Phương thuốc thanh nhiệt ở tỳ vị

10:27:29 08/12/2022 Lượt xem 139 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

PHƯƠNG THUỐC THANH NHIỆT Ở TỲ VỊ

1/ CHỨNG RĂNG ĐAU BUỐT, LỢI LOÉT SƯNG, RĂNG CHẨY MÁU, MANG TAI SƯNG, MIỆNG HÔI

Bài thuốc: THANH VỊ TÁN (Sách Lam thất bí tàng)

Thành phần: Sinh địa 0,3đc, Quy thân 0,3đc, Đơn bì 0,5đc, Hoàng liên 0,6đc (mùa hè lượng gấp đôi), Thăng ma 1đc

Cách dùng: Tán nhỏ, nước 1 bát sắc còn 0,7 bát, bỏ bã, uống lúc thuốc đã nguội. Nay có thể giảm liều, tuỳ bệnh và dùng dạng thuốc thang.

Công dụng: Thanh vị, lương huyết.

Chủ trị: Nhiệt tích ở vị. Răng đau buốt lên đến đầu, mặt má nóng lên,  thích mát, sợ nóng, hoặc lợi loét sưng, hoặc răng chẩy máu, hoặc môi, lưỡi, má, mang tai sưng đau, hoặc miệng có mùi hôi, hơi phả ra nóng, lưỡi miệng khô ráo, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt đại và sác

Phân tích:  Hoàng liên (khổ hàn) để tả hoả nhằm thanh nhiệt tích ở vị. Sinh địa lương huyết tư âm. Đan bì lương huyết thanh nhiệt. Đương quy dưỡng huyết hoà huyết. Thăng ma tán hoả giải độc, phối ngũ với Hoàng liên để tán nhiệt bốc lên trên làm nhiệt uất ở trong giáng xuống dưới, và dẫn thuốc vào kinh Dương minh.

Gia giảm: Nếu ỉa phân khô kết, thêm Đại hoàng để dẫn nhiệt đi xuống. Nếu nhiệt nhiều, thêm Thạch cao để tăng tác dụng thanh vị nhiệt.

 

2/ CHỨNG MIỆNG LOÉT, HÔI, HÁU ĐÓI, PHIỀN KHÁT

Bài thuốc: TẢ TỲ TÁN (Sách Tiểu nhi dược chứng trực quyết)

Thành phần: Hoắc hương 7đc, Sơn chi 1đc, Thạch cao 5đc, Cam thảo 3 lạng, Phòng phong 4 lạng sấy vàng.

Cách dùng:

Công dụng: Tả phục hoả ở tỳ vị.

Chủ trị: Phục hoả ở tỳ vị. Miện loét, hôi, háu đói, phiền khát, môi khô, lưỡi đỏ, mạch sác, hoặc tỳ nhiệt gây lên trặng thái thè lưỡi, thụt lưỡi…

 Phân tích:  Thạch cao (tân cam hàn) trị nhiệt ở tỳ vị. Sơn chi (khổ hàn) tả hoà ở tỳ vị. Trọng dùng Phòng phong để thanh tán phục hoả ở tỳ (theo nguyên tắc hoả uất thì tán phát nó), hợp với Thạch cao, Sơn chi để vừa thăng tán, vừa thanh giáng nhằm giải phục hoả và không tổn thương tỳ vị dương. Hoắc hương (phương hương) để tỉnh tỳ một mặt phấn chấn lại khí cơ của tỳ, mặt khác giúp Phòng phong trong việc thăng tán phục hoả của tỳ vị. Cam thảo tả hoả, hoà trung hợp với mật, rượu để hoãn điều trung tiêu, thượng tiêu, tả tỳ mà không tổn thương tỳ.

Chú ý: Phương thuốc này vừa có tác dụng thanh tả vừa thăng phát, chữa cả tỳ và vị. (Tỳ vị có phục hoả). Còn Thanh vị tán có tác dụng thanh vị, lương huyết, chữa hoả nhiệt ở vị.

3/ CHỨNG THƯỢNG VỊ KHÓ CHỊU, ĐAU, MÔI ĐỎ, MIỆNG HÔI, BỤNG CỒN CÀO, ĐẠI TIỆN BÍ KẾT

Bài thuốc: CÁT MẠCH THANG (Sách Thuốc nam châm cứu Viện đông y)

Thành phần: Mạch môn bỏ lõi 40g tươi (hoặc 12g khô), Cát căn 40g tươi (12g khô), Cỏ nhọ nồi sao đen 40g tươi (12g khô), Lá tre 20g tươi (12g khô).

Cách dùng: Đổ hai bát nước, sắc lấy một bát, chia làm 2 lần uống. Có thể giã tươi, thêm mật hoặc đường để uống.

Công dụng: Thanh tả vị hoả, tư âm

Chủ trị: Vị nhiệt. Thượng vị khó chịu, đau, môi đỏ, miệng hôi, bụng cồn cào, đại tiện bí kết, rêu vàng, mạch hoạt sác.

 Phân tích:  Cát căn, Mạch môn thanh vị nhiệt, dưỡng vị âm. Lá tre thanh hoả. Cỏ nhọ nồi lương huyết, chỉ huyết.

Chú ý: Cát mạch thang vừa thanh nhiệt ở vị, vừa dưỡng vị âm, vừa lương huyết, chỉ huyết. Thanh vị tán chủ yếu thanh vị, lương huyết, không có tác dụng dưỡng vị âm.

\

4/ CHỨNG PHIỀN NHIỆT KHÁT, ĐAU ĐẦU, ĐAU RĂNG, CHẨY MÁU RĂNG, HOẶC TIỂU ĐƯỜNG ĂN NHIỀU CHÓNG ĐÓI

Bài thuốc: NGỌC NỮ TIỄN (Sách Cảnh nhạc toàn thư)

Thành phần: Thạch cao 3-5đc, Thục địa 3-5đc, Mạch môn 2đc, Tri mẫu 1,5đc, Ngưu tất 1,5đc

Cách dùng: Sắc uống.

Công dụng: Thanh vị, tư âm

Chủ trị: Vị nhiệt gây âm hư. Phiền nhiệt, khát, đau đầu, đau răng, chẩy máu răng, lưỡi đỏ, rêu vàng. Hoặc tiêu khát, chủ yếu là ăn nhiều, chóng đói.

 Phân tích: Thạch cao (tân cam hàn) thanh nhiệt ở Dương minh. Thục địa (cam ôn) bổ âm của thiếu âm không đủ. Tri mẫu (khổ hàn) trợ Thạch cao thanh vị nhiệt, ích phế âm, tư thận thuỷ. Mạch môn dưỡng âm, cùng Thục địa tư vị âm. Ngưu tất tu bổ thận thuỷ, dẫn nhiệt đi xuống, chỉ huyết.

Gia giảm: Nếu hư hoả ở vị, thay Thục địa bằng Sinh địa để tư âm thanh nhiệt.

 

 

 

0915.329.743
messenger icon zalo icon