Bệnh học nội khoa Y học hiện đại - Các bệnh thuộc hệ Hô hấp
VIÊM PHẾ QUẢN MẠN TÍNH
- ĐẠI CƯƠNG:
- Viêm phế quản mạn
Là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, còn được gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, được định nghĩa như sau: “Là tình trạng tăng tiết dịch nhầy của niêm mạc phế quản gây ho và khạc đờm liên tục hay tái phát kéo dài ít nhất 3 tháng trong một năm và ít nhất 2 năm liền”.
- Nguyên nhân thường gặp của viêm phế quản mạn
- Kích thích niêm mạc: do thuốc lá, thuốc lào, hơi độc, bụi nghề nghiệp (than, xi măng, bông). Thuốc lá đóng vai trò quan trọng;
- Dị ứng đối với bụi có protein động vật, thực vật;
- Nhiễm khuẩn: Do các bệnh đường hô hấp trên như: tai, mũi, họng (viêm amidan, viêm mũi, viêm xoang…) viêm phế quản cấp tái phát nhiều lần;
- Nguyên nhân thuận lợi: Thay đổi thời tiết, khí hậu ẩm ướt có sương mù, mưa phùn hoặc ở người có cơ địa dị ứng.
2. TRIỆU CHỨNG
-
- Triệu chứng chức năng
+ Ho có đờm, khạc đờm nhiều lần, đờm nhầy, trong, dính, đục khi có bội nhiễm;
+ Đờm khạc nhiều nhất vào buổi sáng sớm, thường trên 200ml/ngày. Khạc nhiều đờm kéo dài từ ngày này qua ngày khác, tuỳ theo từng đợt bệnh. Trong một năm bệnh nhân ho khạc ít nhất là 3 tháng và kéo dài ít nhất là 2 năm liền (Tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới)
+ Khó thở khi gắng sức: Khi bội nhiễm, khó thở dần dần trở thành thường xuyên và có triệu chứng tím tái. Đó là giai đoạn suy hô hấp bắt đầu.
-
- Triệu chứng thực thể
Khám phổi thấy rì rào phế nang giảm, nghe có ran rít, ran gáy và ran ấm.
-
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Xét nghiệm đờm: Tìm vi khuẩn (soi trực tiếp và cấy). Có thể thấy phế cầu khuẩn và một số loại vi khuẩn khác;
+ X quang phổi: Rốn phổi đậm;
+ Soi phế quản: Niêm mạc nhạt màu và teo lại, trên niêm mạc có nhiều chất nhầy.
- TIẾN TRIỂN, BIẾN CHỨNG
+ Là một bệnh không tự nhiên khỏi được. Bệnh tiến triển từ từ trong nhiều năm, xen kẽ bởi nhiều đợt kịch phát. Cuối cùng tiến triển đến giai đoạn nặng.
+ Nhiều biến chứng có thể xẩy ra:
- Bội nhiễm phổi: viêm, áp xe, lao;
- Giãn phế quản, phế nang;
- Suy tim phải là biến chứng cuối cùng.
3. ĐIỀU TRỊ:
1/ Nghỉ ngơi và ăn uống:
+ Trong đợt cấp cần nghỉ trong phòng ấm và thoáng;
+ Giữ ấm cổ, ngực, tránh xa nơi bụi bậm;
+ Loại bỏ nguyên nhân kích thích: bỏ thuốc lá;
+ Ăn uống nóng, hợp vệ sinh.
2/ Chế độ thuốc:
+ Giảm ho và long đờm: Natri Benzoat 1-2g đến 4-5g/ngày hoặc Siro phenergan 3%*10ml/ngày;
+ Nếu có sốt (đợt cấp của viêm phế quản mạn): Kháng sinh uống hoặc tiêm: Ampicilin 500-1000mg/ngày hoặc dùng Erythromicin 1-2g/ngày cho 5-7 ngày, kết hợp với các thuốc chữa triệu chứng như trên.
+ Nếu có dấu hiệu khó thở, biểu hiện tím tái như cơn hen, thì dùng thêm Theophylin 0,1g*4-6 virn uống làm 2-3 lần
4. PHÒNG BỆNH:
+ Phòng các bệnh đường hô hấp trên:
* Tránh nhiễm lạnh, mặc ấm khi trời rét;
* Vệ sinh mũi họng, răng miệng;
* Chữa tích cực các bệnh tai mũi họng nếu có;
+ Đối với công nhân làm trong các xí nghiệp hoá chất và các xí nghiệp có nhiều bụi, cần tăng cường công tác vệ sinh lao động (đeo khẩu trang) và được trang bị các phương tiện chống bụi;
+ Không hút thuốc;
+ ATập thể dục, thể thao nhẹ nhàng.