Bệnh tiểu đường

Đông Y Khang 16:32:56 01/03/2022 Lượt xem 216 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Năm 206 trước công nguyên, Hán Vũ Đế do uống nhiều thuốc đan sa để mong muốn được trường sinh bất lão đã bị chứng bệnh sốt nhiều, khát nhiều, đi đái rất nhiều mà không thuốc gì chữa được. Đó chính là giai đoạn biến chứng, nguy kịch của chứng Tiêu khát mà ngày nay gọi là bệnh Tiểu đường. Danh y Trương Trọng Cảnh đã lập ra bài Bát vị để chữa khỏi bệnh cho vua. Sau này Hải Thượng Lãn Ông đã dùng bài thuốc này để chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm. Bên cạnh đó, ông đã gia giảm để chữa trên 50 chứng bệnh. Các bệnh mạn tính, bệnh khó chữa đều phải dùng đến bài thuốc này.

  1. ĐỊNH NGHĨA

Tiểu đường là bệnh mạn tính do rối loạn chuyển hóa chất Glucid dẫn đến lượng đường (Glucose) trong máu luôn cao. Đường máu cao qua ngưỡng sẽ gây ra đường niệu (đái ra dưỡng chất) và gây nhiều biến chứng.

Theo Y học cổ truyền (YHCT), bệnh tiểu đường thuộc chứng Tiêu khát với ba triệu chứng chủ yếu: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu tiện nhiều.

Theo Hải Thượng Lãn Ông: “Bệnh tiêu khát phần nhiều do hỏa làm tiêu hao chân âm, năm chất dịch khô kiệt mà sinh ra, trong đó ba tạng Phế, Tỳ, Thận là chủ yếu.

  1. NGUYÊN NHÂN

  1. Theo Y học hiện đại (YHHĐ)

Điều chỉnh đường huyết là vai trò của các tuyến nội tiết: Tuyến Tụy, Tuyến Yên, Tuyến Thượng thận, Tuyến giáp. Các tuyến này không đảm đương được sự cân bằng và gây bệnh.

Có 2 loại nguyên nhân:

    1. Nguyên nhân ngoài Tụy gồm: (i) Cường tuyến yên; (ii) Cường vỏ Thượng thận; (iii) Cường tuyến Giáp.
    2. Nguyên nhân Tụy: Các yếu tố thuận lợi gây bệnh là: (i) Yếu tố gia đình; (ii) Người béo; (iii) Tuổi cao; (iv) Ít hoạt động về thể lực; (v) Thường xuyên sử dụng các thuốc đào thải muối (Hypothiazit, Novurit).

          2.2.   Theo Y học cổ truyền (YHCT):

Có 5 loại nguyên nhân: (i) Do ăn uống: Ăn nhiều chất ngọt, béo, uống rượu… làm tổn thương tỳ vị, năm tạng bị khô ráo; (ii) Do tinh thần như giận dữ hại Can, lo nghĩ hại Tỳ…; (iii) Do Lục dâm (Phong, Hàn, Táo, Thấp, Thử, Hỏa) làm tổn thương các tạng phủ; (iv) Do ít vận động thể lực; (v) Do thể chất: Tiên thiên bất túc ( di truyền).

  1. CƠ CHẾ SINH BỆNH:

          Theo YHCT, cơ quan phát bệnh chủ yếu từ ba tạng: Phế, Tỳ, Thận.

          Phế chủ khí. Phế khí trái thường không thể điều tiết tân dịch làm cho các tinh hoa trong tân dịch theo đường tiểu tiện bài tiết ra ngoài.

          Tỳ chủ vận hóa. Tỳ có bệnh không vận chuyển được thủy cốc làm chất tinh hoa trong thủy cốc đào thải qua đường tiểu tiện.

          Thận chủ về nguyên âm và nguyên dương. Nguyên âm không đủ làm hư hỏa bốc lên mà sinh tiêu khát. Nguyên dương không đủ, không khí hóa được bàng quang, thận tàng tình, tinh khí theo đường tiểu tiện ra ngoài thì khí âm không thăng lên được.

  1. TRIỆU CHỨNG
  1. Triệu chứng toàn thân: gầy và mệt mỏi
  2. Triệu chứng chức năng: (i) Đái nhiều: ≥ 5-6 lít/ngày; (ii) Uống nhiều; (iii) Ăn nhiều.
  3. Triệu chứng thực thể:

Biểu hiện bằng các biến chứng của bệnh tiểu đường: (i) Ngoài da: lở, ngứa, mụn nhọt… (ii) Mắt: mờ, đục nhân mắt, bệnh võng mạc; (iii) Răng: lung lay, dễ rụng, viêm mủ quanh chân răng; (iv) Lao phổi, áp xe phổi; (v) Tăng huyết áp; (vi) Cơn đau ngực, nhồi máu cơ tim; (vii) Viêm đa dây thần kinh ngoại biên.

  1. Triệu chứng lâm sàng:
  • Đường máu lúc đói tăng trên 135 mg%.
  • Urê và Creatinin máu tăng (suy thận)
  • Nước tiểu có Glucose (+), lượng Glucose ≥ 40-59g/lít.
  1.          ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG BẰNG YHHĐ.

5.1.   Chế độ nghỉ ngơi và ăn uống:

  • Nghỉ ngơi hoàn toàn trong giai đoạn cấp. Giai đoạn ổn định, làm việc bình thường, tránh lao động quá sức.
  • Ăn: Hạn chế chất Glucid nhưng vẫn phải bảo đảm số Calo (2000 Calo/ngày). Ăn tăng Protid thực vật và nhiều Vitamin.

          5.2.   Thuốc:

                   Tùy theo loại đái tháo đường mà dùng Insulin hoặc viên hạ đường huyết.

  • Insulin: Gồm loại nhanh và chậm.

- Viên hạ đường máu:  Sunfamid (Daonil, Diamicron); Biguarid.

6.      ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG BẰNG YHCT.

          Phương pháp chữa chung: Lấy dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân dịch làm cơ sở. Thận là nguồn gốc hóa sinh của tân dịch và là nơi tàng trữ tinh vị của Thủy cốc nên bao giờ cũng phải bổ thận âm, nếu thận dương hư phải bổ cẩ thận âm và thận dương.

a/ Nếu thận âm hư: Lòng bàn chân, bàn tay ấm, miệng khô, ráo, ra mồ hôi trộm…

  • Phép chữa: Bổ thận âm; Dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch.
  • Bài thuốc: Lục vị địa hoàng gia giảm:

Sinh địa 20g, Hoài sơn 20g, Sơn thù 8g, Thiên hoa phấn 8g, Sa sâm 8g.

b/ Nếu thận dương hư: Lòng bàn chân, bàn tay lạnh, lưng gối lạnh đau, đi tiểu đêm (2-3 lần trở lên), tự ra mồ hôi…

  • Phép chữa: Bổ thận âm, Bổ thận dương, sinh tân dịch
  • Bài thuốc: Bát vị quế phụ:

Thục địa 16g, Hoài sơn 16g, Sơn thù 8g, Thục linh 8g, Đơn bì 12g, Trạch tả 8g, Nhục quế 3g, Phụ tử chế 3g.

Nếu kèm theo huyết áp cao, bỏ Nhục quế và Phụ tử, gia Ích trí nhân, Ba kích, Đỗ trọng, Kỷ tử, Cúc hoa. (Trường hợp nếu huyết áp cao nhưng thận dương hư nhiều, kiêm thêm chứng đau lưng, mỏi gối, tiểu đêm; vẫn có thể dùng Quế, Phụ).

7.      THAY LỜI KẾT

Tiểu đường là căn bệnh lớn nên việc điều trị phải kiên trì, kết hợp chế độ làm việc nghỉ ngơi, ăn uống hợp lí.

Cần duy trì điều trị bằng YHHĐ, song nếu dùng nhiều thuốc hạ đường huyết lại có thể làm suy giảm chức năng của các tạng phủ (đặc biệt là tạng thận), nếu dùng nhiều Insulin, làm cho tuyến thượng thận lười tiết ra Insulin, bệnh lại càng nặng thêm.         

Cách đây hơn 2000 năm, YHCT đã điều trị được bệnh Tiểu đường. Ngày nay, YHHĐ đã có những thành tựu lớn,  có nhiều phương pháp điều trị rất hiệu quả. Nhưng YHHĐ chủ yếu chữa triệu chứng, còn YHCT chữa nguyên nhân, khắc phục sự suy yếu của các tạng phủ. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là kết hợp YHCT và YHHĐ.

         

0915.329.743
messenger icon zalo icon