Phương thuốc bổ âm (miệng khô, hư phiền, phân khô, ho không đờm, di mộng tinh, lưng đau gối mỏi)

09:17:46 20/12/2022 Lượt xem 134 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

PHƯƠNG THUỐC BỔ ÂM

Thường dùng để chữa chứng âm hư, có các biểu hiện người gầy, mặt tiều tuỵ, miệng khô, họng khô, hư phiền, phân khô, nước tiểu ít, vàng, nặng thì có cốt chưng, mồ hôi trộm, ho không đờm, gò má hồng, mộng tinh, lưng đau, gối mỏi, mạch trầm tế sác, lưỡi đỏ, ita tân dịch. Các phương thuốc bổ âm thường dùng các vị Thục địa, Mạch môn, Thiên môn, Quy bản, Tri mẫu.

1/ CHỨNG CAN THẬN ÂM HƯ: LƯNG ĐAU GỐI MỎI, ĐẦU VÁNG, CHÓNG MẶT, TAI Ù, MỒ HÔI TRỘM, DI TINH, TIỂU ĐƯỜNG

Bài thuốc: LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN (Sách Tiểu nhi dương chứng trực quyết)

Thành phần: Thục địa 8đc, Sơn thù 4đc, Sơn dược 4đc, Trạch tả 3đc, Phục linh 3đc, Đơn bì 3đc

Cách dùng: Tán mịn, làm hoàn mật 5g, mỗi lần uống 3 hoàn, ngày uống 3 lần hoặc sắc uống.

Công dụng: Tư bổ can thận

Chủ trị: Can thận âm hư. Lưng đau gối mỏi, đầu váng, chóng mặt, tai ù, mồ hôi trộm, di tinh. Trẻ em thóp hở. Hoặc hư hoả bốc lên gây cốt chưng 9nongs trong xương), triều nhiệt (sốt cơn), lòng bàn chân tay nóng. Hoặc tiêu khát. Hoặc hư hoả răng đau, miệng khô, họng khô, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế sác.

Phân tích: Thục địa để tư nhuận ích tinh tuỷ. Sơn thù (toan ôn) tư thận ích can. Sơn dược tư thận bổ tỳ. Vương bang cho là có tác dụng: “Tráng thuỷ để chế ngự dương quang. Trạch tả để tả thận giáng trọc. Đan bì tả can hoả. Phục linh thẩm tỳ thấp. Như vậy có bổ thận can tỳ, lại có tả thận can tỳ. Lượng thuốc bổ lớn hơn lượng thuốc tả nói lên bổ là chủ, song có tả để thông cái nê trệ khi uống thuốc bổ.

Hiện dùng để chữa viêm cầu thận mạn, huyết áp cao, đái đường, suy nhược thần kinh.

Gia giảm:

  • Nếu hư hoả bốc (cốt chưng triều nhiệt, hư phiền mồ hôi trộm, thêm Tri mẫu, Hoàng bá 2 lạng, gọi là TRI BÁ ĐỊA HOÀNG HOÀN (Sách Y tông kim giảm) để tư âm giáng hoả;
  • Nếu thận âm hư khí suyễn (nấc khó thở) thêm Ngũ vị tử 2đc gọi là ĐÔ KHÍ HOÀN (Sách Y tông kỷ nhâm thiên)
  • Nếu có thêm phế hư ho khạc suyễn nghịch, triều nhiệt, đạo hãn) thêm Mạch môn 3đc, Ngũ vị tử 2đc gọi là MẠCH VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN (Sách Y cấp) để liễm phế nạp thận;
  • Nếu có thêm can âm hư (hoa mắt, nhìn không rõ, ra gió chẩy nước mắt, mắt khô) thêm Kỷ tử 3đc, Cúc hoa 3đc gọi là KỶ CÚC ĐỊA HOÀNG HOÀN (Sách Y cấp) để tư thận dưỡng can.

2/ CHỨNG ÂM HƯ: LƯNG ĐAU GỐI MỎI, ĐẦU VÁNG, CHÓNG MẶT, MỒ HÔI TRỘM, DI TINH, KHÁT

Bài thuốc: TẢ QUY HOÀN (Sách Cảnh nhạc toàn thư)

Thành phần: Thục địa 8 lạng, Sơn thù 4 lạng, Sơn dược 4 lạng, Lộc giao 4 lạng, Ngưu tất 3 lạng, Quy giao 4 lạng, Kỷ tử 4 lạng, Thỏ ty tử 4 lạng.

Cách dùng: Tán mịn, làm hoàn mật 15g, uống lúc đói, mỗi lần 1 hoàn với nước muối nhạt.

Công dụng: Tư âm bổ thận

Chủ trị: Chân âm bất túc. Lưng đau gối mỏi, đầu váng, chóng mặt, mồ hôi trộm, di tinh, miệng khô, họng ráo, khát muốn uống nước, lưỡi sạch, ít rêu, mạch tế hoặc sác.

Phân tích: Thục địa để yu bổ chân âm. Kỷ tử minh mục ích tinh. Sơn thù sáp tinh liễm hãn. Sơn dược tư thận bổ tỳ. Quy giao, Lộc giao tư âm, bổ dương, thông nhâm đốc, ích tinh đầy tuỷ. Như vậy trong bổ âm có bổ dương là “dương trong cầu âm”. Thỏ ty tử, Ngưu tất khoẻ lưng gối, gân cốt.

Phương thức có hiệu lực: Tư thận làm đầy âm, nuôi âm để tiềm dương.

Gia giảm:

  • Nếu không có hoả thì bỏ Quy giao;
  • Nếu uống thuốc thấy tỳ vị bị trở trệ gây bụng đầy ăn ít thêm Trần bì, Sa nhân để lý khí tỉnh tỳ.
  • Cảnh Nhạc còn có TẢ QUY ẨM, bỏ Quy giao, Lộc giao, Ngưu tất, Thỏ ty tử, thêm Phục linh, Cam thảo, công dụng như bài trên nhưng hiệu lực nhẹ hơn. Cụ thể là: Thục 2-3đc, Sơn dược 2đc, Kỷ tử 2đc, Sơn thù 1-2đc, Cam thảo 1đc, Phục linh 1đc

3/ CHỨNG TINH HUYẾT, NGŨ TẠNG SUY, TIỀU TUỴ, BẠI DỆT

Bài thuốc: TUẤN BỔ TINH HUYẾT CAO (Sách Hiệu phỏng tân phương)

Thành phần: Thục địa (làm quân) 3 cân, Nhân sâm sao gạo (Làm thần) 1 cân, Câu kỷ (làm thần) 1 cân, Lộc giao (làm thần) 1 cân, Nhục quế (bỏ vỏ, tán bột (làm sứ) 2 lạng.

Cách dùng: 3 vị  Thục, Câu kỷ, Sâm, mỗi vị đều nấu riêng thành cao, rồi đổ lẫn vào trong nồi đất sạch, đun sôi vài dạo, thêm 1 cân Mật ong và Lộc giao vào quấy đều, cuối cùng mới cho bột Nhục quế vào rồi bắc ra, đổ vào lọ sành bịt kín. Mỗi lầ dùng vài muỗng khi bụng đói, ngậm tan, nuốt xuống dần.

Công dụng: Tuấn bổ tinh huyết

Chủ trị: Tinh huyết của tiên thiên và hậu thiên suy kém, Bgux tạng suy yếu, xương cốt không vận động được, phế kim khô, thận thuỷ kiệt, sắc mặt tiều tuỵ, hình thể bại dệt, ăn uống kém, da nóng hâm hấp, tiểu tiện đi luôn.

Phân tích: Phương thuốc này trong âm có dương, trong dương có âm là phương thuôc hay bồi bổ cho sự hư tổn.

Thục địa bổ thận âm, Nhân sâm bổ nguyên khí. Kỷ tử minh mục ích tinh. Lộc giao bổ dương, ích tinh tuỷ. Nhục quế thông điều huyết mạch, cổ động cho các phần âm, cứu nguyên dương giúp tỳ vị.

4/ CHỨNG SINH DỤC YẾU DO THẬN ÂM HƯ

Bài thuốc: VIÊN THẬN ÂM HƯ (Sách Thuốc nam châm cứ Viện đông y)

Thành phần: Thục địa 200g, Sừng nai 150g, Yếm rùa 200g, Củ mài (sao) 150g, Thỏ ty tử 80g, Thạch hộc 80g, Tỳ giải 100g, Mật ong vừa đủ.

Cách dùng: Sừng nai cạo sạch, cưa thành từng khúc ngắn 5cm, dùng cám nếp tẩm ướt bao quanh dầy 2cm, nướng trong lò than độ 40 phút đến khi sừng bở ra là được, bỏ cám lấy sừng. Yếm rùa cạo hết màng trong, rửa sạch, thái nhỏ, dùng dấm thanh tẩm ngâm 2-3 giờ, sao vàng sạm. Củ mài sao chin. Thỏ ty tử sao qua tán mịn, rây kỹ, luyện với Mật ong làm viên. Mỗi lần dùng 16-20g. Mỗi ngày uống 3 lần lúc đói và trước khi đi ngủ.

Công dụng: Bổ thận tư âm

Chủ trị: Sinh dục yếu do thận âm hư

Phân tích: Thục địa, Sừng nai, Yếm rùa, Thỏ ty tử, Thạch hộc bổ thận tư âm. Củ mài, Tỳ giải, Mật ong kiện tỳ, lợi thấp.

5/ CHỨNG KHÔNG NGỦ, MỒ HÔI TRỘM, SỐT CHIỀU; PHỤ NỮ KINH BẾ, THIẾU MÁU, ĂN ÍT

Bài thuốc: NHỊ LONG ẨM (Sách Hiệu phỏng tân phương)

Thành phần: Long nhãn 1 lạng, Cao ban long 1 lạng (1 lạng bằng 10đc)

Cách dùng: Long nhãn nấu với nước, chắt lấy 1 bát rồi cho Ban long vào đun tan, uống khi nước còn hơi ấm.

Công dụng: Bổ tinh huyết

Bổ tinh tuỷ, mạnh gân cốt, bổ can thận.

Chủ trị: Lo nghĩ tổn thương tỳ, không ngủ, đổ mồ hôi trộm, cứ xế chiều lên cơn sốt, buồn phiền khát nuóc, đại tiện táo kết, miệng lở, sắc mặt vàng úa, da khô dập vẩy. Phụ nữ kinh khô, thiếu máu, ăn uống ít.

Tinh huyết suy kém, gân xương đau liệt. Chữa nhức đầu do thấp nhiệt thuộc dương hư, phát sốt do âm hư, thiên khô co rút. Đàn ông di tinh, đái đục, phụ nữ bạch dâm, bạch đái, huyết khô kinh bế. Có thai nhiệt quá làm tổn thương đến thai. Saukhi đẻ mất máu nhiều sinh khát, tự đổ mồ hôi, mồ hôi trộm, các chứng về khí hư

Phân tích: Cao ban long bổ tinh tuỷ, cứng gân, mạnh xương, là thuốc chủ yếu của can thận. Long nhãn dẫn vào tỳ để giúp cho cơm nước, vì cơm nước là nguồn gốc hoá sinh của hậu thiên.

6/ CHỨNG TINH HUYẾT SUY, GÂN XƯƠNG ĐAU LIỆT, NHỨC ĐẦU, PHÁT SỐT DO ÂM HƯ; DI TINH, ĐÁI ĐỤC, PHỤ NỮ BẠCH DÂM, BẠCH ĐỚI, HUYẾT KHÔ, KINH BẾ

Bài thuốc: ĐỘC LONG ẨM (Sách Hiệu phỏng tân phương)

Thành phần:  Cao ban long

Cách dùng: Dùng nước đun cách thuỷ hoặc cho vào sữa nóng, cháo nóng khuấy tan, hoặc ngậm tan nuốt dần, uống khi thuốc còn âm ấm.

Công dụng: Bổ tinh tuỷ, mạnh gân cốt, bổ can thận.

Chủ trị: Tinh huyết suy kém, gân xương đau liệt. Chữa nhức đầu do thấp nhiệt thuộc dương hư, phát sốt do âm hư, thiên khô co rút. Đàn ông di tinh, đái đục, phụ nữ bạch dâm, bạch đái, huyết khô kinh bế. Có thai nhiệt quá làm tổn thương đến thai. Sau khi đẻ mất máu nhiều sinh khát, tự đổ mồ hôi, mồ hôi trộm, các chứng về khí hư, các chứng về huyết.

Phân tích: Cao ban long điền tinh bổ tuỷ, cứng xương mạnh gân, là dược phẩm hưuax hình của tinh huyết. Cho nên có thể bổ ích chứng hư tổn, khởi tử hồi sinh. Cũng có tác dụng tư âm giáng hoả, tiêu ung nhọt, tiêu phù thũng.

7/ CHỨNG CAN THẬN ÂM HƯ, NHỨC TRONG XƯƠNG, SỐT CƠN, MỒ HÔI TRỘM, DI TINH, HO RA MÁU, TÂM PHIỀN, CHÂN GỐI ĐAU NÓNG HOẶC TEO MỀM

Bài thuốc: ĐẠI BỔ ÂM HOÀN (Sách Đan khê tâm pháp)

Thành phần:  Hoàng bá 4 lạng, Tri mẫu 4 lạng, Thục địa 6 lạng, Quy bản 1 lạng, Tuỷ lợn 1 bộ (1 lạng bằng 10đc)

Cách dùng: Tán mịn 4 vị trên. Nghiền nát tuỷ lợn đã hấp chin. Trộn với nhau làm hoàn mật, mỗi hoàn 15g. Mỗi ngày uống 2 lần sáng, chiều, mỗi lần 1 hoàn chiêu bằng nước muối nhạt. Hoặc dùng thuốc thang.

Công dụng: Tư âm, giáng hoả.

Chủ trị: Can thận âm hư, hư hoả thượng viêm. Cốt chứng triều nhiệt, mồ hôi trộm, di tinh, ho khạc huyết, tâm phiền, dễ cáu gắt, chân gối đau nóng hoặc teo mềm, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch xích sác, hữu lực.

Phân tích: Thục, Quy bản để tư bổ chân âm, tiềm dương chế hoả. Tuỷ lợn, Mật ong để bổ tinh âm, sinh tân dịch. Hoàng bá tả tướng hoả, kiện chân âm. Tri mẫu nhuận phế thanh nhiệt, tu nhuận thận âm.

Có người cho rằng phương thuốc này có tác dụng bổ chân âm, chế tướng hoả nhan hơn Lục vị hoàn.

Chú ý: Không dùng phương thuốc này trong trường hợp âm kém lại có ăn ít, ỉa lỏng, hoặc thực hoả.

8/ CHỨNG THUỶ SUY HOẢ BỐC, GẦY ĐEN, THỔ HUYẾT

Bài thuốc: TƯ ÂM GIÁNG HOẢ PHƯƠNG (Sách Hiệu phỏng tân phương)

Thành phần: Thục địa 1 lạng, Sinh địa 1 lạng, Đan sâm 5đc, Thiên môn 3đc, Ngưu tất 3đc, Ngũ vị 1,5đc

Cách dùng: Dùng nửa lạng Thạch hộc, đổ hai bát nước vào sắc lấy một bát rưỡi, sau đoc cho các vị kia vào lại sắc còn một bát, uống lúc thuốc còn hơi ấm

Công dụng: Tư âm giáng hoả

Chủ trị: Âm hư dương lấn, thuỷ suy, hoả bốc, sáu bộ mạch hồng sác, hình thể gầy đen, thổ huyết, nục huyết, ráo khát.

Phân tích: Thục địa, Sinh địa để sinh huyết. Đan sâm, Sa sâm bổ âm để sinh dương. Thiên môn điều nhuận. Ngũ vị, Ngưu tất liễm nạp làm cho phần âm bị khô ráo được thuận hoà yên tĩnh mà được tự sinh ra, hoả bốc không cần công phạt cũng tự rút lui.

Gia giảm:

  • Hoả thắng thêm Quy giao (yếm rùa);
  • Huyết hư nóng lám thêm sữa người;
  • Âm hư thêm Lộc giao (cao gạc hươu).

9/ CHỨNG ÂM HƯ SINH NỘI NHIỆT, LƯNG GỐI ĐAU MỎI CHÂN TAY BÉ, ĐI YẾU, LƯỠI ĐỎ

Bài thuốc: HỒ TIỀM HOÀN (Sách Đan khê tâm pháp)

Thành phần: Thục địa 2 lạng, Hoàng bá 8 lạng, Hổ cốt 1 lạng, Quy bản 4 lạng, Trần bì 2 lạng, Can khương ½ lạng, Tri mẫu 2 lạng, Thược dược 1,5 lạng, Toả dương 1,5 lạng.

Cách dùng: Tán mịn làm hoàn 10g. Mỗi lần uống 2 lần (sáng, tối), mỗi lần một hoàn chiêu bằng nước muối nhạt.

Công dụng: Tư âm giáng hoả, cường tráng gân cốt.

Chủ trị: Can thận bất túc, âm hư nội nhiệt.. Lưng gối đau mỏi, gân xương suy nhược, chân teo bé, đi yếu, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế nhược.

Phân tích: Hoàng bá, Tri mẫu để tả hoả thanh nhiệt. Thục, Quy, Thược để tư âm dưỡng huyết, bổ can thận âm. Hổ cốt để làm khoẻ gân xương.Toả dương để ôn dương, ích tinh, dưỡng cân, nhuận táo. Trần bì, Can khương ôn trung kiện tỳ, lý khí hoà vị. Phương thuốc ngày trong Y phương tập giải còn có Đương quy, Ngưu tấthowpj với Toả dương để dẫn huyết đi xuống nhằm làm khoẻ gân xương. Dương nhục (thịt dê) hợp với Quy bản để một bổ dương, một bổ âm, nhằm điều hoà sự thăng giáng làm cho bệnh chóng lành.

10/ CHỨNG HƯ LAO SỐT ÂM HÂM HẤP, HO, TIỀU TUỴ, ĂN KÉM, ĐÁI ÍT MÀ ĐỎ, PHÂN LỎNG

Bài thuốc: BỔ ÂM TIẾP DƯƠNG PHƯƠNG (Sách Hiệu phỏng tân phương)

Thành phần: Thục địa 3 lạng, Bố chính sâm 1,5 lạng, Bạch truật tẩm sữa sao 1 lạng, Bạch thược tẩm nước tiểu trẻ em sao đen 0,5 lạng, Can khương sao đen 0,1 lạng.

Cách dùng: Sắc uống lúc còn ấm.

Công dụng: Bổ âm tiếp dương

Chủ trị: Các chứng hư lao sốt âm hâm hấp, ho luôn không dứt, hình sắc tiều tuỵ, khí kém, ăn ít, tiểu tiện ít mà đỏ, đại tiện lỏng. Phầm các chứng âm hư mười phần mà dương hư bẩy phần thì dùng phuopwng thuốc này bổ âm để tiếp dương.

Phân tích: Thục địa làm quân để cứu âm. Bạch truật làm thần, hoqwpj với Sâm để bổ trung khí. Bạch thuwoocj để liễm âm, tẩm nước tiểu trẻ em sao đen để làm cho hoả tự giáng. Can khương để dẫn huyết dược  vào phần huyết, dẫn khí dược vào phần khí. Như vậy là có bổ âm và rồi có tiếp dương. Tiếp xong rồi lại bổ, làm cho âm dương cân bằng lại.

Gia giảm:

  • Chứng khí kém, mỏi mệt, buồn phiền, khát nước, âm không liễm dương, khí từ dưới rốn chạy ngược lên sinh ho thêm Ngưu tất, Ngũ vị, Mạch môn;
  • Đại tiện lỏng, bỏ Ngưu tất;
  • Có mồ hôi, thêm Đương quy, Hoàng kỳ;
  • Ỉa lỏng thêm Đương quy tẩm rượu sấy khô. Mất ngủ thêm Đương quy, Táo nhân. Nếu lại ỉa lỏng nhiều thì châm chước dùng như trên;
  • Ho máu thêm Trắc bách diệp tẩm rượu và nước tiểu trẻ em sao đen và A giao sao với Cáp phấn thành hạt.

11/ CHỨNG THUỶ SUY HUYẾT HƯ, NÓNG VẬT VÃ, TỰ ĐỔ MỒ HÔI, MỒ HÔI TRỘM, MẤT NGỦ NẶNG, ĂN KÉM

Bài thuốc: THỐNG TÀNG PHƯƠNG (Sách Hiệu phỏng tân phương)

Thành phần: Đương quy tẩm rượu làm quân 5đc, Thục địa sao khô làm thần 3đc, Liên nhục sao làm thần 3đc, Bạch thược tẩm mật sao làm thần 3đc, Nhân sâm sao làm tá 1,5đc, Phục thần làm tá 1,5đc, Quy giao làm tá 2,5đc, Đan sâm rửa rượu làm sứ 1đc, A giao sao phồng thành hạt làm sứ 1đc, Ngũ vị tẩm nước mật sao làm sứ 15 hột.

Cách dùng: Thêm Đăng tâm sắc uống.

Công dụng:

Chủ trị:  Chân âm thuỷ bị suy, huêts của hậu thiên bị hư, Người nóng hầm vật vã, tự đổ mồ hôi, mồ hôi trộm, suốt đêm không ngủ tuy ban ngày ngủ được một chút ít, hơi thở ngắn, ăn kém.

Phân tích: Không ngũ được là do huyết không đổ về. Vì dương không giữ được, âm không sai khiến được mà tấu lý không bền hcawtj mới đổ mồ hôi, mồ hôi là chất dịch của tâm, là tên riêng của huyết. Tâm hư thì huyết không nuôi được than, can hư thì huyết không nuôi được chí, cho nên suốt đêm không ngủ. Ban ngày là dương phận mới ngủ được một tý là vệ khí được sự giúp đỡ. Tâm hư thì tinh thần hoảng hốt. Tỳ hư thì ăn kém mệt mỏi. Thuỷ suy thì sinh nóng hầm hập vật vã. Khí hư thì hơi thở ngắn.

Thục địa bổ tỳ âm để sinh huyết. Đương quy bổ tâm âm để sinh huyết. Bạch thược liễm can âm để hoà huyết. Nhân sâm bổ khí an thần lại là huyết dược trong khí. Đan sâm để dưỡng âm sinh huyết. Liên nhục thanh tâm bổ tỳ. Phục thần an thần định chí. Quy giao tư nhuận nơi chí âm (tỳ) lui chứng nóng hầm, làm cho âm tĩnh mà sinh huyết. Mẫu đơn làm mát can hoả, bổ huyết sinh huyết. A giao nhuận phế táo, nuôi can huyết, là thuốc bổ huyết sinh huyết rất hay. Ngũ vị có công dụng thu liễm để giúp sự “thống tàng”. Đăng tâm lui nhiệt bốc.

12/ CHỨNG CAN THẬN ÂM HƯ, HUYẾT TÁO KHÍ UẤT: NGỰC BỤNG TRÊN, SƯỜN ĐAU, NUỐT CHUA, OẸ ĐẮNG

Bài thuốc: NHẤT QUÁN TIỄN (Sách Liễn châu y thoại)

Thành phần: Bắc Sa sâm 3đc, Mạch môn 3đc, Quy thân 3đc, Sinh địa 6-15g, Kỷ tử 3-6đc, Xuyên luyện tử 1,5đc,

Cách dùng:  sắc uống lúc thuốc còn ấm.

Công dụng: Tư âm sơ can.

Chủ trị:  Can thận âm hư, huyết táo khí uất. Ngực bụng trên, sườn đau, nuốt chua, oẹ đắng, họng mồm khô, lưỡi đỏ ít dịch, mạch tế nhược hoặc hư huyền.

Phân tích: Sinh địa tư dưỡng can huyết, bổ can thận. Sa sâm, Mạch môn, Quy, Kỷ tử tư âm dưỡng huyết sinh tân dịch nhằm nhu can. Xuyên luyện tử sơ can lý khí.

Gia giảm:

  • Nếu phân bón kết thêm Qua lâu nhân;
  •  Nếu hư nhiệt hoặc nhiều mồ hôi thêm Địa cốt bì;
  •  Nếu đờm nhiều thêm Bối mẫu;
  •  Nếu lưỡi đỏ khô, âm khuy nặng thêm Thạch hộc;
  •  Nếu sườn căng đau, ấn thấy cứng thêm Miết giáp;
  • Nếu phiền khát nhiều thêm Tri mẫu, Thạch cao;
  • Nếu đau bụng thêm Thược dược, Cam thảo;
  • Nếu chân yếu thêm Ngưu tất, Ý dĩ;
  • Nếu không ngủ thêm Toan táo nhân;
  • Nếu miệng khô đắng thêm 3-5 phân Hoàng liên.

13/ CHỨNG TỲ ÂM HƯ: ĂN ĐƯỢC KHÔNG TIÊU HOẶC NÔN MỬA, ỈA CHẨY, TỲ HƯ PHÁT NHIỆT, PHIÊN VỊ, QUAN CÁCH

Bài thuốc: BỒI THỔ CỐ TRUNG PHƯƠNG (Sách Hiệu phỏng tân phương)

Thành phần: Bạch truật 2 lạng, Thục địa 1 lạng, Cam thảo 0,5đc, Can khương sao đen 2đc

Cách dùng:  Sắc uống

Công dụng: Bồi thổ cố trung

Chủ trị:  Một mặt tỳ âm thương tổn, một mặt vị dương quá mạnh, lại vì ăn nhiều những vị xào nướng, những thức thơm ráo mà gây lên bệnh, hoặc ăn được mà không tiêu, hoặc miệng dạ dầy khô ráo không nạp được đồ ăn, hoặc nôn mửa ỉa chẩy, cũng như chứng tỳ hư không tàng nạp được nguyên khí mà phát nhiệt. Vị nhiệt, tân dịch khô ráo dần dần thành các chứng phiên vị, quan cách đều công hiệu.

Phân tích: Bạch truật vị đắng khí ấm làm thuốc chính của tỳ, bổ tỳ dương làm quân. Thục địa vị ngọt khí ôn rất thuần hoá, rất yên tĩnh bổ tỳ âm làm thần. Chích thảo vị ngọt làm ấm trung tiêu, dùng làm sứ. Can khương vị cay, khí ôn dùng để giúp sức vận hành, đốt cháy đen thì giữ vứng trung tiêu, đi theo với Bạch truật là dương dược thì bổ phần dương của thổ, đi theo với Thục địa là âm dược thì bổ phần âm của thổ, cho nên dùng làm tá.

Gia giảm:

  • Trúng hàn nặng mà ỉa chẩy bỏ Thục địa, thêm Phục linh, Đại phụ tử;
  • Nôn mửa do khí hư hoả nghịch xông lên thêm Ngưu tất, Ngũ vị tử;
  • Khí hư nguy cấp, chân tay lạnh toát bỏ Thục địa, Cam thảo thêm Nhân sâm, Phụ tử;
  • Trọc khí ở trên sinh đầy hơi thêm Nhục quế, Phụ tử;
  • Nôn mửa không ngừng thêm Ô mai;
  • Thương thực tỳ hư không vận hoá được thêm Sa nhân, Phụ tử;
  • Kiết lỵ lâu ngày thêm Bạch thược, Thăng ma;
  • Ỉa lỏng lâu không khỏi thêm Nhục đậu khấu, Biển đậu, Phục linh, Thăng ma;
  • Vị nhiệt, tân dịch khô và khát thêm Mạch môn, Ngũ vị;
  • Huyết hư, miệng dạ dầy khô ráo thêm Đương quy, Bạch thược, Quế.

14/ CHỨNG TỲ VỊ ÂM HƯ

Bài thuốc: BỔ TỲ ÂM TIỄN (Sách Hiệu phỏng tân phương)

Thành phần: Bạch truật tẩm sữa sao 4 lạng, Bố chính sâm trộn với gạo nếp sao vàng 2 lạng, Thục địa nướng khô 1 lạng,Can khương sao đen 1đc, Long nhãn 7đc, Cao ban long 1 lạng

Cách dùng:  Các vị trên sắc lấy nước đầu, nước thứ 2, thứ 3, lọc bỏ bã, cho vào nồi đất cô thành cao, hoà Cao ban long vào quấy đều, bắc xuống để nguội. Mỗi lần uống 3 muỗng canh, chiêu với nước thang Liên nhục sao thơm.

Công dụng: Bổ tỳ vị âm

Chủ trị: 

Phân tích: Bố chính sâm là huyết dược trong khí, kiêm cả công dụng âm dương. Thục địa nướng khô lấy khí thơm làm môi giới vào tạng tỳ, để bổ tỳ âm. Long nhãn nhu nhuận làm thuốc chính bổ tỳ âm. Ban long là vị thuốc hữu hình của tinh huyết. Can khương sao đen có tính giữ vững một chổ không chạy. Bạch truật tính vốn ráo và mạnh dữ, không phải chứng âm hư có thể gần được, mà đặc biệt lại dùng nó làm quân là vì muốn làm công ở tỳ không có vị này không thể được. Nhưng đem nấu cao là đã biến thành chất nhu nhuận nên có thể cùng với âm dược cùng chung sức để chữa bệnh.

Gia giảm:

  • Trúng hàn khí sôi bụng thêm Đinh hương 1đc;
  • Tỳ âm không giữ được đến nỗi vị âm hãm xuống thêm Chích thảo 5đc, Bạch linh 1 lạng;
  • Ỉa lỏng nhiều thêm Nhục đậu khấu 3đc (cho vào cơm nắm lại nướng chin), Ngũ vị tử 1đc.

0915.329.743
messenger icon zalo icon