Hội chứng khó thở

07:52:54 25/03/2023 Lượt xem 146 Cỡ chữ

Model.C_Title
Mục lục

 

HỘI CHỨNG KHÓ THỞ

 

  1. ĐẠI CƯƠNG

Hô hấp bình thường gồm 2 thì: thì thở vào và thì thở ra. Thở vào là thời kỳ chủ động, thở ra là thụ động. Cả 2 thì này có tính chất chu kỳ, trung bình 60 lần/phút.

Khó thở là tình trạng có khó khăn trong việc thở của bệnh nhân, có nhiều biểu hiện khó thở: ngừng thở, khó thở chậm, khó thở nhanh, khó thở thì thở ra, thì thở vào, khó thở liên tục, tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh.

  1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

Khó thở là một triệu chứng chủ yếu là chủ quan, song có thể quan sát, đánh giá khách quan bằng khám thực thể và một số thăm dò chức năng hô hấp.

Trước hết, ta cần biết tính chất của khó thở:

  • Hình thể xuất hiện: đột ngột hay dần dần. Khó thở cấp, khó thở liên tục, khó thở khi gắng sức, khó thở kịch phát…

Lần đầu tiên hay đã tái phát nhiều lần (như trong cơn hen phế quản).

  • Hoàn cảnh xuất hiện:

+ Khi gắng sức: Suy tim, khí phế thũng;

+ Khi thay đổi thời tiết: dị ứng, hen phế quản

+ Bệnh nhiễm khuẩn: Viêm phế quản, bạch hầu.

  • Khó thở ở thì nào:

+ Khó thở ra: Hen phế quản;

+ Khó thở vào: Tràn khí, tràn dịch màng phổi.

  • Các triệu chứng kèm theo: Sốt, ho, đau ngực, khạc đờm, khái huyết, rối loạn nhịp tim…

1/ Khó thở cấp

Có thể xẩy ra đột ngột hoặc dần sau một vài giờ hoặc một vài ngày mắc bệnh khi đã tái nhiều lần.

  • Tư thế bệnh nhân: không thể nằm ngửa được, phải ngồi dậy để cho dễ thở hoặc tư thế Fuler (fowler) hoặc tỳ tay vào thành giường để thở.
  • Nhịp thở nhanh, nông, hoặc lúc nhanh, lúc chậm không đều, có lúc ngừng thở rồi lại thở tiếp chu kỳ sau.

Kiếu Sên – stốc (Cheynes – Stokes): U rê máu cao.

Kiểu Cux-môn (Kuss-maul): trong đái tháo đường.

    1. Kiểu thở vào

Có chướng ngại trên đường thở và khi thở có thể nghe thấy tiếng cò cử ở thanh quản, kèm theo đau ngực, co kéo vùng ngực trên xương ức, thở khò khè, cánh mũi phập phồng (Viêm phế quản phổi), hoặc do hít phải ngoại vật (hạc gạo, hạt lạc) thường gặp ở trẻ nhỏ.

Phù Quincke (do dị ứng) và ung thư thanh quản là nguyên nhân hay gặp ở người lớn.

    1. Khó thở ra

Lồng ngực căng phồng do không đẩy được bớt khí ra ngoài, mặc dầu đã cố gắng dùng các cơ thành ngực. Bệnh nhân cảm thấy như ngạt vì thiếu không khí (hen phế quản), khi nghe phổi có nhiều ran rít, ran ngáy, các cơn khó thở có thể liên tiếp nhiều lần.

    1. Khó thở cả hai thì

Khó thở nhanh, nông xuất hiện đột ngột, thường xẩy ra ban đêm, tiến triển nhanh gây ngạt trên bệnh nhân có bệnh tim mạch. Khám phổi có nhiều ran nổ hai thì ở cả 2 bên, khạc ra nhiều đờm, có bọt màu hồng: Phù phổi cấp.

Khó thở hai thì còn gặp trong viêm phổi cấp kèm theo hôi chứng nhiễm khuẩn hoặc bệnh tắc mạch phổi, bệnh nhân lo lắng thường có kèm theo viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, bệnh tràn dịch và tràn khí màng phổi.

2. Khó thở liên tục

Mức độ lúc đầu là nhẹ, chỉ khó thở khi gắng sức, sau bệnh càng diễn biến tăng dần lên, khó thở trở thành thưỡng xuyên, liên tục. Gặp trong các bệnh:

  • Suy hô hấp: do bất kỳ nguyên nhân gì. Khó thở trở thành liên tục, thường xuyên, kể cả khi nằm;
  • Suy tim toàn bộ; Hậu quả của bệnh van tim, tim bẩm sinh, bệnh thiếu máu đưa đến khó thở liên tục.

3. Khó thở do tổn thương trung ương thần kinh hoặc do chuyển hoá

- Khó thở do liệt cơ hô hấp: cơ hoành và các cơ lồng ngực có thể bị liệt do tổn thương các dây thần kinh chi phối nó. Gặp trong các bệnh: Bại liệt trẻ em, do rối loạn hoạt động của hành tuỷ;

- Khó thở do u rê máu cao: xẩy ra dần dần trêm người có tổn thương thận, chủ yếu gặp trong bệnh viêm thận cấp, mạn và sỏi thận. Bệnh nhân khó thở nhanh và nông, về cuối khó thở theo nhịp Sên – stốc (Cheynes – Stokes). Thường kèm theo nhức đầu, nôn, ỉa lỏng, đái ít, có khi vô niệu. Xác đinh chẩn đoán bằng định lượng u-rê máu cao.

0915.329.743
messenger icon zalo icon