Khám hệ thống cơ - Y học hiện đại

18:13:56 15/07/2023 Lượt xem 84 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

🌺CÁCH KHÁM HỆ THỐNG CƠ
Bệnh Nội khoa Y học hiện đại – Hệ Vận động


I/ Khám lâm sàng

1/ Hỏi bệnh

1.1 Mỏi cơ – yếu cơ
Thường là dấu hiệu sớm khiến bệnh nhân đi khám. Người bệnh thấy có cảm giác mỏi, nặng hoặc khó làm động tác ở phần cơ bị tổn thương, có thể phối hợp với rối loạn cảm giác (đau, tê bì, bỏng rát…).

Tuỳ theo vị trí cơ bị bệnh sẽ khó làm hoặc không làm được những động tác sinh hoạt hàng ngày (cầm nắm, giơ tay lên cao, chạy nhẩy, đi đứng, nhắm mở mắt…) cần khai thác sự diễn biến của các dấu hiệu mỏi cơ hay yếu cơ, xác định hay tăng dần; mỏi cơ xuất hiện sau một vài độngt tác hay hiện tượng chóng mỏi cơ gặp trong bệnh nhược cơ, yếu cơ xuất hiện từng giai đoạn, từng chu kỳ, gặp trong bệnh liệt cơ chu kỳ Westphale do giảm K máu, yếu cơ tăng dần, nặng dàn trong bệnh loạn dưỡng cơ tiến triển.

1.2 Đau cơ
Đau khu trú ở một cơ thường do viêm cơ. Đau lan toả khó xác định gặp trong một số bệnh toàn thân. Chú ý một sô vị trí đau của gân, bao gân, dây chằng dễ nhầm với khớp cơ hoặc xương.

1.3 Chuột rút
Là hiện tượng co cứng không chủ động một nhóm cơ, một cơ hoặc một số thớ cơ, co cứng kèm theo đau và tạo nên tư tư thế đặc biệt của phần chi do cơ ấy chi phối.
Chuột rút thường xuất hiện khi gắng sức, lạnh đột ngột, rối loạn điện giải, men…. Nhưng cũng có khi xuất hiện tự nhiên.

1.4 Các cơn co cứng cơ
Do thiếu calci (têtari), do bệnh uốn ván, do ngộ độc Strychnos, do động kinh. Thường cứng tất cả các cơ vân, có đau, kèm theo các dấu hiệu khác.

1.5 Máy giật và run thớ cơ
Máy giật là hiện tượng co giật một phần của cơ (máy mắt, miệng…), không đau, xuất hiện tự nhiên, kéo dài trong vài giây. Nói chung, ít có ý nghĩa tâm lý.
Run thớ cơ hà hiện tượng co của sợi cơ. Thớ cơ có biên độ nhỏ với tần số nhanh (lăn tăn) trong một thời gian ngắn, thường gặp trong các trường hợp tổn thương thần kinh ngoại biên.

1.6 Loạn trương lực cơ
Là hiện tượng khó khởi động, biểu hiện bằng khi co cơ mạnh và đột ngột thì giãn cơ chậm và khó. Thí dụ ở tay khi nắm chặt và đột ngột thì khó mở bàn tay ra ngay. Ở chân khi giơ cẳng chân lên để chuẩn bị chạy hoặc bước thì khó hạ xuống ngay… Loạn trương lực cơ chỉ khu trú ở một cơ chứ không bao giờ lan toả ở nhiều cơ (ở tay, chân, miệng, mắt) và thường tăng lên khi bị lạnh, cảm động. Loạn trương lực là dấu hiệu đặc trưugn của một số bệnh loạn dưỡng cơ tiến triển bệnh (Steinert, bệnh Thomsen).

1.7 Khai thác tiền sử bản thân và gia đình:
Nhằm phát hiện các bệnh bẩm sinh tăng dần, các bệnh cơ có tính chất di truyền, các bệnh khác kèm theo.

🥰2/ Các dấu hiệu thực thể

2.1 Teo cơ
Teo cơ có thể khu trú ở từng vùng (do tổn thương thần kinh), teo cơ đồng đều và đối xứng (loạn dưỡng cơ), teo cơ do ít vận động (bệnh khớp xương). Dùng thước dây đo chu vi của đoạn chi để đánh giá mức độ teo cơ,

2.2 Sưng to
- Cơ to dần, đối xứng hai bên, bóp vào chắc không đau: đó là tình trạng giả phì đại (do xơ và mỡ), trong bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne;
- Cơ sưng to, nóng đỏ và đau: viêm cơ;
- Cơ sưng to sau chấn thương: tụ máu trong cơ;
- Sưng to nhanh cứng và dính: khối u;
- Nổi cục lổn nhổn trong các cơ lan toả: một số bệnh ký sinh vật (giun xoắn, sán gạo…).

2.3 Khám phản xạ cơ
Dùng búa phản xạ gõ trực tiếp vào cơ sẽ thấy co cơ. Thường tìm phản xạ ở cơ nhị đầu, cơ tứ đầu đùi..; phản xạ cơ mặt trong hầu hết các bệnh loạn dưỡng cơ tiến triển.
Nếu khi kích thích mà cơ co nổi thành cục kéo dài vài chục giây mới mất thì gọi là nút co cơ, gặp trong các bệnh có loạn trương lực cơ.

2.4 Đánh giá cơ lực để tìm hiện tượng giảm cơ lực
Bằng các vận động chủ động và thụ động, bằng các nghiệm pháp chống đối, giữ tư thế (Bare, Mingazini…), bằng lực kế…người ta đánh giá cơ lực của từng cơ, từng nhóm cơ, từng đoạn chi và từng chi…so sánh hai bên, so sánh với người bình thường.

🥰Giảm cơ lực gặp ở khá nhiều bệnh cơ, thường giảm đối xứng hai bên, giảm ở gốc chi nhiều hơn ngọn chi (loạn dưỡng cơ tiến triển). Giảm cơ lực sau một số động tác và trở lại bình thường sau khi nghỉ ngơi là đặc trưng của dấu hiệu nhược cơ.

0915.329.743
messenger icon zalo icon