HỘI CHỨNG ĐÔNG ĐẶC
1/ ĐẠI CƯƠNG
Phổi bình thường xốp, nhẹ (nổi trên mặt nước) và có tính chất đàn hồi. trong một số trường hợp bệnh lý, một phần tổ chức của phổi trở lên rắn, nhu mô phổi bị đông đặc, chứng tỏ bệnh ở phế nang hoặc do phế quản bị tắc. Nhu mô phổi đông đặc của thể chiếm một thuỳ hoặc một phần thuỳ của phổi.
II/ TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
Khi khám phổi cần so sánh vùng tổn thương với vùng lành, với bên phổi đối diện, trên cùng một khu vực của phổi.
1/ Nhìn
- Lúc bệnh nhân thở, bên tổn thương kém di động;
- Nếu là thuỳ trên bị đông đặc, hố trên thượng đòn di động kém rõ rệt.
2/ Sờ: Rung thanh tăng
3/ Gõ: Tiếng trong giảm, hơi đục hoặc đục hẳn.
4/ Nghe: Rì rào phế nang vùng tổn thương giảm, có thể thấy ran ướt ở cuối thì thở vào, tiếng thổi ống, thổi hang (nếu có).
5/ Triệu chứng cận lâm sàng
Cần thiết để xác định chẩn đoán, chỉ rõ vị trí tổn thương. Trên phim X quang chụp thẳng và nghiêng, ta thấy:
- Một hình mờ, thường ở một bên phổi (một thuỳ hoặc một phân thuỳ);
- Đậm;
- Đồng đều, giới hạn thường rõ.
III/ NGUYÊN NHÂN
- Nhiễm khuẩn thường là phế cầu, tụ cầu, liên cầu hoặc do virus;
- Do nhồi máu phổi;
- Do khối u hoặc do xẹp phổi;
- Do lao phổi.