Sống khoẻ giữa mùa dịch

Đông Y Khang 21:30:08 15/02/2022 Lượt xem 515 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

 

BỆNH COVID LÀ GÌ?

Đầu xuân, khí hậu trở lên ấm áp và ẩm ướt là điều kiện tốt nhất để phát sinh dịch bệnh. Đó là thứ ôn dịch mà y học cổ truyền đã nói đến từ lâu.

Covid chính là một loại Ôn dịch.

Ôn dịch khác với cảm mạo: Cảm phong hàn thường lạnh và sợ rét; Cảm phong nhiệt (Cúm) thường nóng và không sợ rét. Ôn dịch thì rét nhiều mà nóng cũng nhiều, nhưng đều là chứng nhiệt (nóng) (trừ giai đoạn biến chứng). Cảm mạo thường bị tác động nhiều bởi yếu tố Phong (gió) và Hàn (lạnh) hay Nhiệt (nóng). Còn Ôn dịch chủ yếu ảnh hưởng của yếu tố Thấp (ẩm ướt) và Nhiệt.

Đại danh y Tuệ Tĩnh đã viết trong sách Nam dược thần hiệu: “Ôn dịch có tính truyền nhiễm đều do chính khí con người suy kém. Sinh bệnh thì mặt sưng đỏ, tắc họng, lưỡi khô, họng ráo, lạnh nhiều, nóng dữ, đờm nhiều. Các chứng trạng của bệnh đều thấy nóng dữ, chớ nên dùng thuốc nóng mà tăng thêm bệnh”.

BÌNH TĨNH ĐỂ ĐỐI PHÓ

Các biện pháp phòng dịch như 5K, khử khuẩn, tiêm vaccin…rất cần thiết. Nhưng dù cẩn thận đếu đâu thì cũng khó có thể tránh được khi tiếp xúc với nguồn lây. Khi mắc Covid, cần bình tĩnh để đối phó. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, Ở thể nhẹ có thể tự điều trị:

1/ Thuốc đầu tiên cần nhớ tới là Paracetamon (loại thuốc hạ sốt, giảm đau khá lành tính) và Vitamin C. Có khi chỉ cần vậy cũng có thể khỏi bệnh. Nếu bấn loạn, sử dụng thuốc linh tinh, bệnh có thể nặng thêm, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng;

2/ Ăn uống đủ chất, giàu dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau. Không ăn thứ sống, lạnh, hạn chế đồ cay, nóng. Ngủ đủ giấc;

3/ Tập luyện, xoa bóp hoặc day, bấm huyệt rất cần thiết:

  • Tập hít thở sâu: ban đầu thở tự nhiên: êm, nhẹ, đều, rồi chuyển sang thở sâu: êm, nhẹ, đều, chậm, sâu, dài;
  • Day hoặc ấn hoặc bấm các huyệt: Ngoại quan (cách lần chỉ cổ tay 2 tấc. Khum đầu ngón cái và ngón trỏ thành vòng tròn. Khoảng cách giữa 2 nếp gấp đốt giữa của ngón giữ là 1 tấc); Khúc trì (co cánh tay, huyệt ở đầu nếp gấp khuỷ tay); Đại truỳ (dưới đốt sống C7, dưới điểm cao nhất sau gáy) Đây là 3 huyệt chủ đạo điều trị chứng Cảm phong nhiệt;
  • Tập bài Khí công dưỡng sinh. Nếu không thuộc thì xoa bóp, day, miết… các vùng: đầu, mặt, ngực, bụng, thắt lưng, xương cùng, chân, tay và lòng bàn chân;

4/ Ăn bát cháo hành (nếu dùng hành hoa thì tốt hơn). Đắp chăn khoảng 10 phút cho ra mồ hôi;

5// Thường xuyên theo dõi nhiệt độ, huyết áp:

  • Nếu sốt, đau đầu: uống Paracetamon, Vi ta min C; Day, bấm 3 huyệt nói trên, thêm Bách hội (đỉnh đầu); Thái dương (sau đuôi mắt); Hợp cốc (điểm cao nhất trên mu bàn tay giữa ngón trỏ và ngón cái);
  • Tăng huyết áp thường có biểu hiện váng đầu, cảm giác tròng trành…Cần vuốt rãnh hạ áp (2 vành tai); Vuốt, day vùng đầu (thẳng vành tai xuống), đỉnh đầu, gáy, trán và thêm huyệt Thái xung (cách khe ngói cái và ngón chân trỏ 2 tấc);
  • Hạ huyết áp thường có biểu hiện hoa mắt, mệt…. Uống trà gừng hoặc đường. Muốn hạ huyết áp thì đẩy xuống, muốn tăng thì đẩy lên ở các vúng đầu, trán, gáy nói trên;

6/ Nếu ho, đau họng, nhiều đờm: ăn Lê chưng với Bối mẫu và đường phèn hoặc uống sinh tố Lê, mật ong cũng tốt. Nếu dùng thuốc ho, chọn loại thanh nhiệt, trừ đờm;

7/ Xịt mũi, họng, súc họng bằng nước muồi sinh lý;

8/ Xông mũi họng kết hợp xông phòng bằng bài thuốc Tang cúc ẩm (xem thành phần bài thuốc ở QĐ 338 của Bộ Y tế);

9/ Thực tế, nhiều người sử dụng kết hợp Paracetamon, Vi tamin C và bài thuốc cổ Tang cúc ẩm hiệu quả điều trị rất tốt;

10/ Giữ nơi ở sạch sẽ, khô ráo, thoảng khí, thỉnh thoảng xông khói phòng bằng quả bổ kết; Gối đầu giường bằng củ tỏi hoặc Hùng hoàng;

11/ Kháng sinh không diệt được virus, chỉ sử dụng khi có bội nhiễm. Chỉ nên sử dụng kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc kháng vi rus và các loại thuốc tây khác khi có chỉ định của Bác sỹ (theo tôi, nên hạn chế sử dụng thuốc kháng virus vì có thể không tốt cho sức khoẻ);

12/ Có thể sử dụng nhiều Vitamin C vì cơ thể có thể tự đào thải nếu thừa. Còn Vi tamin A và D cần thận trọng vì khi thừa có thể gây thêm một số bệnh;

13/ Khi có biến chứng hoặc có biểu hiện bệnh nặng: khó thở, hôn mê, nhiệt độ xuống thấp… cần kịp thời đến các cơ sở y tế;

14/ Chỉ nên sử dụng các loại thuốc theo Hướng dẫn của Bộ Y tế (kể cả thảo dược).

 

0915.329.743
messenger icon zalo icon