 2 phần đều nhau. Nửa phần trên lại chia thành 2 nửa: Lách số 01 nằm ở ¼ thứ nhất; Lách số 2 nằm trong đoạn ¼ đên ½ đường từ rốn tới bờ sườn; Lách số 3 nằm trong phần từ ½ đến rốn; Lách số 4 nằm từ rốn trở đi.
-
- Gõ
Thấy vùng đục của lách xuống quá bờ sườn trái
Cần chú ý phân biệt lách to với các triệu chứng:
- Khối u thận trái;
- Khối u của đại tràng ngang.
- Cận lâm sàng: Siêu âm
III/ NGUYÊN NHÂN
- Sốt rét (tiền sử có những cơn sốt rét). Tìm Plasmodium trong máu lúc sốt;
- Xơ gan, hội chứng Ban ti;
- Nhiễm khuẩn: thương hàn, viêm màng trong tim bán cấp;
- Một số bệnh máu:
+ Bệnh bạch cầu cấp và mạn: Thường kèm theo gan to, lách to. Xác định chẩn đoán bằng xét nghiệm máu;
+ Bệnh Hốtkin: Bệnh nhân sốt cao, hạch to, sinh thiết hạch có thể bào Xtenbe (Stember);
+ Bệnh tan huyết: Thiếu máu, số lượng hồng cầu giảm, sức bền hồng cầu giảm;
+ Bệnh Hanot: Gan to, lách to, vàng da mạn tính.