Phương thuốc bổ huyết (Kinh nguyệt, đầu váng, mắt hoa)

09:45:57 18/12/2022 Lượt xem 80 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

PHƯƠNG THUỐC BỔ HUYẾT

(Huyết hư: đầu váng, mắt hoa, hồi hộp mất ngủ, phân táo, kinh nguyệt không điều hoà, đau bụng kinh)

           Thường dùng để chữa   huyết hư với các triệu chứng đầu váng, mắt hoa, mặt bệch, không đẹp, môi nhợt, móng tay khô, tim đập, mất ngủ, phân táo, kinh muộn, lượng iats, sắc nhợt, ít dịch. Các phương thuốc bổ huyết thường có các vị Thục địa, Đương quy, Bạch thược, A giao…

1/ CHỨNG KINH NGUYỆT KHÔNG ĐỀU, ĐAU BỤNG KINH, RONG KINH, ĐỘNG THAI RA HUYẾT

Bài thuốc: TỨ VẬT THANG (Sách Cục phương)

Thành phần: Xuyên khung 8g, Đương quy 10g, Bạch thược 12g, Thục địa 12g

Cách dùng: Tán thô, mỗi lần dùng 3đc sắc với 1,5 bát nước, còn 0,5 bát uống lúc chưa ăn và thuốc còn nóng. Hoặc dùng thuốc thang với liều ở trên.

Chủ trị: Xung nhâm hư tổn. Kinh nguyệt không điều hoà, đau bụng vùng rốn, rong kinh, bang kinh. Huyết hà thành cục lúc đau lúc không. Động thai ra huyết hoặc sau khi để huyết hôi không ra, kết lại ở trong bụng dưới cứng đau, phát sốt phát rét.

Phân tích: Đương quy để bổ huyết hoạt huyết. T   hục địa để bổ huyết. Xuyên khung để lý khí trong huyết. Thược dược để liễm âm dưỡng huyết.

Gia giảm:

  • Động thai ra huyết thêm A giao, Ngải diệp;
  • Băng lậu mất nhiều máu, hư hàn thêm A giao 9g, Ngải diệp 9g, Cam thảo 6g;
  • Huyết hàn, trong kỳ kinh có đau bụng, đau lưng thêm Can khương, Quế chi, Hương phụ, Ngô thù, Chỉ xác, Tang ký sinh, Tục đoạn để ôn hàn, lý khí, hành huyết chỉ thống;
  • Huyết ứ không hành thêm Đan sâm, Hồng hoa, Đào nhân để thanh nhiệt uất ở can;
  • Khí hư không nhiếp huyết thêm Đẳng sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật để bổ tỳ nhiếp huyết;
  • Kinh trước kỳ lượng nhiều, sắc nhợt, chân tay yếu, người mệt, thần kém thêm Nhân sâm 12g, Hoàng kỳ 15g để ích khí nhiếp huyết;
  • Kinh trước kỳ lượng nhiều, sắc sẫm đặc dính, máu cục, đau bụng, chướng bụng (thực) thêm Đào nhân 6g, Hồng hoa 4g để hoạt huyết trục ứ.

2/ CHỨNG KHÍ HUYẾT HƯ: MẶT ĐỎ, PHIỀN KHÁT, HÀNH KINH PHÁT NÓNG ĐAU ĐẦU HOẶC VẾT LOÉT LÂU NGÀY

Bài thuốc: ĐƯƠNG QUY BỔ HUYẾT THANG (Sách Nội ngoại thương biện hoặc luận)

Thành phần: Hoàng kỳ 1 lạng, Đương quy 2đc

Cách dùng: Sắc uống, chia làm 3 lần, sáng, trưa, tối uống vào lúc bụng rỗng

Công dụng: Bổ khí sinh huyết

Chủ trị: Lao quyện nội thương, khí hư, huyết hư, dương phù việt ra ngoài. Cơ nóng mặt đỏ phiền khát muốn uống, mạch hồng đại hư, hoặc nữ hành kinh, sản hậu có huyết hư, đau đầu và phát nóng. Hoặc vết loét lâu ngày không lành.

Phân tích: Hoàng kỳ để bổ khí của tỳ vị, nguồn sinh hoá của huyết. Đương quy để bổ huyết hoà dinh, theo ý: huyết không thể tự sinh mà do khí sinh ra huyết.

3/ CHỨNG TÂM TỲ HƯ: HỒI HỘP, QUÊN, MẤT NGỦ, MỒ HÔI TRỘM, NÓNG ÂM, ĂN ÍT, MỆT. CHỨNG TỲ KHÔNG NHIẾP HUYẾT: ỈA MÁU, RONG BĂNG KINH, KINH TRƯỚC KỲ LƯỢNG NHIỀU, NHỢT

Bài thuốc: QUY TỲ THANG (Sách Khôn hoá thái chân)

Thành phần: Bạch truật, Phục thần, , Long nhãn, Táo nhân sao kỹ, Nhân sâm đều 2đc, Quy thân, Viễn chí đều 1đc, Chích thảo 0,7đc, Hoàng kỳ nướng 1,5đc, Mộc hương 5 phân dùng sống

Cách dùng: Sắc uống. Tỳ hư lắm thêm Khương, Táo

Công dụng: Ích khí bổ huyết, kiện tỳ dưỡng tâm

Chủ trị:

  1. Tâm tỳ lưỡng hư. Suy nghĩ quá độ làm tổn thương tâm tỳ, khí huyết bất túc. Tim đập hồi hộp, quên, mất ngủ, mồ hôi trộm nóng âm, ăn ít, mệt mỏi, mặt vàng sạm, lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch tế hoãn;
  2. Tỳ không nhiếp huyết. Ỉa máu, rong bang kinh, kinh trước kỳ lượng nhiều sắc nhợt, hoặc đái són liên tục, hoặc  khí hư bạch đới.

Hiện nay còn để chữa suy nhược thần kinh, bệnh tim, thiếu máu, rong kinh cơ năng, chẩy máu do tiểu cầu giảm.

Phân tích: Sâm, Kỳ, Truật, Thảo, Khương, Táo (cam ôn) để bổ tỳ ích khí. Đương quy dưỡng can sinh tâm huyết. Phục thần, Táo nhân, Long nhãn (cam bình) dưỡng tâm an thần. Viễn chí để giao thông tâm thận, định chí ninh tâm. Mộc hương lý khí tỉnh tỳ.

4/ CHỨNG ÂM HUYẾT SUY NHƯỢC: GẦY, DA KHÔ, MẶT VÀNG, LÔNG TÓC KHÔ, NÓNG HÂM HẤP VỀ CHIỀU, MỒ HÔI TRỘM

Bài thuốc: HẬU THIÊN LỤC VỊ PHƯƠNG (Sách Hiệu phỏng tân phương)

Thành phần: Thục địa 1 lạng, Đương quy 5đc, Nhân sâm 3đc, Đan sâm 2đc, Viễn chí 1đc, Táo nhân sao kỹ 1đc

Cách dùng:     Khương táo làm thang, Sắc uống lúc thuốc còn hơi ấm.

Công dụng: Tu bổ âm huyết của hậu thiên

Chủ trị: Âm huyết của hậu thiên suy nhược, hình thể đen gầy, da dẻ khô bong như vẩy, sắc mặt vàng ngoách, long tóc khô sít, tính hay nóng giận, nóng hâm hấp hoặc nóng sốt về chiều không ngủ, đổ mồ hôi trộm, vật vã rối loạn, hoặc sau khi bị các chứng huyết gây ra bệnh. Phàm các chứng khô ráo tiều tuỵ đều chữa được cả.

Phân tích: Sách nói: “Chân âm của tiên thiên bị hư thì bổ thận thuỷ, chân âm của hậu thiên hư thì bổ tâm can”. Trọng Cảnh dùng Lục vị để bổ chân âm của tiên thiên. Đan Khê lập ra bài Tứ vật để giúp âm huyết của hậu thiên. Tiết Lập Trai dùng bài Dưỡng vinh, bài Quy tỳ kiêm bổ phần huyết của tâm can tỳ. Các phương thuốc treen cho biết Âm dược có thể bổ huyết được là nhờ Nhân sâm, Hoàng kỳ. Âm dược có thể cổ vũ được tất phải nhờ công của Quế và Phụ tử.

Thục địa làm quân vì nó có công năng bổ huyết rất mạnh. Đương quy làm thần vì nó vừa bổ vừa nhuận mà ích tâm sinh huyết.. Nhân sâm, Đan sâm làm tá vì một vị ích khí dưỡng âm có công như Tú vật, một vị là huyết dược trong khí, làm cho cái vô hinh sinh ra cái hữu hình. Táo nhân, Viễn chí làm sứ có thể làm ấm phần âm, tư nhuận phần huyết và bổ tâm ích tinh.

Gia giảm:

  • Nhiệt bốc lắm thêm Đăng tâm;
  • Nóng hầm (côtc chưng) đổ mồ hôi thêm Mẫu đơn;
  • Các chứng xuất huyết và động huyết thêm Bạch thược, Ngũ vị, bỏ Đương quy. Nếu mình mát thêm Tiêu khương, bỏ Bạch thược;
  • Âm hoả hun bố thêm Quy giao;
  • Hoả thịnh thêm Tri mẫu, Hoàng bá, Huyền sâm;
  • Tâm phiền khó chịu thêm Chi tử;
  • Đại tiện bí thuộc hư thêm Nhục thung dung, Ngưu tất để nhuận hạ;
  • Nội hư sinh phong mắt hoa đầu choáng thêm Tần giao, Xuyên khung;
  • Huyết hư sinh phong, thể hiện co rút, bại liệt nửa người thêm Tần giao, Thăng ma, Quế, Ngưu tất, Đỗ trọng;
  • Đau bụng do huyết hư có hàn khí thêm Can khương, Nhục quế, do khí trệ thêm Hương phụ tẩm giấm sao;
  • Hành kinh ra máu cục thêm Đào nhân, Huyền hồ, Ngũ linh chi, bỏ Táo nhân;
  • Huyết hư khắp mình lở ngứa đóng vẩy thêm Can khương. Đau ngứa lung tung thêm Kim ngân, Kinh giới, Huyền sâm, Liên kiều;
  • Gò má đỏ do âm hư ở dưới bức dương hư ở trên, trên giả nhiệt, dưới chân hàn thêm Quế, Phụ, Ngưu tất, Ngũ vị;
  • Đại trường vong huyết, đại tiện táo bón, chứng thể hiện tức đầy, hoặc trung tiện rất thối, đó là bên trong có phân táo, thêm 1 ít Đại hoàng sao để hạ 1 ít;
  • Cảm mạo đã phát hãn mà mồ hôi ra chưa thấu suốt, thêm Phòng phong, Sinh khương, Đại táo, Xuyên khung, Hành;
  • Vì xuất huyết mà khát, bỏ Táo nhân, Viễn chí, thêm Mạch môn, Ngũ vị, Hoàng bá.

5/ CHỨNG KHÍ HUYẾT HƯ: TIM ĐẬP, GẦY, THỞ NGẮN, NGỦ KÉM, MỔ HÔI, HỌNG KHÔ, ỈA KHÓ

Bài thuốc: CHÍCH CAM THẢO THANG (Sách Thương hàn luận)

Thành phần: Cam thảo chích 4 lang, Nhân sâm 2 lạng, Quế chi 3 lạng, Mạch môn 4 lạng, Sinh khương 3 lạng, Sinh địa 6 lạng, A giao 2 lạng, Đại táo 30 quả.

Cách dùng:     Nay dùng đc thay lạng. Nhân sâm, A giao để riêng, Sắc các vị thuốc khác, chắt thuốc ra, cho A giao vào quấy tan. Nhân sâm hãm riêng, đổ vào thuốc. Uống 1 ngày 1 thang, chia 3 lần, khi uống thêm 10ml rượu trắng.

Công dụng: Ích khí tư âm, bổ huyết phục mạch

Chủ trị: Khí huyết hư nhược. Mạch kết đại, tim đập thình thịch, người gầy khí đoản, hư phiền ngủ kém, tự ra mồ hôi hoặc mồ hôi trộm, họng khô lưỡi ráo, ỉa khó hoặc hư nhiệt, mạch hư sác

Phân tích: Thảo, Sâm, Táo để ích khí của tâm tỳ, Sinh, Mạch, A giao, Ma nhân (nhuận cam) để tư âm dưỡng âm, bổ huyết, nhuận phế, sinh tân. Khương, Quế, Rượu (tân ôn) để thông dương phục mạch

Gia giảm:

  • Ở người khí âm lưỡng hư có ho khan nên giảm Khương, Quế, Rượu vì dễ thương âm;
  • Ở người có chứng thực ở Dương minh phủ, sau khi công hạ thực nhiệt đã hết song vẫn còn biểu hiện âm dịch hao tổn mnhuw mạch hư đại, lòng bàn chân, bàn tay nóng hơ mu bàn chân tay, bỏ Sâm, Quế, Khương, Táo, Rượu, thêm Bạch thược 3đc để dưỡng huyết liễm âm gọi là  GIA GIẢM PHỤC MẠCH THANG (Sách Ôn bệnh điều biện).

6/ CHỨNG KINH BẾ, VÀI THÁNG KHÔNG THẤY, MẶT VÀNG ÚA, ĐẦU CHOÁNG VÁNG

Bài thuốc: BỔ HUYẾT ĐIỀU KINH THANG (Sách Thuốc nam châm cứu Viện đông y))

Thành phần: Hà thủ ô chế, Lá sung sao, Đậu đen sao, Củ gấu chế đều 40g, Ích mẫu, Củ gai sao đều 20g, Ngải cứu 16g

Cách dùng:     Sắc với 1000ml, còn 400ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể làm hoàn.

Công dụng: Bổ huyết điều kinh

Chủ trị: Kinh bế có huyết hư, Vài tháng không thấy kinh, sắc mặt vàng úa, đầu choáng váng, có khi đau đầu, tim đập hồi hộp, gầy, da khô, mạch hư tế sáp.

Phân tích: Hà thủ ô bổ ích tinh huyết. Đậu đen hợp với Hà thủ ô bổ thận thuỷ, thông huyết, bổ huyết. Hương phụ lý khí điều kinh. Ích mẫu hoạt huyết điều kinh. Ngải cứu điều hoà khí huyết ôn kinh. Củ gai an thai.

0915.329.743
messenger icon zalo icon